Kiểm Tra Tư Vấn Việc Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia


1.3.4. Kiểm tra tư vấn việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, định kì hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện. Qua đó có thể kiểm tra, đánh giá được tình hình xây dựng trường đạt chuẩn của các trường mầm non về ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thông qua việc kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định được các múc độ đạt được của từng trường đối với các tiêu chí, tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT để từ đó có những đánh giá cụ thể và có sự chỉ đạo điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp nhất đối với từng trường trong việc thực hiện lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.4.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý nhà trường, mọi sự việc diễn ra trong nhà trường theo chiều hướng tốt hay xấu đều do Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của trường mình. Thương hiệu nhà trường có được khẳng định hay không đều do Hiệu trưởng. Xây dựng nhà trường có đáp ứng được chuẩn đề ra hay không phụ thuộc phần lớn vào sự nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong hoạt động thực tiễn của Hiệu trưởng nhà trường.

Trước hết, người Hiệu trưởng phải là người nhận thức đúng đắn về sự cấp thiết phải xây dựng nhà trường theo chuẩn đã đề ra; phải là người am hiểu sâu sắc về các tiêu chuẩn này để có thể hướng dẫn, giải thích cho người dưới quyền thực hiện.

Hiệu trưởng là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai các nội dung, yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong thực tiễn đơn vị mình.

Ngoài ra, uy tín của người Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.


1.4.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV

Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên là một trong năm những tiêu chuẩn quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng trường CQG. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu trường CQG thì mỗi người GV cần phải nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục, lối sống đạo đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, làm công tác tuyên truyền để học sinh, phụ huynh, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường hiểu rõ về mục tiêu của công tác xây dựng trường CQG.

1.4.3. Các lực lượng xã hội

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia có được thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của nhà nước.

Nhận thức các tổ chức (các ngành như Y tế, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học,…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Nhận thức đúng của các tổ chức xã hội sẽ có tác động lan tỏa tới hội viên, đoàn viên, thành viên của mỗi tổ chức. Khi có nhận thức đúng, các tổ chức, mỗi đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức sẽ có hành động thiết thực cùng với ngành Giáo dục&Đào tạo, Nhà trường đóng góp và huy động nhân lực, vật lực, tài chính… để xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với HS có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ học tập của HS. HS không thể học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không có phương pháp để khuyến khích, động viên, giúp đỡ các em. Chính vì vậy, việc tăng cường vai trò quản lý của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc giáo dục HS là rất quan trọng và thiết thực.

1.4.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá, sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền

Điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội có thể coi là điều kiện khách quan


có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề giáo dục, cụ thể là ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, chất lượng giáo dục, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Điều kiện kinh tế thuận lợi hay khó khăn của một gia đình, một địa phương hay một quốc gia trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đầu tư vật chất cho giáo dục, đến xã hội hoá giáo dục. Điều kiện vật chất tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia . Ngược lại điều kiện kinh tế khó khăn sẽ hạn chế sự phát huy tối đa các năng lực trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia...

Nền văn hoá tiên tiến giàu bản sắc dân tộc của nước ta cũng ảnh hưởng lớn đến giáo dục. Truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo, của người Việt kết hợp với sự nỗ lực vươn lên tiếp thu những nét hiện đại của văn hoá nước ngoài sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ trong sự phát triển giáo dục. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền của nước ta còn tồn tại những tư tưởng, nếp nghĩ mang tính trì trệ của cơ chế cũ, quan niệm “sống lâu lên lão làng” cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của giáo dục nói chung và công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng.

Một nền chính trị ổn định với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời và động viên chu đáo của các cấp uỷ đảng, chính quyền về cả vật chất và tinh thần sẽ tạo nên sự hưng phấn, hứng khởi để đạt kết quả tốt nhất trong các hoạt động của nhà trường, thầy cô giáo và học sinh đặc biệt là công cuộc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Tiểu kết chương 1

Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trường mầm non trực tiếp đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục từ lúc trẻ mới 03 tháng tuổi cho đến 06 tuổi, nhằm chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như: tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống các trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc,


giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện và đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các trường mầm non.

Muốn quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nôi dung và phương pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra giám sát, việc thực hiện từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chương tiếp theo.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk

Glong


2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội

Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, huyện được thành lập

theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ huyện Đắk Nông cũ. Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện Lắk ở phía Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở phía Đông Nam, Di Linh và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa ở phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc.

Huyện Đắk Glong có tổng diện tích tự nhiên là 144.776,02 ha, toàn huyện có 07 đơn vị hành chính cấp xã (06/07 là xã đặc biệt khó khăn, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới) với 61 thôn, bon (trong đó, có 30 bon đông đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Dân số trên toàn huyện là 16.891 hộ, với 72.933 nhân khẩu (theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2020), trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số có 8.925 hộ, với 43.620 khẩu, chiếm gần 60% và có 30 dân tộc cùng sinh sống; số hộ nghèo của huyện là 4.662 hộ, 24.571 khẩu, chiếm tỷ lệ 27,6 %, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 3.821 hộ, 20.883 khẩu, chiếm 81,96% tổng số hộ nghèo. Hộ cận nghèo trên địa bàn huyện là 1.642 hộ, với 8.448 khẩu, chiếm 9,72%. Số hộ dân sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm trên 80%, còn lại là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dân dụng, tiểu thương, có mức thu nhập thấp.

Có thể nói nếu so với mặt bằng chung của cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp. Bởi lẽ, huyện có địa hình phức tạp, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, người dân chủ yếu là thuần nông, trình độ dân trí thấp. Xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế nông

- lâm - ngư nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các tiềm năng về khoáng sản, đất, lao động, du lịch chưa được đầu


tư khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả, tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển giáo dục. [40].

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Đắk Glong

Sau 16 năm xây dựng và phát triển, ngành giáo dục và đào tạo huyện Đắk Glong cũng đạt được nhiều thành tựu quan trong như:

Kết thúc năm học 2019-2020 toàn huyện 7/7 xã có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở, có 40 đơn vị trường học gồm: bậc học mầm non 16 trường (03 trường tư thục); có 11 trường tiểu học, 03 trường tiểu học và trung học cơ sở; 07 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông; được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ mức độ 1 vào năm 2009, có 06 trường đạt chuẩn quốc gia: 02 trường trung học cơ sở, 02 trường tiểu học và 02 trường mầm nom, hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng theo các chương trình dự án của huyện nghèo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từng bước ổn định [40].

Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGDĐT, của Sở GDĐT, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo huyện, đẩy mạnh, phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến, học sinh có đạo đức, tác phong, ý thức trong việc tham gia các phòng trào, tham gia các hoạt động xã hội. Chất lượng mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số học sinh tham gia các hội thi, kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Mặt khác, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngũ viên chức toàn ngành giáo dục được nâng cao về chất lượng, tiếp tục được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Bảng 2.7 phụ lục số 1). Như vậy,


nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 95%, trên chuẩn là 61,3%. Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngũ nhà giáo của huyện nhà.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư. Từ năm học 2016-2017 đến nay Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu các cấp trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học với tổng kinh phí hơn 70,5 tỷ đồng (xây dựng 14 phòng cho các trường mầm non, 28 phòng cho các trường tiểu học, xây dựng mới cho 02 trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có bước khởi sắc đáng kể, chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đạo tạo. Mạng lưới trường lớp không ngừng được đầu tư xây dựng với 40 trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên và Nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong huyện đến học tập. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện nhà. Hiện nay, có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 78% trên chuẩn); 95% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn về trình độ đạo tạo (trong đó 61,3% trên chuẩn) Đảng viên là cán bộ giáo viên, nhân viên chiếm 45,5% độ ngũ.

Kỉ cương học đường tiếp tục được duy trì, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn không để xâm nhập vào trường học, môi trường giáo dục được đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.

Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sự phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực đối với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, với việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sơ, với phòng trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương.


Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Đắk Glong còn bộc lộ những hạn chế:

- Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh còn hạn chế.

- Công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học ở các trường chậm được đổi mới; năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn chưa năng động linh hoạt; công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa tốt.

- Cơ sở vật chất của các trường mầm non, mẫu giáo còn rất yếu, kinh phí giáo dục đầu tư cho hoạt động chăm sóc giáo dục, mua sắm trang thiết bị dạy học hằng năm còn rất thấp so với thực tế.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non huyện Đắk Glong

2.1.3.1. Quy mô phát triển giáo dục mầm non

Bảng 2.1. Thống kế quy mô phát triển giáo dục mầm non



Nội dung

Năm học

2018-2019

2019-2020

2020-2021

1. Tổng số trường mầm non công lập

13

13

13

2. Tổng số nhóm lớp

154

171

154

3. Tổng số trẻ ra lớp toàn huyện

4556

4.983

4630

- Tổng số trẻ dân tộc thiểu số đến lớp

2.568

2.912

2.614

- Tổng số trẻ nhà trẻ đến lớp

20

24

27

- Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đến lớp

5,2%

6,2%

6,33%

- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến lớp

4522

4983

4630

- Tổng số trẻ mẫu giáo học lớp ghép

163

165

323

- Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp

1856

1988

1961

- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp

92

97,8

97,2

- Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi học lớp

ghép

37

40

42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 5

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong

Toàn huyện có 13 trường mầm non công lập, trung bình mỗi xã có một trường, riêng xã Quảng Sơn có 03 trường: trường mẫu giáo Họa Mi, trường mẫu giáo Sơn Ca, trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang. Số nhóm lớp, số trẻ đặc biệt là tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp ngày càng tăng. Như vậy, với quy mô phát triển hiện nay, giáo dục mầm non huyện Đắk Glong cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023