nông thôn mới.
Lĩnh vực du lịch: Đầu tư Hạ tầng các khu, điểm Du lịch theo quy hoạch, như: Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn; Hạ tầng khu du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án tại các khu Du lịch, đầu tư khách sạn, siêu thị, chợ trung tâm các huyện,...
Lĩnh vực Giao thông, đô thị: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng công trình giao thông có tính chất vùng, liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng 02 tuyến đường dọc hai bên bờ sông Lô đấu nối với các tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C, đường Hồ Chí Minh liên kết với đường cao tốc nối thành phố Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Xây dựng Cầu Tình Húc vượt sông Lô, thành phố Tuyên Quang và các công trình, dự án khác theo kế hoạch được duyệt; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Dự án đường Lý Thái Tổ, thành phố Tuyên Quang; Khu Liên hợp thể thao tỉnh giai đoạn 1; đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn Km14 Quốc lộ 2,...); phối hợp với các Bộ, ngành trung ương để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Tuyên Quang – Phú Thọ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hình thức (BOT).
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị thành phố Tuyên Quang, hạ tầng thị trấn Na Hang lên thị xã Na Hang, hạ tầng trung tâm huyện lỵ Yên Sơn, Lâm Bình,… đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu ổn định đời sống cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Triển khai có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội hóa học tập tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học của Trường Đại học Tân Trào, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh, các trường mầm non, phổ thông theo hướng đạt chuẩn quốc gia; các trường phổ
thông dân tộc nội trú,…sắp xếp mạng lưới trường, lớp để hệ thống giáo dục phát triển toàn diện; chú trọng điều kiện học tập ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững bảo đảm an sinh xã hội: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; tập trung đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động; Tăng cường đội ngũ giảng viên dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, thực hiện chính sách tín dụng và các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo; khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Lập Và Thẩm Định Dự Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kchtsxnn Thuộc Ctmtqg Giảm Nghèo Bền Vững Tỉnh Tuyên Quang Theo
- Thực Trạng Quyết Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền
- Hoàn Thiện Chấp Hành Dự Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp
- Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 13
- Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, kịp thời triển khai các chính sách trợ cấp, hỗ trợ đối tượng chính sách, nhân dân vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao đời sống của người có công với cách mạng. Huy động cộng đồng tham gia phòng ngừa, đấu tranh nhằm kiềm chế, giảm thiểu các tệ nạn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện gắn với dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mắc tệ nạn xã hội.
3.1.1.2. Mục tiêu:
Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình và phương thức tăng trưởng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế; mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và bền vững. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bảo đảm quốc phòng, an ninh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc;
Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt trên 8% ; Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng: 40%; các ngành dịch vụ: 39%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 21% ; Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 2.400 USD; Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 17.600 tỷ đồng; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân trên 4%/năm ; Trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới ; Thu hút 1,7 triệu lượt khách du lịch ; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
2.300 tỷ đồng ; Giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt trên 135 triệu USD.
Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%; tạo việc làm cho
100.000 lao động ; 90% hộ gia đình, 80% thôn, bản, tổ dân phố, 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp hơn 13%; 70% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã; có trên 8,5 bác sỹ và 25 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế >98% ; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm.
Tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; 90% chất thải rắn thông thường được xử lý.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
3.1.2.1. Định hướng
Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp đa chức năng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại; khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên riêng có để phát triển một số sản phẩm đặc sản có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng.
Xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phục tráng một số loại giống tốt của địa phương.
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, quy mô sản xuất cho phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Thâm canh phát triển ổn định vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển một số cây trồng có lợi thế. Cơ cấu hợp lý diện tích cây mía gắn với cơ cấu lại ngành mía đường Tuyên Quang. Khuyến khích liên kết tích tụ đất đai, tạo quỹ đất phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị; xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường. Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo tầm vóc, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Mở thêm nhiều cơ sở chế biến nông sản, chế biến thức ăn công nghiệp để thu hút lao động.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững, thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các hộ đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, theo hướng sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ðẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để thuận tiện cho việc ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển sản xuất quy mô lớn; tiếp tục đồng hành với người dân xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Ðồng thời, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, chính sách phát triển chăn nuôi nông hộ và chính sách khuyến khích hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; thu hút các doanh nghiệp thực hiện các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Từ đó, giúp các nông sản thế mạnh của tỉnh không ngừng vươn xa cả thị trường trong nước và quốc tế trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có; đồng thời nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển bền vững, hiệu quả.
3.1.2.2. Mục tiêu
- Giai đoạn 2020 - 2025: Tốc độ tăng trưởng Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hằng năm tỉnh Tuyên Quang đạt 4,38% (trong đó: Nông nghiệp và các
hoạt động dịch vụ có liên quan tăng 3.26%; Lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan tăng 7,57%; Khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng 9,45%).
- Đưa giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác đạt trên 80 triệu đồng/ha, trong đó, một số sản phẩm chủ lực có giá trị sản xuất cao trên 1 ha như: Cây cam sành đạt 200 triệu đồng/ha, cây chè đạt 82 triệu đồng/ha15; trên đất ruộng 2 vụ lúa: Trồng 2 vụ lúa và 1 vụ đông cho giá trị sản xuất đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.
- Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 65%. Nâng cao năng suất rừng trồng sản xuất lên trên 100 m/ha/chu kỳ 7 năm; phát triển 25% diện tích rừng sản xuất trồng cây gỗ lớn ở các vùng thích hợp; trồng rừng tập trung bình quân 10.000 ha/năm; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 800.000 m3/năm. Phấn đấu cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (Forest Stewardship Council) cho khoảng trên 6% diện tích rừng trồng toàn tỉnh.
- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của 47 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2025 có 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới); có thêm ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đến năm 2025, 99% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; 98% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn; 96% chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.
- Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; nâng cao năng lực quản lý rủi ro; chủ động phòng chống thiên tai ứng phó có hiệu quả với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; 100% số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
Thứ nhất, quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm
nghèo bền vững phải nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện các chính sách xã hội. Thực hiện nguyên tắc thắt chặt trong vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang và phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang này, cắt giảm các khoản vốn chưa thật cấp bách, kém hiệu quả.
Thứ hai, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý ngân sách, chính quyền địa phương và thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ ba, chuẩn hóa các bước trong quy trình vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch. Đổi mới quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững phải đi liền với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh có liên quan đến quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.
Thứ năm, hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên cơ sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình sử dụng NSNN.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang
3.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp
Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch nhằm thực hiện đúng mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang trong những năm tiếp theo đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra. Căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được nêu trong văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để đảm bảo cho kinh tế - xã hội phát triển ổn định và bền vững. Nghiên cứu dự báo thị trường để định ra bức tranh tổng thể cho đầu tư phát triển tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm để chủ động bố trí các khoản chi trong dự toán chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 theo hướng phát triển ưu tiên cơ cấu phát triển thương mại, dịch vụ gắn với quy hoạch phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Chấn chỉnh lại công tác quy hoạch tổng thể theo định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến các cấp và nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch XDCB là bước cụ thể hoá của chiến lược, thật sự trở thành công cụ hữu hiệu cho kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững Tuyên Quang.
Cơ chế điều hành kế hoạch đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng trong thời gian qua đã từng bước thay đổi cùng với công tác cải cách hành chính Nhà nước, song vẫn còn bộc lộ những nhược điểm như: Kế hoạch bố trí dàn trải, thiếu tập trung, bố trí kế hoạch theo kiểu chia phần, mà chưa thật sự chú ý đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu cực, chạy
vốn, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản trong sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững. Để khắc phục tình trạng trên, công tác kế hoạch hoá đầu tư cần được kiện toàn và nâng cao chất lượng với các giải pháp sau:
- Lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững hàng năm: Việc lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cần chú trọng đảm bảo yêu cầu cân đối giữa kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn đầu tư, tránh tình trạng có công trình có khối lượng nhưng thiếu vốn, lại có công trình bố trí vốn nhưng không có khối lượng thanh toán. Do đó, trong công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững hàng năm phải quán triệt nguyên tắc:
+ Ưu tiên bố trí vốn tập trung cho các công trình hoàn thành đã được quyết toán còn thiếu vốn, công trình hoàn thành trong năm, công trình chuyển tiếp và các công trình trọng điểm của tỉnh để sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
+ Ưu tiên bố trí đủ vốn cho chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án.
+ Bố trí đủ vốn cho quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư để các dự án thực hiện thuận lợi trong các năm sau.
- Quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc bố trí mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư cho từng dự án trong năm kế hoạch phù hợp với tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư.
- Tăng cường trong điều hành ngân sách hàng năm: Tiến hành rà soát kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư của các đơn vị vào 6 tháng cuối năm để có biện pháp điều chuyển kế hoạch vốn các công trình không có khả năng hoàn thành kế hoạch sang các dự án có khối lượng thực hiện nhưng thiếu vốn. Hạn chế thấp nhất tiến tới không chuyển nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững sang thanh toán tiếp trong năm sau. Có biện pháp xử lý với các đơn vị chủ đầu tư, có nhiều công trình không hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng KCHTSXNN.