thụ hưởng ngân sách nhà nước và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.
Nếu hệ thống định mức chi tiêu ngân sách thoát ly thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học, không chính xác; dẫn đến tình trạng chi ngoài dự toán; thiếu căn cứ để thực hiện nên đơn vị sử dụng ngân sách thường phải tìm mọi cách để hợp lý hoá các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.
Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước tại các cấp. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các ngành, các cấp. Cơ chế, chính sách kiểm soát và phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức, chế độ công tác phí...
Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các đơn vị sử dụng ngân sách, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng cho nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Một là, Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ
Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, với mục tiêu tăng trưởng là phát triển của toàn xã hội. Quản lý chi ngân sách cũng chịu ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân. Địa phương có trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao; năng lực sử dụng ngân sách nhà nước tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng ngân sách nhà nước được cải thiện thì việc sử dụng ngân sách nhà
nước sẽ có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện
- Tổ Chức Thực Hiện Dự Toán Chi Ngân Sách Nhà Nước
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Thực Trạng Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Của Thành Phố Buôn Ma Thuột Trong Giai Đoạn 2017-2020
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Các tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi ngân sách nhà nước đều thuận lợi, quản lý chi ngân sách nhà nước nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung ngân sách từ Trung ương sẽ rất bị động trong quản lý chi ngân sách nhà nước, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi.
Hai là, Chức n ng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý chi ngân sách nhà nước
Để tổ chức quản lý chi ngân sách, phải xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ quy định. Tại mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn tới chất lượng quản lý chi ngân sách nhà. Tổ chức bộ máy tinh gọn và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu hướng tới của Chính phủ và các cấp chính quyền tại mỗi địa phương. Bộ máy cồng kềnh với chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội lãng phí thời gian, tài sản, tiền của của Nhà nước.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan địa phương trong bộ máy tổ chức các cấp không rõ ràng, cụ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Sự chồng chéo trong phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, ngành gây khó khăn trong quản lý, nhiêu khê trong thủ tục, làm chậm tốc độ cải cách hành chính và giảm sức thu hút đầu tư của địa phương.
Ba là, N ng lực đội ngũ cán bộ
Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng người để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp. Nếu bộ máy quản lý hội tụ được những người có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, đưa ra được nhiều biện pháp quản lý ngân sách cho quản lý hành chính hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
Lãnh đạo địa phương là người đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý. Bên cạnh năng lực lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược về các vấn đề của địa phương, nhà lãnh đạo còn phải nắm chắc được quy trình quản lý và chuyên môn để có thể định hướng, kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới.
Trình độ chuyên môn của bộ phận quản lý mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý chi ngân sách. Cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu sai lệch trong cung cấp thông tin, kiểm soát được nội dung chi, áp dụng đúng các nguyên tắc và thủ tục quy định. Đồng thời, có năng lực hướng dẫn các đơn vị thực hiện chi đúng quy định và đảm bảo được các yêu cầu, mục tiêu của lãnh đạo đề ra.
Bốn là, Hệ thống thông tin
Thực chất của quản lý là quá trình ra quyết định. Để ra được quyết định các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thông tin. Nếu thông tin thu thập được không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý sẽ không cao và ngược lại.
Thông tin về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách… được công bố
rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượng và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó, tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Có thể nói chất lượng và tính kịp thời của thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính. Chẳng hạn, như ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho Bạc (TABMIS) sẽ hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong xử lý công việc nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thống nhất dữ liệu và giảm rủi ro về yếu tố sai lệch thông tin, tạo tiền đề cho việc cải cách nghiệp vụ và cải cách hành chính một cách hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra nhờ đó cũng nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu các vấn nạn về tham ô, nhũng nhiễu trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công.
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thành phố Buôn Ma Thuột
1.5.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương
1.5.1.1 Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, diện tích tự nhiên của huyện Thường Xuân là: 111.323,79 ha, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ, từ năm 2009 đến nay huyện Thường Xuân được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP, cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế về tiềm năng và thế mạnh địa phương. Do đó, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt mức kế hoạch. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện đã được quan tâm và có những chuyển biến tích cực. Những thành công của huyện cụ thể như sau:
- Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm huyện Thường Xuân đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn cụ thể để lập dự toán sát với các nhiệm vụ thực hiện trên địa bàn. UBND huyện đã chỉ các cơ quan chuyên môn lập dự toán ngân sách dựa trên các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của Trung ương, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thanh Hoá quy định và nhu cầu thực tế sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của huyện trong năm kế hoạch và giai đoạn tiếp theo.
- Công tác chi ngân sách hàng năm huyện đã được chỉ đạo quyết liệt, đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ định mức, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Công tác quyết toán ngân sách của huyện được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Báo cáo
quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp huyện, các xã thị trấn trong huyện được thực hiện theo quy định.
- Công tác kiểm tra, thanh tra được triển khai thường xuyên định kỳ trong các năm, qua các đợt kiểm tra, thanh tra thu chi ngân sách nhà nước, UBND huyện đã có các kết luận, văn bản hướng dẫn các đơn vị đề nghị điều chỉnh các nội dung đang còn thiếu về hồ sơ, sổ sách, thực hiện chưa đúng chế độ, chính sách để các đơn vị hoàn thiện hơn nữa trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước.
1.5.1.2 Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Thành phố Đồng Hới nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam: du lịch, thương mại và dịch vụ là kinh tế mũi nhọn của thành phố. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Đồng Hới trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có nhiều cải tiến; công tác quản lý dần đi vào nề nếp. Để đạt được những thành công này, thành phố đã thực hiện các chính sách, khái quát như sau:
- Xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp. Trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.
- Quản lý chi ngân sách nhà nước có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
- Khi kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Chính quyền cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức, thực hiện đơn giản hóa gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân và doanh nghiệp.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước và tham khảo những địa phương có sự tương đồng, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột, như sau:
- Xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp. Cần có sự cân nhắc lựa chọn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp để tránh đầu tư dàn trải. Các kế hoạch, quy định cần rõ ràng, có chiến lược, tránh chồng chéo nhau và giảm bớt sự thay đổi thường xuyên các chính sách để đảm bảo ổn định trong quản lý.
- Quản lý chi ngân sách nhà nước có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, xem xét giảm quy mô bộ máy chính quyền. Mở rộng việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành
chính nhà nước. Tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách cấp trên.
- Công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước, giải trình về sử dụng các nguồn chi tiêu ngân sách. Đảm bảo cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước để kịp thời theo dõi, đánh giá và cơ sở để lãnh đạo ra quyết định thích hợp theo từng hoàn cảnh.
- Công tác lập dự toán cần thực hiện đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng và phân bổ dự toán, đáp ứng được yêu cầu về tính dự báo. Bố trí vốn đầu tư đảm bảo trình tự, thủ tục quy định; đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình phân bổ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các khoản chi ngân sách trong công tác chấp hành dự toán phải được thực hiện theo dự toán đã được UBND thành phố quyết định; đúng nguyên tắc, chế độ, định mức; đảm bảo thực hiện đúng các chủ trương tạo nguồn cải cách tiền lương và tiết kiệm chi ngân sách nhưng vẫn hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khi kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
-Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, chính quyền thành phố cần phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Việc bố trí cán bộ không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.