1.1.2. Khái niệm chuẩn quốc gia
Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực và phạm vi áp dụng trong cả nước, có tính toàn quốc, do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc gia ban hành như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Chuẩn giảng viên đại học, chuẩn xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, trường chuẩn quốc gia... là các chuẩn quốc gia.
Chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho cả nước thực hiện được trên cơ sở khả năng và nỗ lực thực tế hiện có. Vì thế, chức năng chủ yếu của chuẩn quốc gia là giúp Nhà nước đưa các sự vật cần điều chỉnh vào một trật tự nhất định, tức là thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất định ở quy mô quốc gia.
1.1.3. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Là trường mầm non phải đạt 05 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường; tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) quy định theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
1.1.4. Khái niệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Xây dựng có thể hiểu là: Làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định.
Xây dựng là tạo hoàn cảnh sống vật chất hay tinh thần hoặc cho một cộng đồng trên cơ sở một đường lối chủ trương nhất định, một hệ thống tư tưởng,... hoặc cho cá nhân theo một ý định có suy nghĩ, cân nhắc: xây dựng nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền đạo đức mới, xây dựng uy tín bằng tri thức khoa học thể hiện qua các công trình nghiên cứu. [43].
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể quản lý với các tổ chức, cá nhân liên quan; dựa vào các tiêu chí trong các tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT tiến hành rà soát, đánh giá mức độ đạt được ở hiện tại để
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 1
- Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2
- Chủ Thể Quản Lý Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Kiểm Tra Tư Vấn Việc Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Thực Trạng Quản Lý Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia Huyện Đắk Glong
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
xác định những tiêu chí chưa đạt so chuẩn quy định. Trên cơ sở đó, có kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn. Khi hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, nhà trường tiến hành hoàn thiện hồ sơ và tổ chức tự kiểm tra, sau đó trình cơ quan quản lý nhà nước cấp có thẩm quyền kiểm tra ra quyết định công nhận.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng cao hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục có hiệu quả hơn, sản phẩm mà ngành giáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội nhiều hơn.
1.1.5. Các nôi dung/các mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia
Tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (được Quy đinh
trong Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐ ngày 22/8/2018 của BGDĐT). Ở múc độ 1 quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có chất lượng toàn diện. Ở mức độ 2. Quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, ta thấy ở hai mức độ đều có các tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 bao gồm 5 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (10 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
+ Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
+ Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
phòng
tập
+ Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn
+ Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
+ Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
+ Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
+ Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
+ Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
+ Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (03 tiêu chí)
+ Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
+ Tiêu chí 2.1: Đối với giáo viên
+ Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
- Tiêu chuẩn 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (06 tiêu chí)
+ Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
+ Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học
+ Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
+ Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
+ Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
+ Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (02 tiêu chí)
+ Tiêu chí 4.1: Ban Đại diện cha mẹ trẻ
+ Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp
với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (04 tiêu chí)
+ Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non
+ Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
+ Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
+ Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt mức độ 2: Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ngoài việc đảm bảo các quy định ở mức độ 1 (mức 1) còn phải đạt các quy định của 5 tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (có 10 tiêu chí)
Cả 10 tiêu chí (tiêu chí 1.1-1.10) như đã nêu ở mức 1, đều có các chỉ số nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (03 tiêu chí)
Cả 03 tiêu chí (2.1 - 2.3) như nêu ở mức 1, đều có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (có 05 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (có 02 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, đều có các chỉ số nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (có 04 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, có 1-3 chỉ số/1 tiêu chí có chỉ số nâng cao hơn ở mức 1.
1.2. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.2.1. Khái niệm quản lý
Theo Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich khái niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường, mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có thể tổ chức về quản lý là một khoa học” [18,tr.33].
Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của đơn vị, cơ quan”. “Quản lý là chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức hoặc phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” nhằm sử dụng tất
cả các nguồn lực của tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả”. [28]
Theo quan điểm khá thống nhất trong giới học thuật Việt Nam thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp,...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. [27].
Khái niệm quản lý trường học: Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tao đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh”. [20]. Cũng có thể hiểu, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh) đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin) nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục hợp với quy luật.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Qung: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [27].
1.2.2. Khái niệm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Từ khái niệm ở trên, có thể hiểu quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến cán bộ cấp dưới trong Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý trường học, giúp cán bộ quản lý trường học xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả 05 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1.2.3. Các chức năng của quản lý
Bản chất của quá trình quản lý được thể hiện ở các chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của quản lý. Các công trình nghiên cứu về kế hoạch khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 04 chức năng quản lý. Đó là: Chức năng lập kế hoạch, Chức năng chỉ đạo thực hiện, Chức năng tổ chức thực hiện, Chức năng kiểm tra.
1.2.3.1. Khái niệm và chức năng lập kế hoạch
* Khái niệm: Hoạch định (lập kế hoạch)
Hoạch định là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Đây là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất trong hệ thống chức năng quản lý theo giai đoạn, đây là cơ sở của các chức năng còn lại. Nội dung cơ bản của chức năng kế hoạch hóa là xác định mục tiêu chương trình hành động và bước đi cơ bản của tổ chức trong thời gian cụ thể. Kế hoạch hóa là quyết định trước xem phải làm gì? Làm như thế nào? Ai và khi nào làm? [21, tr.151].
Hoạch định là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp, chức năng hoạch định chi phối tất cả các chức năng khác của hệ thống quản lý. Các chức năng khác phải dựa vào hoạch định để hoạt động. Hoạch định là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đưa tổ chức đến các mục tiêu đã định trước. Có 02 quan niệm khác nhau về hoạch định:
Thứ nhất, hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Như vậy, việc hoạch định theo nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải làm?) và con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?). Hoạch định có thể là chính thức hoặc phi chính thức. Hoạch định chính thức, nghĩa là được làm bằng văn bản, được công bố rõ ràng và có sự chia sẻ, phân công nhiệm vụ cụ thể, các thành viên trong tổ chức đều nắm được. Hoạch định phi chính thức, được xây dựng theo ý tưởng của người lãnh đạo, các thành viên không nắm được vì nó chưa được công bố chính thức.
Thứ hai, hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai. Nguyên nhân chính là xuất phát từ những biến động thường xuyên của môi trường bên ngoài.
Tóm lại, xét về mặt bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức, của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự, các cách tiến hành trong hoạt động của một tổ chức.
* Vai trò hoạch định
Hoạch định là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức. Hoạch định có vai trò:
- Cho biết mục đích, hướng đi của tổ chức, người thực hiện nó, dự đoán những thay đổi trong nội bộ và ngoài môi trường.
- Giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
- Tạo nên những tiêu chuẩn cho công tác kiểm tra.
- Tạo cơ hội hoàn thiện những phương pháp, kế hoạch hóa được sử dụng trong công việc, hoạt động trở nên chuyên nghiệp hơn. Đối với nhà quản lý, khả năng hoạch định chính là yếu tố quan trọng nhất phản ánh trình độ năng lực, quyết định rằng anh ta có điều hành được hay không. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động của tổ chức do người quản lý điều hành sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chất
lượng của việc hoạch định, các kế hoạch hoạt động do người đó chủ động soạn thảo hoặc lãnh đạo soạn thảo.
1.2.3.2. Khái niệm và chức năng của tổ chức
* Khái niệm: Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận riêng rẽ sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý thành một thể thống nhất như một cơ thể sống. Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý. [21, tr.152].
* Chức năng: Là sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống để thực hiện các mục tiêu đề ra. Do có chức năng này mà chủ thể quản lý có có thể phối hợp, phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có. Hiệu quả đạt được nhiều hay ít, thành công hay thất bại của công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào việc sử dung, huy động các nguồn lực cũng như tạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân trong tổ chức.
Thực chất tổ chức là thiết lập mỗi quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng, cho những động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và làm giảm sút hiệu quả quản lý. Trong quản lý giáo dục, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ được vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, đảm bảo mối liên hệ, liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nến sự thống nhất và đồng bộ.
1.2.3.3. Khái niệm và chức năng của chỉ đạo
* Khái niệm: Chỉ đạo là qua trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ thống (đối tượng quản lý) một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo là chủ thể quản lý phải thực hiện nhiệm vụ ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó. [21, tr.152].
* Chức năng
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm các hoạt động chỉ đạo,