Hoàn Thiện Chấp Hành Dự Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp


- Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ được phê duyệt.

- Quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn lập danh mục, thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai các dự án chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm.

3.2.2. Hoàn thiện chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Một là, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện xây dựng và hoàn hiện cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững thống nhất giữa các Sở, ban, ngành của tỉnh. Chú trọng nghiên cứu làm rõ mục đích và tính chất của những chương trình, dự án đầu tư nhằm quản lý tập trung và thu gọn các dự án đầu tư có cùng tính chất vào một đầu mối nhằm quản lý chặt chẽ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN. Thực hiện cơ chế đầu tư theo đúng tiến trình của chương trình, dự án đã được phê duyệt. Chỉ được tiến hành đầu tư cho những chương trình, dự án có tính chất khả thi và quyết định cho phép đầu tư. Tuyệt đối không cấp vốn đầu tư đối với nhưng chương trình, dự án mà ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Tỉnh.

Hai là, cần tiếp tục hoàn hiện phương pháp tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững đối với các chương trình, dự án đầu tư và công trình mà nguồn vốn do ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN nên tập trung giao cho ngành kế hoạch thực hiện, thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước kiểm soát, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung, quản lý vốn, tạm ứng, thanh toán và nhận vốn của các chủ dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thời gian tạm ứng, thanh toán vốn nên căn cứ vào tiến độ và kết quả của những chương trình, dự án, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất của những chương trình và dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Ba là, khắc phục tình trạng vốn đầu tư bị dàn trải kéo dài, cần thực hiện


nghiêm quy định về tiến độ và thời hạn hoàn thành, có sự giám sát của UBND tỉnh. Hàng năm, trong kế hoạch, tỉnh bố trí đủ vốn bảo đảm tiến độ xây dựng công trình dở dang trước khi triển khai thực hiện các công trình khởi công mới.

Ngoài ra, còn phải thực hiện tốt chế độ kiểm tra báo cáo, Sở Tài chính tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các bên thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán đúng mục đích chế độ, có hiệu quả. Sau khi tạm ứng, Sở Tài chính phải phân công cán bộ phận chức năng kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn đầu tư các dự án nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của chủ đầu tư để xử lý theo quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

3.2.3. Hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đầu tư, trong công tác quyết toán cần có giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện như sau:

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 12

Một là, tăng cường tập huấn về chế độ chính sách liên quan đến quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững để nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư. Thực hiện nghiêm túc các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã ban hành quy định về quyết toán dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp.

Đối với các dự án đầu tư phát triển thì vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hai là, báo cáo quyết toán dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực


hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định.

- Ba là, tất cả các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp quan trọng quốc gia, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp nhóm A, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp nhóm B sử dụng vốn đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững khi hoàn thành đều phải kiểm toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

- Bốn là, rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ thẩm tra quyết toán dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành tại cơ quan quản lý dự án và UBND tỉnh Tuyên Quang, cụ thể là Sở Tài chính và KBNN hai đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành.

- Năm là, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, thực hiện xử phạt nghiêm các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm trong công tác quyết toán.

3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp‌

Đây là công việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm nhằm sớm phát hiện những sai phạm để xử lý, ngăn ngừa thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cần thiết lập Tổ thanh tra chuyên về kiểm tra giám sát việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, chất lượng công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn do tỉnh quản lý, cơ cấu cán bộ chuyên trách và cán bộ chuyên


môn… Tổ thanh tra đầu tư cấp tỉnh là một bộ phận gồm một số cán bộ thuộc các phòng, ban chuyên môn của tỉnh do UBND tỉnh thành lập, có quyền phán quyết mọi hoạt động kiểm tra giám sát việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững ở các ngành, đơn vị và lĩnh vực trong phạm vị địa phương mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và pháp luật. Những giải pháp cụ thể gồm:

- Thanh tra, kiểm tra cần kết hợp chặt chẽ với giám định đầu tư, tiến hành từ khâu xem xét lại quyết định đầu tư có phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư không, khâu thực hiện và khai thác dự án có đúng trình tự, thủ tục theo luật định không. Từ đó nêu ra kết luận và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý nếu khâu nào đó của dự án vi phạm pháp luật.

- Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh có sử dụng vốn Nhà nước. Tăng cường giám sát cộng đồng, đồng thời phát hiện những sơ hở trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, phục vụ công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững có hiệu quả, ngăn ngừa thất thoát lãng phí. Quy chế giám sát cộng đồng ra đời, một mặt chính thức công bố về mặt luật pháp là cho cộng đồng có quyền làm, mặt khác là đưa người tham gia giám sát vào một hệ thống có tổ chức để thực hiện quyền phản ánh của mình, tiếp cận với hệ thống“quản lý nhà nước về đầu tư. Tăng cường giám sát cộng đồng sẽ có thể phát hiện và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến công trình XD và chất lượng coôg trình, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án, từ đó góp phần làm giảm thiểu các hành vi gian lận, sai trái của các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, nâng cao hiệu vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững. Để phát huy hơn nữa cơ chế giám sát cộng đồng trong giám sát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, cần ưu tiên thực hiện một số nội dung:


- Cần công khai các thông tin về dự án, hoạt động và vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững theo quy định của Nhà nưóc. Chỉ khi nào công tác công khaỉ hoá thông tin tốt thì cộng đồng và người dân mới biết để tham gia và giám sát cộng đồng mới đạt hiệu quả. Ví dụ, quyết định đầu tư được duyệt, phải công khai quyết định ở nơi thực hiện dự án về chủ đầu tư, diện tích sử dụng đất, nguồn vốn, người thiết kế, người thi công và công khai ở nơi công cộng như trụ sở UBND huyện nơi có công rình.

- Mặt trận Tổ quốc huyện là đầu mối thu thập, thẩm định lại ý kiến đóng góp và tổ chức để cho người dân, cộng đồng thực hiện ý kiến đóng góp cho dự án. Phản ánh của người dân, theo quy chế, phải được thực hiện qua Ban giám sát là để phần nào đó tránh gây phiền hà, phức tạp trong quá trình quản lý điều hành, triển khai dự án của chủ đầu tư, BQLDA, nhà thầu, đồng thời tránh cHuyện người dân biết sai phạm mà không biết phản ánh với ai hoặc họ tiến hành những hoạt động giám sát mang tính tự phát, thiếu hiểu biết. Việc giám sát của người dân chỉ nên dừng ở các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng như đất đai, vật tư, môi trường, trật tự xã hội, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như dự toán, thiết kế thì đã có cơ quan chức năng xử lý. Huyện cần cần phải được tuyên truyền, phổ biến sâu đến tất cả cộng đồng dân cư biết để thực hiện về quy chế dành cho cộng đồng.

- Cần có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, báo chí, cơ quan ngôn luận có công phát hiện ra những sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững Có như vậy, chất lượng của các dự án đầu tư công mới được cải thiện, góp phần giảm thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

- Nâng cao vai trò của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Tuyên Quang trong việc quyết định và giám sát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững theo đúng quy định của pháp luật

3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp‌

Xác định con người luôn là trung tâm của mọi sự phát triển, con người quyết


định mọi thắng lợi và kết quả của quản lý nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững nói riêng. Đầu tư phát triển KCHTSXNN là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, kế hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh. Muốn vậy, trước hết phải tăng cường đào tạo cán bộ quản lý đầu tư phát triển KCHTSXNN và quản lý tài chính nhằm tạo được đội ngũ cán bộ quản lý có tri thức nhuyên môn, có kinh nghiệm. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn phải gắn liền với giáo dục với ý thức để tăng cường sự hiểu biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư phát triển của nhà nước đặt ra, bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư phát triển KCHTSXNN. Vì vậy, phải chú trọng công tác giáo dục và đào tạo, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức nâng cao trình độ mọi mặt.

Công tác đào tạo bồ dưỡng cho đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tuy đã được UBND tỉnh Tuyên Quang đặt ra như một vấn đề cấp thiết trong nhiều năm qua nhưng trên thực tế hiệu quả đem lại chưa như mong muốn. Dưới đây là một số giải pháp nhằm tăng cường công tác này trong thời gian tới:

i) Có kế hoạch cụ thể, vốn tiết cho vốnến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về NSNN: Đổi mới chương trình đào tạo phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác. Tập hợp những vướng mắc trong thực tế, hàng loạt vấn đề mới đặt ra được giải quyết và được kiểm nghiệm qua thực tế;

ii) Lĩnh vực quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có tỷ lệ thất thoát cao nhất. Do vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong giai đoạn 20120- 2025 cần có chương trình đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, quản lý chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hoá;

Về đào tạo và đào tạo lại cán độ quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cần:


i) Đào tạo phải trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cho từng vị trí công việc;

ii) Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, các ngành, đơn vị, tiến hành đánh giá lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững hiện có cả về số lượng và chất lượng để phân loại cụ thể, xác định loại đạt chuẩn và loại chưa đạt chuẩn. Đối với đối tượng chưa đạt chuẩn, cần xem xét các trường hợp có thể đào tạo được hoặc sắp nghỉ chế độ hưu trí, cần có phương án sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ, năng lực. Thực hiện giải pháp này không phải là quá mới, mà cái mới ở chỗ là phải làm quyết liệt, công bằng, khách quan vì mục tiêu phát triển;

iii) Cần có tầm nhìn chung và dài hạn trong đào tạo, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận theo kiểu nấc thang. Chú ý lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo các cấp. Đây là một nội dung quan trọng không thể xem nhẹ;

iv) Hàng năm tiến hành kiểm tra, sát hạch tại trình độ của cán bộ, công chức, kể cả cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo các cấp. Nội dung kiểm tra, sát hạch bám vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang được giao nhiệm vụ. Nếu cán bộ, công chức không đảm bảo kết quả kiểm tra, sát hạch thì có các chế tài phù hợp, kể cả việc phải luân chuyển sang vị trí công việc khác có độ phức tạp thấp hơn. Đối với tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, mạnh dạn áp dụng hình thức thi tuyển để lựa chọn, tránh nguy cơ tham nhũng, móc ngoặc trong việc thực thi nhiệm vụ được giao…

Đổi mới việc bố trí, sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:

i) Các cơ quan quản lý bố trí cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững (cả về số lượng, chất lượng, chuyên môn) phải trên cơ sở cơ cấu và chức năng quản lý theo luật quy định;

ii) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân


tộc tỉnh Tuyên Quang cần chú trọng, tăng cường cán bộ có đủ tâm và tầm để tham gia vào việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, hoạch định tổ chức, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, thẩm định kế hoạch quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Đội ngũ cán bộ này có đủ năng lực để xây dựng, thẩm tra các văn bản chính sách, các quy định về quản lý, các quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

3.2.6. Những giải pháp khác‌

Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững theo hướng gọn nhẹ, tránh chồng chéo, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả. Cần phải củng cố và kiện toàn các cơ quan chức năng liên quan đến việc phân bổ và quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chiến lược đầu tư, tạm ứng, thanh toán, quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, quyết toán công trình và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cần bảo đảm nâng cao năng lực hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát thực hiện, thanh tra, kiểm tra, không bao biện làm thay, không can thiệp cụ thể vốn tiết vào hoạt động của các đơn vị cơ sở.

Hai là, răng cường cơ sở vật chất, năng lực công nghệ phục vụ cho quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững. Cần đầu tư công nghệ tự động, giám sát kỹ thuật số để kiểm tra cơ cấu vốn trên thiết bị công nghệ và giám sát chất lượng, tiến độ công trình một cách khoa học, nhanh chóng và chuẩn xác nhất, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Ba là, Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí