Phiếu Quan Sát Trẻ Và Một Số Biên Bản Quan Sát Phụ Lục 5.1: Phiếu Quan Sát Trẻ‌

CÁCH CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ


Tiêu chí

Mức độ

Thấp

(0 điểm)

Trung bình

(0,5 điểm)

Cao

(1 điểm)


TC1:

Nhận thức về trách nhiệm (3

điểm)

1. Nêu được những việc cần làm hàng

ngày (1 điểm)

Kể được 0-1 việc

Liệt kê được từ 2-5 việc

Liệt kê được trên 5 việc


2. Giải thích được tại sao cần phải làm việc đó (1 điểm)


Không biết

Giải thích được lí do từ phía bên ngoài (sợ trách phạt, vì vâng lời, để được khen, vì là bé ngoan)

Giải thích được lí do xuất phát từ bên trong, liên quan đến quyền của bản thân và người khác (vì con thích, vì con lớn rồi, vì có lợi cho con, cho người khác, cho

môi trường)


3. Hiểu mọi người phải tự chịu hậu quả về việc mình làm (1 điểm)


Không biết

Nói được hậu quả nhưng không nói được mình phải chịu trách nhiệm và hành động cần

thực hiện để sửa lỗi

Nói được hậu quả, người chịu trách nhiệm và hành động cần làm để sửa lỗi


TC2:

Hành động trách nhiệm (3

điểm)

1. Luôn thực hiện các việc cần làm

hàng ngày (1 điểm)


Không làm

Thực hiện đúng công việc khi được

nhắc nhở

Tự thực hiện đúng công việc cần làm


2. Hoàn thành các công việc (1 điểm)


Không hoàn thành

Hoàn thành với sự giúp đỡ hoặc chỉ hoàn thành phần việc cá nhân,

không hỗ trợ nhóm

Hoàn thành tốt công việc cá nhân và nhóm

3. Đánh giá đúng kết quả và tự nhận hậu quả (1 điểm)

Không đánh giá đúng kết quả/không

biết đánh giá

- Đánh giá đúng khi được hỗ trợ

- Không tự nhận hậu quả

-Tự đánh giá đúng kết quả;

-Tự nhận hậu quả và sửa chữa


TC3:

Thái độ trách nhiệm (3

điểm)

1. Tự giác thực hiện việc cần làm (1

điểm)

Trẻ không tự giác làm

Trẻ vừa làm vừa chơi, hoặc nhắc

mới làm

Trẻ chủ động làm việc


2. Kiên trì, nỗ lực để hoàn thành tốt việc đang làm (1 điểm)


Bỏ dở công việc

Chỉ vui vẻ, hoàn thành việc của mình; không quan tâm đến bạn và

việc chung

Vui vẻ, cố gắng làm tốt việc của mình và của nhóm

3. Công bằng khi đánh giá và chủ động nhận lỗi, sửa lỗi (1

điểm)

Đánh giá không công bằng

Đánh giá đúng kết quả nhưng chưa chủ động nhận lỗi.

Đánh giá công bằng, không thiên vị; chủ động nhận

lỗi (nếu có lỗi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 24

Phụ lục 5. PHIẾU QUAN SÁT TRẺ VÀ MỘT SỐ BIÊN BẢN QUAN SÁT Phụ lục 5.1: PHIẾU QUAN SÁT TRẺ‌

Mục đích quan sát: Đánh giá biểu hiện tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Họ tên trẻ/nhóm trẻ được quan sát: ……………………………………………..

……………………………………………………………………………………… Lớp:………………………Trường: ………………………………………………. Họ tên GV: ………………………………..Tuổi: ……………Trình độ: ………… Số năm công tác: ………………….Số năm dạy lớp 5-6 tuổi: …………………… Hoạt động được quan sát:…………………………………………………............. Thời gian quan sát: ………………………………………………………………… (ít nhất 3 lần, ở 3 hoạt động chơi, học, lao động)

Sự kiện

(Tình huống nảy sinh)

Tác động của GV

Biểu hiện của trẻ




Hoạt động tạo hình “Bé và chiếc ô”- MN01Thời gian:

Cô C và các cháu: MN01-NTH, MN01-TGB, MN01-NVNQ, MN01-VBL

Tác động của GVMN

Biểu hiện của trẻ

- Cô hỏi những bạn nào hôm trước đã gấp ô thì ra kê bàn, những bạn nào chưa gấp ô thì ngồi cạnh cô.

