Phương Pháp, Quy Trình Và Hình Thức Tổ Chức Đào Tạo

1.3.2. Nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo

1.3.2.1. Nội dung chương trình

CTĐT VLVH đảm bảo chất lượng ĐT: Đảm bảo các yêu cầu khoa học, cập nhật, thực tiễn, phù hợp yêu cầu người học. Đáp ứng các quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực của người học sau tốt nghiệp, đảm bảo đúng quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành; đảm bảo tính thống nhất kiến thức giữa các môn học trong toàn bộ CTĐT; được tổ chức đánh giá định kì, điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với thực tiễn, sự phát triển của ngành và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

CTĐT VLVH phải đảm bảo hiệu quả ĐT: Học phần có tính kế thừa cao, tránh trùng lặp. CT gồm các học phần bắt buộc và tự chọn tăng cơ hội lựa chọn cho SV.

CTĐT VLVH xây dựng đảm bảo hiệu suất ĐT: CT phải xây dựng thành các học phần có thể lắp ghép xây dựng thành các CTĐT khác nhau. Có nhiều học phần dùng chung, đảm bảo tăng cường học chuyên đề lý thuyết chung cho cả khối.

CTĐT hệ VLVH được thiết kế theo phương thức ĐTTC và theo phương thức niên chế. Nội dung chương trình đào tạo theo tín chỉ bao gồm một hệ thống môn học thuộc khối kiến thức chung, những môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Mỗi khối kiến thức đều có số lượng các môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số lượng TC được quy định để SV có thể lựa chọn những môn học theo khả năng, nhu cầu để hoàn thành văn bằng mà mình mong muốn (môn học bắt buộc và môn học tự chọn). Nội dung đào tạo theo phương thức niên chế gồm những học phần có khối kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích lũy trong quá trình học tập, học phần được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ, kiến thức trong mỗi học phần gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc

được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Học phần bắt buộc chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và sinh viên bắt buộc phải tích lũy, học phần tự chọn chứa đựng kiến thức cần thiết sinh viên tự chọn theo hướng dẫn hoặc tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

Nội dung chương trình đào tạo đại học hệ VLVH phải đảm bảo tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và kiến thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới; đảm bảo cho sinh viên dựa trên những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn hình thành được phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.

Nội dung chương trình ĐT hệ VLVH là hệ thống kiến thức về văn hoá - xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung ĐT hệ VLVH bị chi phối bởi mục tiêu và nhiệm vụ ĐT, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ ĐT, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Nội dung ĐT hệ VLVH được phản ánh cơ bản trong CTĐT (được xây dựng mềm dẻo và linh hoạt) được xây dựng dựa trên CT khung của hệ chính quy.

1.3.2.2. Kế hoạch đào tạo hệ VLVH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Kế hoạch ĐT là một tập hợp các hoạt động, công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đào tạo trong đó xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung công việc, phương thức và cách thức tiến hành, tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn nhân lực thực hiện.

Căn cứ khối lượng kiến thức quy định cho các chương trình, hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo cho cả khoá học, kế hoạch cho từng năm

Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Khoa ngoại ngữ đại học Thái Nguyên - 4

học, từng học kỳ trong đó xác định tổng số tín chỉ/đơn vị học trình người học cần tích luỹ, hình thức và phương pháp tổ chức đào tạo; cách thức và thời gian đánh giá kết quả đào tạo, những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

1.3.3. Phương pháp, quy trình và hình thức tổ chức đào tạo

1.3.3.1. Phương pháp tổ chức đào tạo

Phương pháp đào tạo người học hệ VLVH là hệ thống cách thức phối hợp hoạt động chung của người dạy và người học trong quá trình đào tạo. Phương pháp đào tạo được cụ thể hoá trong phương pháp dạy học của người dạy và người học. Phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy người học là trung tâm của quá trình dạy học. Trong lí luận và thực tiễn, tổ chức dạy học cần sự phối hợp đồng bộ các phương pháp dạy học dùng lời (thuyết trình, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, sử dụng giáo trình, học liệu, thảo luận, seminar); các phương pháp dạy học trực quan (quan sát, trình bày trực quan); các phương pháp thực hành, thực tiễn (tham quan, thực hành, thí nghiệm, thực tế) và các phương pháp kiểm tra, đánh giá (kiểm tra viết tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành hoặc trắc nghiệm khách quan).

1.3.3.2. Quy trình và hình thức tổ chức đào tạo

Đầu khoá học, trường thông báo công khai về nội dung và kế hoạch học tập của từng chương trình; quy chế đào tạo; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, phương pháp giảng dạy, hình thức đánh giá, thi, kiểm tra cho người học và các bên liên quan.

Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo công khai kế hoạch đào tạo của từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, đề cương chi tiết học phần và điều kiện để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần, giáo trình, tài liệu có liên quan.

Đối với những lớp đào tạo theo hợp đồng đặt lớp tại cơ sở giáo dục địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo

dục thường xuyên cấp tỉnh, hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện tổ chức đào tạo cụ thể để quyết định lịch trình học cho phù hợp. Hoạt động đào tạo được tổ chức theo các học kì trong năm học hoặc các học kì hè. Nếu tổ chức thành học kì trong năm học, người học học vào các ngày thứ 6,7 chủ nhật hàng tuần; học tập trung khoảng 10 ngày trong tháng, nếu học kì tổ chức trong thời gian hè, người học học tập trung vào tất cả các ngày trong tuần trong khoảng thời gian trung bình mỗi năm, người học tích luỹ đủ khoảng 1/3 lượng kiến thức toàn khóa cho chương trình đào tạo từ trung cấp lên đại học và khoảng 1/2 lượng kiến thức toàn khóa cho chương trình đào tạo từ cao đẳng lên đại học.

1.3.4. Người dạy và hoạt động dạy

Giảng viên là chủ thể của hoạt động đào tạo, có vai trò quyết định chất lượng đào tạo đối với từng học phần/môn học. Giảng viên thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực chuyên môn; trình độ đào tạo được qui định trong luật giáo dục đại học và những yêu cầu của cơ sở đào tạo.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng viên phải thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:

Chuẩn bị cho hoạt động dạy học: GV phải biên soạn và nộp bản đề cương môn học đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho khoa hoặc bộ môn quản lý chuyên môn; xây dựng kịch bản lên lớp cho các tiết dạy (xác định rõ mục tiêu cần đạt, nội dung trọng tâm, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; các nhiệm vụ đối với người học; thời gian và điều kiện tổ chức dạy học trên lớp; đánh giá người học trong từng nội dung);

Tổ chức hoạt động dạy học: Giảng viên là người cung cấp giáo trình, tài liệu học tập cho SV trước khi lên lớp; Thực hiện giảng dạy đúng nội dung CT đã xây dựng và kế hoạch giảng dạy chú trọng đến nội dung thực hành, thực tiễn; Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phát huy tích tích cực, tự học, tự nghiên cứu, thực hành, trải nghiệm của người học; sử dụng đa dạng các

phương tiện dạy học đặc biệt là các thiết bị đa phương tiện; áp dụng các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt tại cơ sở đào tạo và cơ sở thực tế nghề nghiệp; hình thức tự nghiên cứu, thực hành, thảo luận, báo cáo liên hệ với thực tiễn nghề nghiệp trong nước, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới; đảm bảo thời gian đào tạo. Tổ chức cho SV các buổi seminar, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và hướng dẫn SV viết bài thu hoạch, làm báo cáo tốt nghiệp. Dạy hệ VLVH người thầy phải là người định hướng. Định hướng, lập kế hoạch, mục tiêu dạy học, chỉ ra cách thức hiệu quả đạt mục tiêu. Kích thích, theo dõi, điều chỉnh động cơ và cách thức phù hợp với hoạt động học của người học. Đưa ra chỉ dẫn và lựa chọn các cách học nhằm tăng tính chủ động, tích cực cho người học. Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học phù hợp.

