Đối Với Phòng Gd-Đt Huyện Xín Mần Và Quản Lý Các Trường

Kết luận Chương 3


Trên cơ sở các nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp tại các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho thấy muốn nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS cần phải triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý:

1) Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS.

2) Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cho giáo viên.

3) Đổi mới quản lý hoạt động học của học sinh theo hướng tích hợp liên môn học.

4) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên.

5) Quản lý có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp.

Các biện pháp mà luận văn đề xuất đều dựa trên các quan điểm chỉ đạo của của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa trên lý luận về dạy học theo hướng tích hợp liên môn và từ những khó khăn, hạn chế của thực trạng nhằm thực hiện đổi mới giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các biện pháp nêu trên cùng với các biện pháp quản lý khác đã và đang thực hiện có mối quan hệ với nhau, biện pháp này là tiền đề, là động lực, là điều kiện để thực hiện các biện pháp khác. Nếu thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang nói riêng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dạy học là hoạt động đặc trưng của mỗi đơn vị trường học, là con đường cơ bản để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục. Để nâng cao chất lượng dạy học thì quản lý hoạt động dạy học của các cấp quản lý giáo dục giữ một vai trò quan trọng, nhưng đặc biệt đây là nhiệm vụ chính, cơ bản nhất và trọng tâm của hiệu trưởng.

Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lý, quản lý nhà trường; hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở trường THCS. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang rút ra được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân.

Trên cơ sở về những vấn đề về lý luận cũng như kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín mần, luận văn đã đưa ra được 05 biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Các biện pháp đưa ra có mối quan hệ tác động hỗ trợ nhau, trong quá trình thực hiện cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của các biện pháp làm cho công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp đạt kết quả tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.

Qua phân tích kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và hầu hết đều có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phân cấp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích hợp liên môn đối với cấp THCS của tỉnh, tạo sự liên thông trong quản lý, chỉ đạo giáo dục THCS.

Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về năng lực quản lý, năng lực dạy học, đặc biệt là dạy học tích hợp liên môn và đổi mới phương pháp dạy học;

Tổ chức các hội nghị, hội thảo liên tỉnh liên huyện nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý và dạy học, đổi mới phương pháp dạy học chuẩn bị cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tham mưu với UBND tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cho ngành giáo dục để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đổi mới giáo dục đặc biệt là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2.2. Đối với UBND huyện Xín Mần

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện đạt chuẩn về trình độ đào tạo, chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn; đồng bộ về cơ cấu và chuyên môn các môn học; phù hợp về giới và dân tộc.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho ngành GD-ĐT mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

2.3. Đối với Phòng GD-ĐT huyện Xín Mần và Quản lý các trường

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học tích hợp liên môn;

Tổ chức chuyên đề về đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục;

Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, về điều tiết cân đối đội ngũ giáo viên sao cho hợp lý ở các trường THCS trong huyện.

Có kế hoạch và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011), Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

5. Nguyễn Cảnh Chất (dịch). (2002), Tinh hoa quản lý, nhà xuất bản lao động và xã hội.

6. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004) Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4/11/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

12. George T.Milkovich, John W.Boudreau (2005), Quản trị nguồn nhân lực,

(người dịch: Vũ Trọng Hùng), NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Giao (chủ biên) (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giảo dục,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

15. Harold Koontz Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, (Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu), NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

18. M.I. Kônđakôp (1983), Những cơ sở lý luận của quản lý trường học, Trường Cán bộ QLGD và Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Phát triển đội ngũ giáo viên trong thế kỉ 21, Kỉ yếu hội thảo Khoa học: Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển, Hải Phòng, tháng 2/2011.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B98-53-11.

21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương về khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Harold Knoontz- Cyril Odonnell- Heinz Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

23. Hoàng Phê (Chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Dạy học - Con đường hình thành nhân cách, Trường CBQLGD, Hà Nội.

26. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình Quản lý Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, Hà Nội.

28. Quốc hội (2010), Luật Viên chức, Hà Nội.

29. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội.

30. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Từ điển tiếng Việt (2005), Nhà xuất bản Đà Nẵng.

32. Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

33. UNESCO (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội.

34. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2001), Giáo trình Tâm lý học đại cương,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Hồ Văn Vĩnh (2004), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

37. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội

Tiếng Anh

38. J. Dewey (1985), Experience and nature, NewYork, Dover

39. Carter McNamara (1999). Brief Overview of Contemporary Theories in Management. University Avenue West, Minnesota, USA

40. Evaluation and training of principals (1976). An ACT to Amend SECTION

59-24-40, CODE OF LAWS of SOUTH CAROLINA, 1976. General

Assembly of the State of South Carolina, USA

41. Quality management principles (2001). International Organization for standardi-zation.

42. Standards for Principal and Assistant Principal Evaluation (1998). State Board of Education, North Carolina Department of Public Instruction, USA

43. Teachers for the 21st Century - Making the Difference (2002). Department of Education, Science and Training, Australia.

PHẦN PHỤ LỤC


Phụ lục 01

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, GV trường các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang)

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay. Thầy (cô) hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau. Đánh dấu () vào ô mà các Thầy (cô) cho là phù hợp nhất hoặc bổ sung thông tin cần thiết vào chỗ trống.

Ý kiến của Thầy (cô) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng vào mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự hợp tác của các Thầy (cô).

Câu 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về thực hiện hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên ở các trường THCS huyện Xín Mần?

TT

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Xây dựng kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị bài của giáo viên đảm bảo theo chuẩn chương trình môn học, thể hiện đúng mục tiêu môn học và đúng quy định và phù hợp

với thực tiễn của nhà trường







2

Thực hiện nội dung dạy học môn Lịch sử

- Địa lý đảm bảo theo chuẩn chương trình môn học, thể hiện đúng mục tiêu và yêu cầu đạt về kiến thức kỹ năng của nội dung dạy học






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 14

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


3

Thực hiện giảng dạy môn Lịch sử - Địa lý đảm bảo đủ kiến thức môn học, nôi dung day chính xác, có hê thống theo yêu cầu

đổi mới.







4

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất

của học sinh







5

Sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý

làm tăng hiệu quả dạy học. Có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học







6

Thường xuyên tạo điều kiện đế học sinh thảo luận nhóm, khuyến khích sự hợp tác

cùng tham gia học tập của học sinh






7

Thực hiện bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy

học theo quy định







8

Kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh

giá để điều chỉnh hoạt động dạy học






..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023