Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Khoa ngoại ngữ đại học Thái Nguyên - 2

3.4.3. Kết quả 87

Kết luận chương 3 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1. Kết luận 93

2. Khuyến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


CBG : Chưa bao giờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

CBQL : Cán bộ quản lý

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CT : Chương trình

Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Khoa ngoại ngữ đại học Thái Nguyên - 2

CTĐT : Chương trình đào tạo

ĐHTN : Đại học Thái Nguyên

ĐK : Đôi khi

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giảng viên

HĐGD : Hoạt động giảng dạy

HTTC : Hình thức tổ chức

PP : Phương pháp

PPGD : Phương pháp giảng dạy

RTX : Rất thường xuyên

SV : Sinh viên

TC : Tín chỉ

THPT : Trung học phổ thông

TX : Thường xuyên

VLVH : Vừa làm vừa học

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV và SV về các khái niệm trong nội dung thực hiện CTĐT hệ VLVH 42

Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV và SV về vai trò của Hiệu trưởng và cơ sở liên kết ĐT trong QL thực hiện CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh ở Khoa Ngoại ngữ 45

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, GV và SV về nội dung thực hiện CTĐT

hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 48

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV và SV về nội dung QL thực hiện

CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 50

Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, GV và SV về thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh ở Khoa NN - ĐHTN 53

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về nội dung quản lý thực hiện CTĐT

hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 60

Bảng 2.7. Đánh giá của SV về nội dung quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 61

Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL và GV về việc sử dụng PP quản lý thực hiện

CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 69

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 88

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh 89

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục và đào tạo: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức…”

Giáo dục đại học hiện nay hướng đến mục tiêu “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN” (Trích nghị quyết 14 của Chính phủ).

Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có những biến chuyển rõ rệt về quy mô và chất lượng, có đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần đáp ứng cao yêu cầu của xã hội, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nước ta và là một yếu tố tích cực góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đào tạo hệ VLVH có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ mục tiêu đào tạo của nước ta đến năm 2020 và là loại hình đào tạo được phát triển trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay vì hình thức này tạo điều kiện và tạo ra cơ hội học tập cho người học, số sinh viên theo học hệ VLVH là một con số không nhỏ nhưng trong thời gian vừa qua loại hình đào tạo này các cơ sở đào tạo chỉ chú trọng về số lượng nhưng chất lượng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân được xem là cấp thiết đó là công tác quản lý giáo dục, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trình độ sinh viên.

Hiện nay Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên đã và đang chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo song vẫn còn những hạn chế đặc biệt là hạn

chế về thực hiện chương trình đào tạo. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này song chưa có luận văn nào nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

Xuất phát từ những lý do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH đã được Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên quan tâm thực hiện song còn chưa thực sự hiệu quả. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn để sử dụng trong công tác quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở trường đại học.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh ở Khoa Ngoại ngữ - Đại

học Thái Nguyên trong đó chủ thể quản lý là Trưởng Khoa trực thuộc Đại học vùng (tương đương với Hiệu trưởng trường đại học)

6.2. Khách thể điều tra: Các cán bộ quản lý, các giảng viên tham gia giảng dạy và sinh viên hệ VLVH của Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích, thu thập tài liệu; phương pháp lịch sử. Sử dụng các phương pháp để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình đào tạo ở trường đại học.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm và phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Sử dụng các phương pháp này để điều tra thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

7.3. Các phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê, phương pháp kiểm định giả thuyết. Sử dụng các phương pháp này để tổng hợp, xử lý các số liệu nghiên cứu về thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên; kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở trường đại học

Chương 2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Chương 3: Một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quy trình phát triển chương trình. Năm 1926, Rugg nghiên cứu hoạt động phát triển chương trình như một quá trình gồm 3 bước: Xác định mục tiêu cơ bản, chọn lựa các hoạt động và tài liệu giảng dạy, xây dựng mô hình có hiệu quả nhất.

Năm 1950, Ralp Tyler hoàn thiện quy trình phát triển chương trình đào tạo thành bốn giai đoạn, gồm:"Mục đích mà các nhà trường đạt được, những hoạt động cần thiết để đạt được mục đích của giáo dục, cách thức để tổ chức hoạt động có hiệu quả, cách thức để có thể xác định được các mục tiêu giáo dục" [11].

Năm 1962, mô hình xây dựng, phát triển chương trình dạy học của Tyler được Taba phát triển gồm bảy giai đoạn chính: Đánh giá nhu cầu, xây dựng các mục tiêu, chọn lựa nội dung, sắp xếp nội dung, chọn lựa các yêu cầu học tập, tổ chức các hoạt động học tập, xác định đối tượng và phương pháp đánh giá. Đối với mỗi giai đoạn, Taba đề ra các bước nhỏ và các tiêu chí tương ứng [11].

Tiếp cận vấn đề phát triển chương trình đào tạo, Tim Wenting đã nghiên cứu quá trình đào tạo thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá. Theo Tim Wentling, phát triển chương trình đào tạo là quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả chương trình đào tạo với đầy đủ mục tiêu, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, các phương tiện hỗ trợ đào tạo và cách đánh giá kết quả của người học. Tuy nhiên chương trình đào tạo sao khi đưa vào thực thi, được đánh giá thì những thông tin phải hồi đó luôn được sử dụng ngay

trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương trình khi kết thúc một chu kì sau, cùng với việc phân tích các nhu cầu mới về đào tạo. Chương trình đào tạo được hoàn thiện và không ngừng phát triển cùng với quá trình đào tạo. Phát triển chương trình đào tạo vì vậy là một quá trình liên tục khép kín, khâu nọ tác động đến khâu kia.

Tiếp cận theo phương pháp luận khoa học giáo dục hiện đại, tiếp cận xu hướng giáo dục mới của thời đại, từ các quan điểm của UNESCO về phát triển giáo dục và quản lý giáo dục cần được nhất quán tiếp cận chương trình ở khâu thiết kế, tổ chức quản lý quá trình thực hiện và tổ chức thẩm định đánh giá. Các chương trình phải được tiếp cận từ cơ sở khoa học tương ứng và các điều kiện khác (người học, yêu cầu nghề nghiệp và mục tiêu của bậc học)

Danh mục các công trình nghiên cứu về chương trình và phát triển chương trình có thể kể đến: Bernhard Muszynski - Nguyễn Phương Hoa - Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên, NXB Đại học Sư phạm, 2004; Peter F. Oliva - Xây dựng chương trình học - Developing the Curriculum, NXB Giáo dục, Người dịch TS Nguyễn Kim Dung. Subir Chowdhury - Quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Giao thông vận tải, 2006. Dự án phát triển giáo dục THPT - Khóa tập huấn về phát triển chương trình, (tài liệu dịch tham khảo) của Ian Macpherson và Christine Ludwig, Australia, 2005.

Năm 1972, Edgar Farue - Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về phát triển giáo dục (thuộc UNESCO) trong báo cáo với nhan đề “Học để tồn tại: thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai” đã làm xoay chuyển nhận thức về giáo dục với những khái niệm quan trọng là “Học suốt đời” “tính phù hợp”.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu cụ thể về chương trình đào tạo, quản lý phát triển chương trình đào tạo, trong các hoạt động của các tổ chức giáo dục cho người lớn trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề này. Bản tuyên ngôn tại Hội nghị thế giới lần thứ V về giáo dục người lớn, giáo dục VLVH, tổ chức tại thành phố Hamburg Cộng hòa liên bang Đức tháng 7 năm 1997 đã khẳng định: Giáo dục người lớn (hệ VLVH) tuy khác nhau về tổ chức, tùy theo

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí