Chương Trình Đào Tạo Và Chương Trình Đào Tạo Hệ Vlvh

sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục ở mỗi nước, song giáo dục người lớn đều là những bộ phận quan trọng, cần thiết của quan niệm mới về giáo dục và học tập suốt đời. Cũng tại Đức trong xu thế toàn cầu hóa, người ta lại bàn nhiều đến giáo dục cho người lớn với các ý tưởng: giáo dục người lớn VLVH để thừa nhận giá trị của con người; giáo dục VLVH không chỉ để tạo điều kiện bình đẳng giữa người và người mà còn coi đây là nguồn lực lao động có chất lượng giúp cho KT - XH phát triển và VLVH cũng chính là để cải tạo xã hội hướng đến việc học suốt đời trong xây dựng xã hội học tập.

Unessco, với tư cách là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục đã khuyến nghị “Giáo dục cần giữ vai trò chủ đạo trong việc đẩy mạnh giáo dục hệ VLVH như một bộ phận không thể thiếu của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia”

Hội nghị lần thứ III, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về giáo dục thường xuyên do Unessco tổ chức tại KulaLumpur, Malaysia từ ngày 19 đến ngày 28 tháng 8 năm 1996, đã thể hiện sự quan tâm của các nước về giáo dục hệ VLVH. Hội nghị đã thừa nhận sự đóng góp to lớn của hệ VLVH đối với việc nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội, phát triển cá nhân, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, đồng thời khẳng định vai trò của giáo dục VLVH là chìa khóa bước vào thế kỷ XXI.

Từ những năm 1949 tại Ensinore (Đan Mạch) các nhà khoa học đã bàn về giáo dục cho người lớn. Năm 1960 tại Montreal (Canada) đã mở hội nghị bàn nhiều về việc làm thế nào để xóa mù chữ cho người lớn tuổi vừa đi làm vừa có thể học được. Năm 1972 tại Tokyo (Nhật bản) vấn đề dân chủ trong giáo dục và giáo dục cho người lớn được nhìn nhận là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia.

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Hiện trên cả nước có khoảng gần 90 cơ sở đào tạo đại học bao gồm các trường đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học công lập, bán công,

dân lập và các học viện. Vừa qua có rất nhiều những bài báo, hội thảo được đưa ra bàn về vấn đề đào tạo hệ VLVH tại các trường đại học trên toàn quốc và các cơ sở liên kết đào tạo.

Tác giả Nguyễn Thanh Hoàng - Cán bộ Phòng QLĐT hệ VLVH, Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân đã có bài báo được đăng tải trên Tạp chí KHGD CSND số 73 với tiêu đề “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý học viên hệ VLVH mở tại công an các đơn vị, địa phương trong giai đoạn hiện nay” trong đó tác giả nêu ra một số tồn tại trong quản lý đào tạo VLVH và đưa ra một số biện pháp khắc phục.

Bài báo “Chất lượng đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Hạn chế, nguyên nhân và một số đề xuất của tác giả Nguyễn Thị Hoàng - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại các trường CĐ, ĐH Việt Nam” do Viện nghiên cứu Giáo dục tổ chức tháng 12/2013).

Ngoài ra còn có nhiều tác giả nghiên cứu về CTĐT và phát triển CTĐT. Trong giới hạn tập trung nghiên cứu, chúng tôi xin dẫn một số nghiên cứu tiểu biểu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Tác giả Trần Hữu Thoan nghiên cứu về “Phát triển chương trình giáo dục”, đã tập trung vào vấn đề cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chương trình và chương trình môn học; Tác giả Phạm Hồng Quang nghiên cứu về “Phát triển chương trình đào tạo giáo viên những vấn đề lí luận và thực tiễn” tập trung tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình và phát triển chương trình từ đó tác giả đề xuất các biện pháp đổi mới chương trình đào tạo trong các trường sư phạm hiện nay và định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Tác giả Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục; Tác giả Nguyễn Thanh Sơn - Trường Đại học Yersin Đà Lạt nghiên cứu về “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra”; Tác giả Lâm Quang Thiệp và Lê Viết Khuyến

nghiên cứu về “Phát triển chương trình giáo dục/đào tạo đại học”. Ở cấp độ luận án tiến sĩ có công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Duy Hiền về “Quản lý quá trình đào tạo đại học VLVH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”

Bên cạnh đó còn nhiều luận văn thạc sĩ đề cập tới công tác quản lý đào tạo, chú ý đến những vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đào tạo hệ VLVH, có thể kể tên một số công trình như: Luận văn thạc sĩ giáo dục năm 2014 của tác giả Bùi Chính - Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên “Quản lý đào tạo hệ VLVH tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”. Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2014 của tác giả Mai Thị Hồng Nhung “Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên”

Hầu hết các công trình nghiên cứu và những bài viết của cá tác giả đều đánh giá thực trạng tại cơ sở và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH tại các đơn vị.

Đánh giá chung: Vấn đề chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo, quản lý chương trình đào tạo hệ VLVH đã được nhiều tác giả nghiên cứu bước đầu đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH trong trường đại học. Những nghiên cứu trên đã cung cấp phương pháp luận và cơ sở để chúng tôi nghiên cứu quản lý thực hiện chương trình hệ VLVH ở trường đại học hiện nay.

1.2. Những khái niệm công cụ

1.2.1. Chương trình đào tạo và chương trình đào tạo hệ VLVH

1.2.1.1. Chương trình đào tạo

Chương trình là tổ hợp các kinh nghiệm và hoạt động được tổ chức trong một môi trường sư phạm nhất định nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nhưng năng lực trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động. Nó thể hiện mục tiêu giáo dục mà học sinh đạt được trong một khoảng thời gian xác định đồng thời xác định rõ nội dung dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học, các hình thức đánh giá kết quả học tập cũng như những điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Trong lịch sử giáo dục, thuật ngữ "chương trình đào tạo"xuất hiện từ năm 1820, tuy nhiên phải đến giữa thế kỉ XX, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kì và một số nước có nền giáo dục phát triển. Chương trình đào tạo có gốc Latinh là Currere, có nghĩa là "to run" (chạy, điều hành hoặc "to run a course” - điều hành một khoá học). Do vậy, định nghĩa truyền thống của chương trình đào tạo là "một khoá học”

Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001. Chương trình đào tạo được hiểu là “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu,yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn , kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”

Bobbitt (1924) cho rằng Chương trình đào tạo có thể được định nghĩa là hệ thống các hoạt động nhằm phát hiện khả năng hoặc hoàn thiện người học.

Mô hình thể hiện khái niệm chương trình đào tạo của Bobbitt 1924 Hollis và Doak 1

Mô hình thể hiện khái niệm chương trình đào tạo của Bobbitt (1924)

Hollis và Doak Campbell (1935) cho rằng chương trình đào tạo bao gồm tất cả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Chương trình đào tạo được xem là một chuỗi kinh nghiệm

được nhà trường phát triển nhằm giúp người học tăng cường tính kỉ luật, phát triển năng lực tư duy và hành động. Chương trình đào tạo gồm tất cả những gì người học có được nhằm đạt các mục đích và mục tiêu cụ thể. Chương trình đào tạo được xây dựng theo khung lí thuyết và nghiên cứu hoặc những thực tiễn nghề nghiệp trong quá khứ hay hiện tại [2].

Mô hình thể hiện khái niệm chương trình đào tạo của Hollis và Doak Campbell 1935 2

Mô hình thể hiện khái niệm chương trình đào tạo của Hollis và Doak Campbell (1935)

Dưới tác động mạnh mẽ của xã hội tới giáo dục, người học tiếp nhận nhiều kinh nghiệm xã hội phong phú không chỉ từ trường học. Theo đó, chương trình đào tạo được mở rộng hơn là bản kế hoạch học tập hoặc cung cấp cơ hội học tập cho người học để đạt mục đích giáo dục đã đề ra.

Theo tác giả Tim Wentling (1993), "Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Về cấu trúc, Tyler (1949) cho rằng chương trình đào tạo phải bao gồm 4 thành tố cơ bản của nó là: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp và quy trình đào tạo và cách đánh giá kết quả đào tạo [18].

Chương trình đào tạo không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình ĐT, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động ĐT để đạt được mục tiêu ĐT.

Chương trình vừa cần cụ thể, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành. Những thành tố nói trên thường được trình bày ở nhiều loại văn bản, chương trình khác nhau như: Định hướng phát triển chương trình giáo dục; các vấn đề chung về chương trình; chuẩn đầu ra; chương trình môn học hoặc lĩnh vực học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình; hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; giáo trình và tài liệu tham khảo... và được gọi là bộ phận nhìn thấy của chương trình. Bên cạnh đó, bao giờ cũng có những thành tố quan trọng khác nhưng được thiết kế lồng ghép, thẩm thấu vào tất cả các thành tố trên, như cơ sở Triết học, Tâm lí học, Giáo dục học, Xã hội học, Văn hoá... và gọi là bộ phận ẩn của chương trình.

Như vậy, cấu trúc của chương trình bao gồm hai nhóm thành phần chính: Kết quả kì vọng mà người học sẽ đạt được sau một thời gian học tập và cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để đạt được những kì vọng đó.

“Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác” (Điều 41-Luật GD 2005).

Từ đó, chương trình đào tạo có thể xem là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động đào tạo, bao gồm: Mục đích đào tạo, mục tiêu, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo và hình thức tổ chức đào tạo (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học), phương thức đánh giá kết quả đào tạo.

1.2.1.2. Chương trình đào tạo hệ VLVH

Theo Luật Giáo dục đại học, chương trình đào tạo đại học gồm: Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác (Luật Giáo dục đại học - Điều 36. Chương 1).

Chương trình đào tạo hệ VLVH ở trường đại học là chương trình giáo dục đại học cho một khóa học, cho đối tượng là những người đang làm việc tại các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp học để hoàn thiện phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Đào tạo liên thông đại học có hai hình thức là đào tạo liên thông dọc (đào tạo nâng chuẩn từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học của cùng một ngành/nhóm ngành) và liên thông ngang (đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 cho người học đã có một văn bằng đại học thứ nhất) với hình thức tuyển thẳng và thi tuyển theo Quy định về đào tạo cấp bằng ĐH thứ 2 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2001.

Chương trình đào tạo hệ VLVH trình độ đại học được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Nội dung chương trình VLVH phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo.

1.2.1.3. Chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ tiếng Anh

Chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ tiếng Anh là chương trình giáo dục đại học cho đối tượng là những người đang làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao trong công việc.

1.2.2. Thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH

Thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH là quá trình triển khai hoạt động đào tạo hệ VLVH thông qua vai trò chủ yếu của giảng viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu ĐT đề ra. Để thực hiện CTĐT hệ VLVH cần phải có các điều kiện của hoạt động đào tạo như: Cơ sở vật chất, kế hoạch ĐT, giảng

viên và sinh viên. Để đảm bảo thực hiện tốt CTĐT hệ VLVH thì cần có vai trò của nhà quản lý hay công tác quản lý thực hiện CTĐT.

1.2.3. Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH

Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH là quá trình huy động, tổ chức và sử dụng các nguồn lực của nhà quản lý giáo dục nhằm đảm bảo tiến trình, nội dung của kế hoạch đào tạo và những yêu cầu về chất lượng theo mục tiêu của chương trình đào tạo.

1.2.4. Biện pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH

Biện pháp quản lý là tổ hợp các tác động có định hướng, cách làm cụ thể của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Biện pháp quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH là cách làm, cách thức tổ chức, quản lí cụ thể của nhà quản lý - hiệu trưởng nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ĐT hệ VLVH trong môi trường giáo dục và xã hội luôn thay đổi.

1.3. Một số vấn đề lý luận về chương trình đào tạo hệ VLVH

1.3.1. Mục tiêu đào tạo

Theo Luật Giáo dục 2005 - Điều 39, mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Mục tiêu đào tạo hệ VLVH là sự diễn đạt cụ thể những gì người học cần đạt được sau khi kết thúc CTĐT hệ VLVH. Mục tiêu định hướng cho việc thực hiện được chuẩn đầu ra của CTĐT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023