- Cô phạt NTH đứng lên.

- Cô phổ biến hoạt động.


- Cô phát ảnh, cô gọi đến tên ai thì bạn đó lên chỗ cô lấy ảnh mang về bàn.


-Thấy TGB không cất quần sau khi thay, cô chỉ nhắc “TGB không chịu cất quần vào balo đâu nhé!” rồi cô cất hộ.

- Cô chọn cho TGB một trong số những bức còn lại sau khi các bạn chọn.

- Cô giơ lần lượt những bức hình bé trai, bé gái được in rất ngộ nghĩnh để mỗi trẻ chọn một bức mình thích.

- Cô hướng dẫn trẻ cắt khuôn mặt mình (có thể bao gồm mái tóc) từ ảnh để dán đè lên vị trí mặt của bé trai, bé gái trong bức hình cô vừa phát.

- Cô phạt NVNQ đứng làm bài (không được ngồi).

- Cô nhắc VBL không được lấy hai cái.


- Cô hướng dẫn trẻ dán ô vào vị trí tay của bé trai, bé gái trong bức hình, vị trí dán ô có thể là tay thuận của mỗi trẻ. Sau cùng, các em có thể cắt dán giấy màu trang trí tùy ý thích.

- Thấy trẻ cắt rơi nhiều giấy xuống sàn lớp, cô nhắc: Cả lớp nhìn xuống chân của mình xem có sạch không?

- NTH (thuộc nhóm đã gấp ô) bê chậu cốc của cả lớp ra úp từ từ từng cái một vào giá để cốc.

- NTH mất trật tự

- Trẻ chăm chú, có em nhổm người lên nghe cô nói, VBL và NVNQ nói chuyện riêng gây ảnh hưởng tới các bạn nên bị cô nhắc, sau đó trật tự.

- Đến lượt các em trong nhóm được quan sát đều chú ý lắng nghe cô gọi và lên cô lấy ảnh của mình, không để cô phải nhắc lại (trừ TGB đang ngồi không để ý đến việc đó).

- TGB vào phòng trong thay quần xong để quần cũ tại chỗ rồi đi ra phòng học.


- Các trẻ nhìn theo cô và chọn bức mình thích (đúng giới tính), TGB ngồi yên, không chọn.

- Trẻ làm theo yêu cầu của cô, NTH cắt rất chăm chú, tỉ mỉ, sát mép.

- Các em nói chuyện rất ầm.


- NVNQ lấy kéo lén cắt một chút tóc của bạn gái, bạn này mách cô.

- VBL lấy hai cái ô, bị cô nhắc nhở nên em cất một cái về chỗ cũ.

- Các trẻ làm theo hướng dẫn


- Trẻ nhìn và cúi xuống nhặt rác xung quanh, nhưng các em chỉ nhặt rác ở đằng trước mà không nhặt rác ở đằng sau mình.

- NTH và NVNQ nhặt rất tích cực. NTH thấy giấy trong giỏ bị phồng lên nên lấy tay nén rác trong thùng xuống.

- NVNQ nắm giấy trong tay, vo lại rồi thả



- Cô nhắc NVNQ vo giấy lại trước khi bỏ vào giỏ cho gọn gàng.

- Cô nhắc bàn nào vẫn còn chưa sạch.


- Cô thu bài của trẻ

vào giỏ.

- Các trẻ được nhắc cúi xuống nhặt nốt.

- NTH nộp bài xong, quay về bàn cất ghế. Ban đầu, em nhấc một chiếc ghế lên, nghiêng đầu nghĩ gì đó rồi lại đặt ghế xuống, nhấc đúng chiếc ghế của mình mang đi cất.

- Các trẻ lên nộp bài


Hoạt động chơi góc- MN05

và hai bạn cùng chơi với nhau. C đọc

xong tất cả các thẻ chữ và thẻ số liền

đứng phắt dậy và lại đi ra góc xây dựng.

Em thấy cô A đang nhìn mình, em liền

Cô A, cô B và cháu MN05-PTC

Tác động của GVMN

Biểu hiện của trẻ

Cô B thấy C chạy đi chạy lại xung quanh các


Cháu P.T.C thích chơi ở góc xây dựng,


bạn mà không làm gì, cô nhắc: “C ơi, con ra

nhưng các bạn không cho chơi.

Khi cô nhắc, C tỏ vẻ không thích, vẫn đi lại trong góc xây dựng và cầm các đồ chơitrên giá lên để ngắm nghía.

C lại chạy sang góc nội trợ để xem các món ăn của các bạn.

Đến nơi, cô B vừa thả tay ra, C đã lại chạy ra góc xây dựng.

C làm theo lời cô, nhưng chỉ ngồi xuống, tay cầm hình mà không chơi cùng các bạntrong nhóm.

Một bạn nữ (đang chơi ở góc chữ cái) sang dắt tay C về góc chữ cái. C đi theo


quay lại góc xếp hình tương phản.

P.T.C chỉ tay về phía góc xây dựng.

C lấy đồ chơi trên giá ở góc xây dựng,

muốn chơi nhưng các bạn trong góc xâydựng chưa đón nhận sự tham gia của em.

góc khác chơi đi” (lần 1).


Cô B dẫn C vào góc dân gian (bên cạnh góc

xây dựng) nhưng C không chịu (lần 2).


Lúc này cô A nhìn thấy và nhắc: “C ơi, sao

con vẫn chưa tìm được góc chơi của mình

thế?”. Cô gọi C lại và bảo: “Con ra chơi ở

góc xếp hình tương phản đi” (lần 3).


Cô giáo nói: “Cô vẫn chưa nhìn thấy bạn C

hôm nay tìm được cho mình góc chơi ở đâu”.

Cô gợi ý: “C ơi, hay con chơi ở góc toán này

nhé(lần 4). C lắc đầu.

Cô A: “Thế con thích chơi góc nào?”

Cô A: “Con ra đấy chơi đi”

Phụ lục 6. PHIẾU QUAN SÁT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON‌

Mục đích quan sát: Đánh giá các biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN

Hoạt động được quan sát: ………………………………………………………….. Lớp: …………………………….Trường: ………………………………………… Họ tên GV: ………………………………………………………………………… Tuổi: ……………………………Trình độ: ………………………………………. Số năm công tác: …………………Số năm dạy lớp 5-6 tuổi: ………………......... Người quan sát: ………………………………Thời gian quan sát: ………………

STT

Biện pháp

Số lần

sử dụng

Mô tả chi tiết

1

Dạy trẻ quy tắc quy định



2

Giao nhiệm vụ




3

Tạo cơ hội cho trẻ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của

mình




4

Tổ chức các HĐ trải nghiệm

vừa sức để trẻ thể hiện các trách nhiệm của bản thân




5

Khơi gợi tinh thần tự

nguyện của trẻ trước khi thực hiện công việc




6

Tạo động lực cho trẻ thực hiện trách nhiệm bằng các

yếu tố tự điều khiển




7

Tạo cơ hội cho trẻ tự đánh

giá việc thực hiện trách nhiệm




8

Nêu gương những người có trách nhiệm (Cô giáo, bạn bè, các nhân vật trong phim,

truyện)




9

Dạy trẻ về quyền đi đôi với

trách nhiệm




10

Hướng dẫn PH giáo dục

TTN cho trẻ ở nhà




Nhận xét của người quan sát:

.......................................................................................................................................

Phụ lục 7. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho giáo viên mầm non)

Sau khi dự giờ, người quan sát hỏi ý kiến của GV có đồng ý trả lời phỏng vấn hay không. Nếu GV đồng ý, người quan sát giới thiệu mục đích của buổi phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn:

Cảm ơn cô đã nhận trả lời phỏng vấn của người nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn này có mục đích xác định các biện pháp mà GVMN đang sử dụng nhằm giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Chúng tôi cam kết mọi thông tin cô cung cấp được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Cô vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây, hãy nói ra những điều mình nghĩ đến đầu tiên. Chúng tôi không đánh giá đúng hay sai mà chúng tôi chỉ muốn biết suy nghĩ và kinh nghiệm của cô về vấn đề này.

Họ tên giáo viên:…………………………………………………………………… Lớp:……………………………..Trường:………………………………………….

1. Trong chương trình GDMN, lứa tuổi 5-6 tuổi, đã có mục tiêu và nội dung giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ chưa? Cô có thể nêu cụ thể một vài mục tiêu, nội dung không?

2. Trong hoạt động cô vừa tổ chức, cô đã sử dụng biện pháp nào để giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ? Đó là trong tình huống nào? Vì sao cô lại sử dụng biện pháp đó?

3. Ngoài những biện pháp này, cô có sử dụng những biện pháp nào khác để GD tính trách nhiệm cho trẻ không? Cô hãy kể tên và cho ví dụ minh họa.


Biên bản phỏng vấn GV1 – MN02

Thông tin về GV:

Trình độ: Cao đẳng Số năm công tác: 17

Số năm dạy trẻ MGL: 13

1/ Chắc là có rồi nhưng mình không nhớ lắm.

2/ Trong hoạt động làm quen chữ cái vừa rồi, mình chủ yếu dùng biện pháp giao nhiệm vụ, bài tập cho các con. Còn trong các hoạt động hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh thì mình phân công trẻ trực nhật theo tổ, nhóm. Trẻ tự giác đi vệ sinh và đánh răng buổi trưa sau giờ ăn và trước khi đi ngủ, có trẻ không đánh răng thì súc miệng nước muối.

3/ Mình có giáo dục trách nhiệm cho trẻ nhưng còn ít lắm. Chủ yếu là dạy các con ăn xong cất bát, chơi xong cất đồ chơi. Giáo dục trách nhiệm có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Mình cũng chú ý cho trẻ biết các quy định của lớp nhưng trẻ vẫn chưa tự giác làm theo quy định. Mình cũng có phối hợp với gia đình nhưng chủ yếu là các công việc cần PH giúp đỡ chuẩn bị cho một số hoạt động chung của nhà trường, chứ chưa tập trung cụ thể vào giáo dục trách nhiệm, có trao đổi với PH qua phần mềm kidsonline và nhóm zalo.

Phụ lục 8. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho CBQL trường mầm non)

Trước khi phỏng vấn, người nghiên cứu hỏi ý kiến của CBQL có đồng ý trả lời phỏng vấn hay không. Nếu họ đồng ý, người nghiên cứu giới thiệu mục đích của buổi phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn:

Cảm ơn cô đã nhận trả lời phỏng vấn của người nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn này có mục đích xác định thực tiễn giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi đang được triển khai ở trường mầm non. Chúng tôi cam kết mọi thông tin cô cung cấp được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Cô vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây, hãy nói ra những điều mình nghĩ đến đầu tiên. Chúng tôi không đánh giá đúng hay sai mà chúng tôi chỉ muốn biết suy nghĩ và kinh nghiệm của cô về vấn đề này.

Họ tên CBQL:…………………………………………………………………… Chức vụ:…………………………………………………………………………. Trường:…………………………………………………………………………..

1. Theo cô, thế nào là trách nhiệm?

2. Một trẻ có trách nhiệm thường có những biểu hiện gì?

3. Thế nào là giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ em?

4. Trường cô đã triển khai giáo dục TTN cho trẻ mầm non chưa?

5. GVMN có vai trò gì trong giáo dục TTN cho trẻ?

6. GV ở trường cô đã sử dụng những biện pháp nào để giáo dục TTN cho trẻ

7. Cơ sở vật chất của nhà trường có đảm bảo thực hiện các Quyền của trẻ em?

8. Trường cô đã có hình thức nào phối hợp với phụ huynh trong giáo dục TTN cho trẻ?

Biên bản phỏng vấn CBQL

Mã số: MN02-QL

1/Trách nhiệm là ý thức với công việc của mình: mục tiêu, công việc hoàn thành, quan trọng nhất là thái độ, ý thức việc mình làm.

2/Trẻ trách nhiệm là trẻ nhận định được việc mình có thể làm, không phải lúc nào mình cũng phải làm hết, làm đúng, các con nhận ra được những quy định, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Ví dụ: ăn xong cất bát, chơi xong cất đồ chơi, làm việc một cách tự nguyện. Từ ý thức được sẽ tự giác trong công việc.

3/Giáo dục trách nhiệm cho trẻ: bản thân người lớn phải có trách nhiệm, làm mẫu trong mọi hành vi của cuộc sống. Tạo nhiều hình mẫu cho trẻ để trẻ có hình dung ban đầu về người có trách nhiệm, GD trách nhiệm ở đây là tạo một môi trường có trách nhiệm.

4/Chưa có chương trình một cách chính thống, nhưng đã nói tới giáo dục trách nhiệm thường xuyên liên tục, BGH luôn nhắc nhở giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp về tính trách nhiệm. Ví dụ: Quy định của nhà trường là nghỉ tối đa 2 buổi một tháng, nhưng một số GV vẫn có lí do để xin nghỉ nhiều hơn vì họ chưa thực sự nỗ lực cố gắng và chưa thực sự hiểu rằng đó là công việc và trách nhiệm phải hoàn thành. Không có chuyên đề cụ thể nhưng việc nói đến trách nhiệm là thường xuyên liên tục.

Đối với trẻ, BGH quan tâm nhắc nhờ GV thể hiện trách nhiệm làm gương cho trẻ: để đồ ngăn nắp, chú ý lời ăn tiếng nói hàng ngày; luôn ý thức dạy trẻ gọn gàng ngăn nắp. Nhưng kết quả thực tiễn chỉ 50% GV đạt được.

5/Vai trò của GVMN: Vai trò của GV và PH là ngang nhau, trong việc giáo dục trách nhiệm cho trẻ, nhưng vai trò của GV có nhỉnh hơn vì trẻ nghe lời cô hơn. Cô là hình mẫu, cô tổ chức hoạt động có quy củ để giáo dục trách nhiệm cho trẻ, nhưng môi trường giáo dục của bố mẹ đa dạng hơn. Đối với cô, thời gian nhiều, hoạt động lặp đi lặp lại; còn với bố mẹ các hoạt động và mối quan hệ phong phú hơn. Ở lớp trách nhiệm của con là cất đồ dùng đồ chơi; nhưng trong cuộc sống, bố mẹ sẽ nảy sinh nhiều tình huống có trách nhiệm hơn trong ứng xử với con cái, trong sinh hoạt gia đình, trong quan hệ với mọi người xung quanh. Ví dụ bố mẹ đùn đẩy nhau việc tắm cho con, làm việc nhà; trẻ sẽ hiểu được. Trẻ có thể nói: “Bố tắm mà, hôm nay bố tắm cho con mà” “Bố tắm cho con rồi thì mẹ rửa bát”, trẻ hiểu về sự phân công công việc trong gia đình.

6/Biện pháp GV đã sử dụng để GD trách nhiệm

- GV là một hình mẫu rất quan trọng, GV phải là người có trách nhiệm thì mới giáo dục được TTN cho trẻ. Tuy nhiên không phải giáo viên nào trong trường cũng đã thể hiện tốt trách nhiệm của mình. Ví dụ như sáng đến lớp mới xem bài hôm nay học gì và đi chuẩn bị đồ dùng, dẫn đến thiếu đồ dùng, học liệu. Có giáo viên nghỉ chỉ báo trước giờ đón trẻ 1 tiếng đồng hồ. Tôi rất mong muốn có biện pháp hiệu quả để giáo viên thấy được mình phải là người có trách nhiệm, từ đó mọi biện pháp giáo dục khác giáo viên sẽ làm được.

- Sử dụng từ ngữ liên quan đến trách nhiệm: chưa sử dụng hoặc rất ít.

- Sử dụng các tình huống hàng ngày: chưa sử dụng. Nếu làm, tôi sẽ hướng dẫn GV phân tích cho trẻ hiểu về trách nhiệm ngay khi tình huống xảy ra, hoặc thảo luận vào cuối giờ (giờ chiều). Trong một ngày, GV nên trò chuyện với trẻ luôn vì nếu để sang hôm sau trẻ sẽ quên ngay.

- GV có sử dụng các câu chuyện kể về trách nhiệm, nhưng chưa khai thác được sâu. Họ mới chỉ giáo dục đạo đức chung chung như đó là tốt hay xấu, ngoan hay chưa ngoan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022