Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở

nhà trường, giáo viên nghiên cứu và thống nhất những nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở để toàn thể CBQL, GV môn Ngữ văn trong trường nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng việc sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị cho giáo viên.

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường có kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng mời giảng viên để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản cho giáo viên và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở để tất cả giáo viên nắm được và có khả năng ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm các tài liệu phục vụ hoạt động dạy học ở trên mạng Internet, soạn các giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm video, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.

Hiệu trường giao cho Tổ khoa học xã hội và từng GV môn Ngữ văn xây dựng kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT để Ban Giám hiệu tiện việc sắp xếp thời khóa biểu, bố trí phòng học, trang thiết bị. Mỗi một khối chuyên môn, tổ trưởng cần xây dựng các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, đồng thời trên cơ sở đó tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

Giáo viên lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở cụ thể ở từng lớp để đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với chương trình giáo dục môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới (cô ơi, thực tế lả ở các trường THCS chỉ dừng lại ở kế hoạch ứng dụng CNTT tại tổ thôi ạ).

Ban giám hiệu, kế toán nhà trường lập kế hoạch huy động kinh phí và tiến hành đầu tư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở của giáo viên như: bổ sung đủ máy vi tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, ti vi màn hình 43inch, màn chiếu, máy Projector, bảng thông minh, hệ thống mạng Lan, mạng Internet, Wifi… để phục vụ có hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở.

1.4.2. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường theo kế hoạch đã xây dựng, tập trung công tác chỉ đạo đến từng khâu, từng phần. CBQL trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho giáo viên về quy trình quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. CBQL nhà trường tiến hành phân công cho bộ phận chuyên môn, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về CNTT để khai thác thông tin từ mạng Internet, sử dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ việc thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn một cách linh hoạt, phù hợp. Để ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn hiệu quả, CBQL nhà trường cần tiến hành tổ chức cho giáo viên thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, hướng dẫn tạo thư viện đồ dùng, hướng dẫn tạo kho học liệu mở. Đảm bảo 100% giáo viên của nhà trường đều được tiếp cận với các công cụ (phần mềm) hỗ trợ soạn giảng. Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở như về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học.

Tổ khoa học xã hội tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho đồ dùng. Tổ chức các hoạt động dự giờ của các hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong toàn trường, tổng hợp các ý kiến từ đội ngũ giáo viên đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắc phục tồn tại (nếu có), tiếp tục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều ưu điểm, nhiều hiệu quả để giáo viên tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở một cách tự nhiên, tích cực.

Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Nâng cao vai trò tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học.

- Tổ chức, chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 5

- Yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn cùng với GV nghiên cứu, thảo luận và thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cần đạt, phương pháp - phương tiện và hình thức tổ chức của từng tiết học theo phân phối chương trình và xác định những tiết học nào, những nội dung nào có thể ứng dụng CNTT. Đồng thời liệt kê các tư liệu điện tử cần thiết cho từng bài, từng chương của từng môn học dựa vào việc sử dụng các tài liệu dùng cho giảng dạy: sách giáo khoa , sách GV, các trang thiết bị hiện có.

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho GV. Cần triển khai tốt việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên từ tin học cơ bản, soạn thảo văn bản đến cách thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học cho giáo viên trong trường.

- Tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn. Ban Giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm tạo thêm khí thế sôi nổi và để những giáo viên còn e ngại có những bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt là giáo viên đã có tuổi và giáo viên mới vào nghề.

- Tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong dạy học môn Ngữ văn, từ đó đề xuất với tổ chuyên môn những giải pháp góp phần nâng cao trình độ tin học cho giáo viên.

- Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn. Các phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ việc ứng dụng CNTT bao gồm: phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị mạng internet…Các phương tiện trên góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

Để đảm bảo thành công việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV, CBQL nhà trường cần lưu ý: Bố trí số lượng phòng học có đầy đủ trang thiết bị ứng dụng CNTT trong giảng dạy theo yêu cầu của từng bộ môn, trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất của trường cho phép. Sắp xếp thời khóa biểu và lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cho phép của trường. Muốn làm được như vậy, Hiệu trưởng phải yêu cầu tổ bộ môn đăng ký lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT, rồi giao cho bộ phận phụ trách sắp xếp.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn.

1.4.3. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở phải định hướng cho giáo viên

tuân thủ các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong giáo dục một cách phù hợp đối với từng nội dung kiến thức có trong hoạt động. Để làm được điều này, CBQL hướng dẫn GV tìm hiểu nội dung của từng hoạt động, môn học, xác định mục tiêu, soạn giáo án. GV phải xác định phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của CNTT, thu thập và xử lý chi tiết các tư liệu liên quan đến bài dạy. Việc chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên, có sự định hướng kịp thời.

Để chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau:

- Chỉ đạo nâng cao vai trò tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học.

- Chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn cùng với GV nghiên cứu, thảo luận và thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cần đạt, phương pháp - phương tiện và hình thức tổ chức của từng tiết học theo phân phối chương trình và xác định những tiết học nào, những nội dung nào có thể ứng dụng CNTT.

- Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho

GV.

Chỉ đạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên từ tin

học cơ bản, soạn thảo văn bản đến cách thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học cho giáo viên trong trường.

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn.

- Chỉ đạo tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong dạy học môn Ngữ văn.

- Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là công việc rất quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác. Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn nhằm mục đích: Phản hồi cho CBQL về mức độ thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn của GV so với yêu cầu. Giúp CBQL điều chỉnh, sửa chữa các sai sót trong quá trình quản lý và có cơ sở để tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho GV.

Căn cứ vào kế hoạch nhà trường, kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học, kế hoạch công tác kiểm tra chuyên môn, chuyên đề, CBQL thành lập các tổ đánh giá do hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng làm tổ trưởng và các đồng chí cán bộ, GV có trình độ chuyên môn làm ủy viên tiến hành kiểm tra kết quả ứng dụng CNTT của GV trong dạy học Ngữ văn. Qua đó, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng CNTT của GV có thể thực hiện dưới hình thức như: hàng tháng, các tổ chuyên môn họp sẽ có sự kiểm tra quá trình ứng dụng CNTT của các thành viên. Người được phân công kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình.

Về cách thức đánh giá, CBQL cần đối chiếu giữa kế hoạch giảng dạy năm học, giáo án và sổ đầu bài xem có trùng khớp không. Phần chất lượng giáo án có ứng dụng CNTT sẽ được kiểm tra bởi tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn. Có thể kết hợp linh hoạt các hình thức dự giờ sau: Dự giờ có báo trước nhằm xem xét năng lực cao nhất mà GV có thể đạt được khi có đủ điều kiện chuẩn bị, thể hiện trong giờ lên lớp; Dự giờ đột xuất nhằm xác định rõ sự chuẩn bị bài dạy và cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp của GV trong hoàn cảnh bình thường; Dự giờ theo chuyên đề nhằm nghiên cứu toàn diện về logic giảng dạy của GV; Dự các giờ lên lớp của hai hay nhiều GV về cùng một bài dạy nhằm phát hiện năng lực của mỗi GV, hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp khác khi ứng dụng CNTT trong dạy học.

Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hàng tháng, học kì cần có tổng kết và đưa ra kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên. CBQL đánh giá năng lực giảng dạy có ứng dụng CNTT của GV thông qua việc dự giờ và trên cơ sở đó, giúp GV khắc phục các thiếu sót, phát huy các ưu điểm nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng giờ dạy. Hiệu trưởng tổng kết về việc đánh giá thực hiện chương trình cũng như soạn giảng trong đó có phê bình, xử lý kỉ luật đối với GV vi phạm, đồng thời đề xuất khen thưởng với những GV thực hiện xuất sắc.

Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng được bộ các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

- Xây dựng được lực lượng đánh giá và tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn qua nhiều kênh thông tin. Việc triển khai, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Sử dụng các hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh để đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân khắc phục trong hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

- Điều chỉnh kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho phù hợp.

- Kiểm tra các giờ dạy của giáo viên theo kế hoạch có ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, tính hiệu quả và tác dụng của CNTT trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn.

- Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục hiện đại nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị đối với kế hoạch ứng dụng CNTT đã xây dựng, từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung thiết bị, bổ sung đồ dùng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Kiểm tra tần suất sử dụng kho học liệu mở, kho đồ dùng... đánh giá các tư liệu được sử dụng nhiều, tìm hiểu nguyên nhân các tư liệu chưa được nhiều giáo viên khai thác sử dụng. Nếu là tư liệu kém hiệu quả thì cần chỉ đạo và tổ chức xây dựng lại tư liệu đó và thực hiện gỡ bỏ tư liệu kém hiệu quả và thay thế bằng tư liệu mới.

Cuối mỗi đợt đánh giá sau khi kiểm tra, nhà trường cần có cơ chế khen thưởng hoặc ghi nhận khen thưởng phù hợp nhằm động viên, khích lệ giáo viên tích cực hăng hái ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Mặt khác cần đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc đánh giá giáo viên triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học Ngữ văn tránh được bệnh thành tích, hoặc triển khai chiếu lệ, qua loa không thực sự vào cuộc.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức và năng lực của CBQL:

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên Ngữ văn trong nhà trường về ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý. Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn thì chất lượng dạy học Ngữ văn không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và phát huy năng lực của HS, mặt khác, sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

Năng lực quản lý của CBQL trong việc quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS nói riêng. Người cán bộ quản lý trường có kiến thức về chuyên môn, năng lực quản lý cao sẽ điều hành tốt các hoạt động của trường THCS. Đồng thời, những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023