Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2


giáo dục trẻ. Trong thời gian qua việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã được thực hiện ở các tỉnh thành phố trong cả nước, vì vậy cần phải nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm mà các tỉnh, huyện bạn đã đạt được vào huyện Đắk Glong nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn giáo dục huyện Đắk Glong và tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ huyện Đắk Glong trên con đường phát triển giáo dục, việc nghiên cứu đề tài khoa học này có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Từ những lý do đó, tôi chon đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Do đó, từ trước đến nay sự nghiêp giáo dục thế hệ trẻ luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. Với quan điểm giáo dục là quốc sách hành đầu, Đảng, Nhà nước có nhiều Nghị quyết về phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước là “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi; đảm bảo trẻ 5 tuổi được học chương chình giáo dục mầm non và chuẩn bị vào lớp 1”, “Ban hành chuẩn quốc gia về trường học”, Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp học đầu tiên của cấp phổ thông”.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lước phát triển giáo dục 2011-2020 là: “Đến năm 2025, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhấp quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế trí thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình


thành xã hội học tập” “Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi vào năm 2030, đến năm 2025 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%”.

Theo các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non từ năm 2001 đến nay, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Từ đó các địa phương, các cấp quản lý giáo dục trong phạm vi cả nước đã khẩn trương thực hiện và thu được kết quả nhất định ở các trường mầm non trong những năm gần đây. Đã có các hội nghị, hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được thể hiện ở các bài nghiên cứu, đề tài luận văn sau:

Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành phố Hải Phòng đạt chuẩn Quốc gia của tác giả Phạm Thị Loan (2004); thực trạng và giải pháp tăng cường cơ sở vất chất xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Hải Phòng của tác giả Phạm Thị Loan, đăng trên táp chí phát triển giáo dục số 2- tháng 02/2005. Đã đi nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất nhằm đạt được các yêu cầu của các tiêu chí, tiêu chuẩn quy mô trường lớp, cơ sở vất chất, trang thiết bị dạy học trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ đó góp phần xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng của tác giả Ngô Thị Thu Hường (2017). Từ việc đánh giá thực trạng nhận thức về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia..., tác giả đã đưa ra các biên pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng


Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: tuyên truyền cho cộng đồng về huy động tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tham mưu nhằm thể chế hóa các chính sách của nhà nước về giáo dục và đào tạo về huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; huy động nguồn nội lực đa dạng hóa nguồn đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, lấy hoạt động trong nhà trường làm trung tâm về công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình của tác giả Võ Thị Tường Vy (2017). Thông qua việc đánh giá những thực trạng nhận thức về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng các trường mầm non theo 05 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia... Từ đó, đưa ra các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, CBQL giáo dục, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn; Nhóm biện pháp thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nôi dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; nhóm các biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Nhìn chung các tác giả đều tập trung đi vào các nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương cụ thể. Tuy nhiên, mỗi vùng miềm địa phương có sự khác biệt về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, thực trạng giáo dục nên các biện pháp để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng có sự khác biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tế vùng miền địa phương là hết sức cần thiết. Hiện nay ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này, do đó với đề tài nghiên cứu


này, tôi mong muốn đề xuất các biện pháp nhằm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phù hợp với đặc điểm tình hình của một địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục còn thấp.

So với mặt bằng chung của cả nước và so với các tỉnh Tây Nguyên nói chung thì Đắk Glong, đặc biệt là giáo dục mầm non còn có nhiều khó khăn hạn chế với đặc thù là các trường mầm non có rất nhiều điểm trường, cả huyện có 13 (công lập) trường thì có 34 điểm trường. Do đó việc quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gặp rất nhiều khó khăn, việc đầu tư cơ sở vật chất phải giàn trải, không tập trung. Một số điểm trường chưa thể đầu tư bếp ăn nên chưa thể chăm sóc tốt cho các cháu, cũng như chưa tổ chức bán trú cho các cháu được. Như vậy, từ việc tập trung nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện Đắk Glong là rất cần thiết hiện nay.

3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý trường mầm non và lý luận về việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý các trường mầm non và thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Đắk Glong.

Trên cơ sở lý luận, phân tích thức trạng và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải biện quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung

Quản lý bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động quản lý, nhưng nghiên cứu này tập trung vào chức năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

Có nhiều chủ thể quản lý trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, giáo viên) nhưng nghiên cứu giới hạn chủ thể quản lý của luận văn là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong mà không đề cập đến các chủ thể khác cho dù họ có đóng góp không nhỏ vào thành công của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Giới hạn về thời gian khảo sát: Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thường kéo dài, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi tập chung thu thập dữ liệu về hoạt động này trong 03 năm gần đây từ năm 2018 đến năm 2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu lý luận. Các nội dung tài liệu được tìm kiếm và tổng hợp gồm: Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, và các tài liệu có liên quan đến vấn đề xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

+ Phương pháp này được sử dụng để xây dựng và hoàn chỉnh bộ công cụ điều tra; lấy ý kiến các chuyên gia; các cán bộ quản lý, giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

+ Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động


Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động là nghiên cứu các kết quả hoạt động của công tác quản lý, sản phẩm của cán bộ quản lý để thu thập những thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra (Các văn bản, quy định nội bộ, các sản phẩm và kết quả của quá trình quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia).

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên các trường mầm non trên địa bàn khảo sát.

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn

Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, cán bộ quản lý, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề quản lý đổi mới phương pháp dạy học, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn, những khó, thuận lợi, nguyện vọng của họ về lĩnh vực này.

- Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu về định lượng (Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tính điểm trung bình cộng, vẽ biểu đồ, đồ thị) và phân tích định tính các kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gắn với việc nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non.

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thực trạng xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;


Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của các cấp quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được trình bày theo 03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc

gia

Chương 2. Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Chương 3. Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA‌

1.1. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.1.1. Khái niệm trường mầm non

Trường mầm non là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và có con dấu riêng [4, tr.1].

Theo Điều 23 Luật giáo dục 2019, vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non:

1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 [31, tr21-22].

Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kĩ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, bộ não đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và giáo dục tốt từ lứa tuổi nầm non sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Trường mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn đầu của giáo dục phổ thông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023