- Phối hợp với cơ sở liên kết đào tạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên theo quy định của pháp luật;
- Trong nhà trường, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng ĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh.
- Hiệu trưởng là người quyết định phối hợp với cơ sở liên kết đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh.
- Hiệu trưởng là người quyết định trong quản lý chất lượng thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh.
* Cơ sở liên kết đào tạo
Cơ sở liên kết đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo đó là các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, ĐH, các ĐH, học viện trung tâm GDTX cấp tỉnh.
Cơ sở liên kết đào tạo có chức năng, vị trí và vai trò quan trọng trong việc phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, máy móc thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy và người học. Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy - học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ánh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh; Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với người học, quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành. Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh, có trách nhiệm liên hệ với đơn vị y tế khi có những sự cố xảy ra đe doạ đến sức khoẻ người dạy và người học.
1.4.2. Mục tiêu quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh ở trường đại học
Quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh trong các trường đại học khối ngành ngôn ngữ nhằm ĐT ra những nhà chuyên môn có
khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức về xã hội rộng, hiểu biết về môi trường địa phương, quốc tế, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân, trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực có sử dụng tiếng Anh. Các mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức:
Sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu; vận dụng được các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hoạt động biên phiên dịch và nghiên cứu.
Nắm vững lý thuyết tiếng Anh về ngữ pháp, ngữ âm, âm vị học, ngữ nghĩa, ngữ dụng học, lý thuyết biên, phiên dịch Anh - Việt và Việt - Anh.
Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của ngữ pháp tiếng Anh, diễn ngôn tiếng Anh, vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn
Có những kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa, tôn giáo của các quốc gia nói tiếng Anh.
Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về khu vực, các vấn đề quốc tế, đặc biệt, các vấn đề của các nước nói tiếng Anh như Anh, Mĩ, các kĩ năng nghiên cứu trong lĩnh vực quốc tế học nhằm phục vụ các công việc liên quan đến quốc tế học như nghiên cứu, đối ngoại, báo chí, truyền thông...
- Về kỹ năng:
+ Kỹ năng cứng, gồm: Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
+ Kỹ năng mềm, gồm: Kỹ năng cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.
- Về phẩm chất đạo đức
+ Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, trách nhiệm, đảm bảo tính công bằng, vô tư, đảm bảo bí mật thông tin của đối tác và bí mật thông tin
của công. Có thái độ đúng và hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ. Thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Ứng xử tốt thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.
+ Phẩm chất đạo đức xã hội: Có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân. Có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước, có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
- Về thái độ: SV tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng ở nhiều vị trí khác nhau.
+ Biên dịch, phiên dịch của các Bộ, Ban, Ngành, các Tổ chức quốc tế;
+ Cán bộ ngoại giao - Bộ ngoại giao; Cán bộ đối ngoại, cán bộ kinh doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông.
+ Doanh nghiệp nước ngoài hoặc trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu...
+ Giáo viên tiếng Anh (sau khi được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm)
Mục tiêu quản lí thực hiện CTĐT hệ VLVH nhằm không ngừng điều chỉnh để đạt được mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động, phù hợp với xu hướng chung của xã hội và trên thế giới.
1.4.3. Nội dung quản lí thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh
1.4.3.1. Quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo
Quản lí thực hiện mục tiêu ĐT là quản lý chỉ đạo khoa, bộ môn, giảng viên thực hiện chương trình đào tạo theo đúng các yêu cầu chuẩn đầu ra của từng môn học trên cơ sở đó sẽ đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Cụ thể: Từ mục tiêu đào tạo của CT, ngành, mục tiêu của
môn học/ học phần hiệu trưởng tổ chức cho giảng viên thực hiện mục tiêu các môn học thông qua mục tiêu bài học đáp ứng yêu cầu của môn học/ CTĐT.
1.4.3.2. Quản lí thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo
- Khung chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh
Mã MH | Tên môn học | Khối lượng học tập | Học kỳ dự kiến | HP tiên quyết, học trước | |||
Số TC | LT | TH | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I. Nhóm môn học giáo dục đại cương lựa chọn bắt buộc: 06 tín chỉ | |||||||
1 | RUS131 | Tiếng Nga 1 | 3 | 30 | 30 | I | |
FRE131 | Tiếng Pháp 1 | 3 | 30 | 30 | |||
CHI131 | Tiếng Trung Quốc 1 | 3 | 30 | 30 | |||
2 | RUS132 | Tiếng Nga 2 | 3 | 30 | 30 | RUS131 | |
FRE132 | Tiếng Pháp 2 | 3 | 30 | 30 | FRE131 | ||
CHI132 | Tiếng Trung Quốc 2 | 3 | 30 | 30 | CHI131 | ||
II.a Nhóm môn học giáo dục cơ sở bắt buộc: 64 tín chỉ | |||||||
3 | EPD221 | Luyện âm tiếng Anh | 2 | 15 | 30 | I | |
4 | EGR221 | Ngữ pháp tiếng Anh 1 | 2 | 30 | 30 | ||
5 | EOI241 | Khẩu ngữ TA trung cấp 1 | 4 | 45 | 30 | ||
6 | EWI241 | Bút ngữ TA trung cấp 1 | 4 | 45 | 30 | ||
7 | EOI242 | Khẩu ngữ TA trung cấp 2 | 4 | 45 | 30 | II | EOI241 |
8 | EWI242 | Bút ngữ TA trung cấp 2 | 4 | 45 | 30 | EWI241 | |
9 | EOU241 | Khẩu ngữ TA trung CC 1 | 4 | 45 | 30 | EOI242 | |
10 | EWU241 | Bút ngữ TA trung CC 1 | 4 | 45 | 30 | EWI242 | |
11 | EOU242 | Khẩu ngữ TA trung CC 2 | 4 | 45 | 30 | EOU241 | |
12 | EWU242 | Bút ngữ TA trung CC 2 | 4 | 45 | 30 | III | EWU241 |
13 | EOA241 | Khẩu ngữ TA cao cấp 1 | 4 | 45 | 30 | EOU242 | |
14 | EWA241 | Bút ngữ TA cao cấp 1 | 4 | 45 | 30 | EWU242 | |
15 | EOA242 | Khẩu ngữ TA cao cấp 2 | 4 | 45 | 30 | EOA241 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Khoa ngoại ngữ đại học Thái Nguyên - 2
- Chương Trình Đào Tạo Và Chương Trình Đào Tạo Hệ Vlvh
- Phương Pháp, Quy Trình Và Hình Thức Tổ Chức Đào Tạo
- Quản Lý Thực Hiện Điều Kiện Đảm Bảo Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo
- Khái Quát Về Khoa Ngoại Ngữ - Đại Học Thái Nguyên
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv Và Sv Về Nội Dung Thực Hiện Ctđt
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Mã MH | Tên môn học | Khối lượng học tập | Học kỳ dự kiến | HP tiên quyết, học trước | |||
Số TC | LT | TH | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
16 | EWA242 | Bút ngữ TA cao cấp 2 | 4 | 45 | 30 | EWA241 | |
17 | EGR232 | Ngữ pháp tiếng Anh 2 | 3 | 30 | 30 | IV | |
18 | ETR231 | Dịch tiếng Anh 1 | 3 | 30 | 30 | ||
19 | ETR232 | Dịch tiếng Anh 2 | 3 | 30 | 30 | ||
20 | ECS231 | Đất nước học Anh-Mỹ | 3 | 30 | 30 | ||
II.b. Nhóm môn học giáo dục cơ sở lựa chọn bắt buộc: 5 tín chỉ | |||||||
21 | ECC231 | Giao tiếp giao văn hóa | 3 | 30 | 30 | IV | |
EPR231 | Ngữ dụng học tiếng Anh | 3 | 30 | 30 | |||
EDA231 | Phân tích diễn ngôn | 3 | 30 | 30 | |||
22 | EMA221 | Đề án tạp chí | 2 | 0 | 60 | ||
EDR221 | Đề án kịch tiếng Anh | 2 | 0 | 60 | |||
EEX221 | Đề án du lịch | 2 | 0 | 60 | |||
ECU221 | Đề án văn hóa | 2 | 0 | 60 | |||
ETV221 | Đề án truyền hình | 2 | 0 | 60 | |||
III. Nhóm môn học giáo dục chuyên ngành lựa chọn bắt buộc: 02 tín chỉ | |||||||
23 | EBC321 | T. Anh giao tiếp kinh doanh | 2 | 15 | 30 | IV | |
ETH321 | T. Anh du lịch khách sạn | 2 | 15 | 30 | |||
EFB321 | T. Anh tài chính ngân hàng | 2 | 15 | 30 |
Tổng số tín chỉ tích lũy: 77 tín chỉ
Từ khung CTĐT xây dựng kế hoạch ĐT toàn khóa, kế hoạch ĐT từng học kỳ và các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch ĐT của khóa học, từng kỳ học.
Quản lí thực hiện kế hoạch ĐT nhằm đảm bảo mọi hoạt động ĐT của ngành Ngôn ngữ Anh được thực hiện đúng CT, tiến trình ĐT đã xây dựng. Các khối kiến thức, môn học bắt buộc, tự chọn được xây dựng theo trình tự đảm bảo điều kiện tiên quyết, khoa học phù hợp điều kiện của địa phương, của đơn vị đào tạo và cơ sở liên kết đào tạo.
Quản lí thực hiện kế hoạch ĐT ngành Ngôn ngữ Anh là quản lý thực hiện các kế hoạch: Kế hoạch phân công giờ giảng của GV cấp khoa; kế hoạch học tập toàn khóa, năm học, kì học, thi hết học phần; kế hoạch coi thi, chấm thi; kế hoạch kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phía người học đối với GV.
1.4.3.3. Quản lí thực hiện nội dung đào tạo
Nội dung ĐT ngành Ngôn ngữ Anh hiện nay được cấu trúc thành lĩnh vực kiến thức có 77 TC: Nhóm môn học giáo dục đại cương lựa chon bắt buộc : 06 TC gồm các môn học/học phần lựa chọn bắt buộc (ngoại ngữ 2 - tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc), nhóm môn học giáo dục cơ sở bắt buộc 64 TC (Luyện âm, Ngữ pháp, Dịch, Đất nước học Anh - Mĩ, Khẩu ngữ, bút ngữ), nhóm môn học giáo dục cơ sở lựa chọn bắt buộc: 5 TC (Giao tiếp giao văn hóa, ngữ dụng học, phân tích diễn ngôn, các môn đề án), nhóm môn học giáo dục chuyên ngành lựa chọn bắt buộc: 02 TC (tiếng Anh giao tiếp kinh doanh, tiếng Anh du lịch khách sạn, tiếng Anh tài chính ngân hàng).
Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình người hiệu trưởng cần phải:
- Yêu cầu giảng viên lập kế hoạch môn học, phần thực hiện chương trình phải thể hiện rõ từng bài.
- Tạo điều kiện về mặt thời gian để giảng viên thực hiện chương trình.
- Trong QL hiệu trưởng phải sử dụng các hình thức để quản lý chương trình như kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình, dự giờ kiểm tra sinh viên, sử dụng thời khóa biểu để kiểm soát chương trình. Quản lý nội dung phải theo tiến trình được thể hiện thông qua việc quản lý lớp môn học: tên bài, thời gian giảng dạy, có xác nhận của cán bộ lớp, có xác nhận của giảng viên và có xác nhận của người được giao nhiệm vụ phụ trách của cơ sở liên kết đào tạo
Việc kiểm tra thực hiện chương trình phải được làm thường xuyên kịp thời. Sau khi kiểm tra phải có kế hoạch điều chỉnh, xử lý vi phạm.
1.4.3.4. Quản lý thực hiện phương pháp đào tạo
Quản lý thực hiện các phương pháp ĐT ngành Ngôn ngữ Anh trên cơ sở quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV nhằm hình thành động cơ
nhận thức, các phương pháp nhận thức, bồi dưỡng cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV, tăng cường sử dụng các phương pháp phát huy năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tăng cường các giờ học thực tế tại phòng thực hành, các cơ sở doanh nghiệp liên kết với nước ngoài.
Quán triệt vận dụng hiệu quả các phương pháp sau dạy học dùng lời, các phương pháp dạy học trực quan, các phương pháp thực hành, thực tiễn và các phương pháp kiểm tra, đánh giá trên cơ sở căn cứ vào đặc thù của môn học trong chương trình đào tạo như môn học khẩu ngữ trong chương trình đào tạo giảng viên thiên về thực hành nói; nói đối thoại giữa hai người, thuyết trình...; khi dạy môn học bút ngữ giảng viên lại sử dụng thiên về phương pháp dùng lời và thực hành.
1.4.3.5. Quản lý thực hiện hình thức tổ chức hoạt động đào tạo
Quản lý thực hiện hình thức tổ chức hoạt động ĐT vừa đảm bảo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT vừa phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của ngành Ngôn ngữ Anh, của địa phương và của đơn vị đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và thực tiễn xã hội.
Quản lý thực hiện hình thức tổ chức hoạt động ĐT đi vào đổi mới thực hiện hình thức lập kế hoạch; hình thức tổ chức lớp học, tổ chức thi, chấm thi; hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV.
1.4.3.6. Quản lý người dạy và hoạt động giảng dạy
Quản lý người dạy và hoạt động giảng dạy của GV ngành Ngôn ngữ Anh thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của GV tham gia giảng dạy, bao gồm các nội dung: Quản lý việc người GV thực hiện quy chế ĐT; quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung ĐT; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức ĐT, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Mọi trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của GV thực hiện theo các văn bản,
nghị định, chỉ thị của Chính phủ, của BGD&ĐT, của ngành và của Nhà trường
như: Luật giáo dục; Thông tư quy định chế độ làm việc GV số 47/2004/BGDĐT ngày 31/12/2015 của BGD&ĐT và được cụ thể hóa trong từng nhà trường,....
Trong hoạt động ĐT, GV là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình ĐT, bằng hoạt động dạy của mình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của SV. Vì vậy, mỗi GV cần không ngừng học tập để trở thành “tấm gương đạo đức, tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo” cho SV. Ngoài công tác chuyên môn, GV cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thực hiện ngày càng cao của người học. Phân công giáo viên dạy hệ VLVH yêu cầu giáo viên phải đáp ứng được chuyên môn, đúng sở trường, phù hợp với điều kiện cá nhân để giảng viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Quản lý việc giảng viên chuẩn bị cho quá trình giảng dạy như giáo trình, tài liệu môn học phát cho sinh viên bằng sổ ghi đầu bài và theo dõi giảng dạy, quản lý việc tổ chức các hoạt động học theo đúng tiến trình trình tự nội dung bài học, phương pháp dạy bằng việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, lập kế hoạch kiểm tra dự giờ, đánh giá chuyên môn đảm bảo cho giảng viên thực hiện tốt trong tổ chức hoạt động dạy học.
Quản lý giảng viên là quản lý việc đánh giá kết quả học tập của giảng viên, bằng các văn bản chỉ đạo, các quy định việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hết môn, qui định về coi thi chấm thi, quản lý điểm đánh giá của giảng viên. Ngoài ra còn quản lý thực hiện yêu cầu về hồ sơ năng lực của giảng viên thỉnh giảng, hợp đồng thỉnh giảng của giảng viên được mời thỉnh giảng. Cử cán bộ đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ để thực hiện chương trình. Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với giảng viên để điều chỉnh rút kinh nghiệm cho các môn tiếp theo.
1.4.3.7. Quản lý người học và hoạt động học tập
Quản lý người học và hoạt động học tập SV ngành Ngôn ngữ Anh hệ VLVH gồm nhiều vấn đề như: đảm bảo SV thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế học tập của CTĐT hệ VLVH và nhà trường; đổi mới phương pháp học tập;