Đánh giá kết quả học tập và đề xuất các biện pháp điều chỉnh, nâng cao chất lượng dạy học bằng việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá tiến trình và kết quả cuối cùng của người học để có định hướng tiếp theo.

GV thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngoài những yêu cầu chung trên như giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo phải đảm bảo những yêu cầu riêng theo quy định đối với giảng viên thỉnh giảng ngoài cơ sở đào tạo của trường đại học. Ví dụ: Nếu có đủ điều kiện thực hiện chương trình môn học/học phần phải được cơ sở liên kết đào tạo đề nghị thỉnh giảng trong hợp đồng kí kết với trường đại học.

1.3.5. Người học và hoạt động học

Hoạt động học tập là hoạt động tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt của người học dưới vai trò hướng dẫn tổ chức, điều khiển của người dạy nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành những kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Người học tham gia học tập trong chương trình đào tạo hệ VLVH là những người đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học tập trung chủ yếu những người đã đi làm. Căn cứ vào CTĐT, tiến trình ĐT người học không còn là người thụ động tiếp nhận kiến thức từ giảng viên, mà trở

thành một chủ thể tự giác, tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm về quá trình nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giảng viên. Tự giác học tập, tự nghiên cứu, tích cực học tập theo nhóm và tham dự đầy đủ các buổi seminar nếu có; Tích cực khai thác tài liệu trên mạng internet và trong thư viện phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm báo cáo tốt nghiệp; Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra và đánh giá.

Chất lượng của quá trình dạy - học phụ thuộc trực tiếp vào việc người học có tích cực trong việc học hay không. Do đó, để đạt được hiệu quả của việc dạy học, cần phát huy tính chủ động của người học, người thầy phải đặt người học vào trung tâm việc học của họ, giúp họ chủ động tiếp nhận kiến thức, biến những kiến thức dạy học thành kiến thức của mình.

1.3.6. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình đào tạo

Những nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ ra rằng muốn nâng cao chất lượng dạy học thì cần phải quan tâm đến hoạt động học tập của sinh viên, phải thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Do đó một trong những cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học chính là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Theo quy chế đào tạo mỗi một môn học đánh giá điểm thi có 2 dạng, điểm đánh giá quá trình có trọng số từ 30 - 50%, điểm thi kết thúc học phần có trọng số 50-70%. Hình thức thi được tổ chức bằng nhiều hình thức thi khác nhau như thi cuốn chiếu, giảng viên phối hợp cơ sở đào tạo tổ chức cho sinh viên hệ VLVH thi ngay sau khi kết thúc phần giảng dạy trên lớp, thứ 2 là thi theo đợt, mỗi một năm được tổ chức thành 2 học kỳ, mỗi một kỳ khoảng 1/6 lượng kiến thức đối với hệ trung cấp lên đại học, 1/4 lượng kiến thức đối với hệ cao đẳng lên đại học sinh viên thi đối với môn học được sắp xếp thi theo kỳ, đơn vị đào tạo phối hợp với cơ sở liên kết đào tạo tổ chức thi cho sinh viên. Thông qua việc kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của sinh viên từ đó có kế hoạch điều chỉnh chương trình cho phù hợp với trình độ nhận

thức của sinh viên. Ngoài ra thông qua việc kiểm tra đánh giá nghiêm túc, đánh giá công bằng khách quan giúp cho giảng viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập, rèn luyện của sinh viên.

Kiểm tra, đánh giá kết quả của người học trong ĐT VLVH là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học để đánh giá sự tiến bộ của người học trong từng giai đoạn, đánh giá chất lượng của quá trình ĐT.

Đánh giá người học trong tổ chức đào tạo đại học hệ VLVH không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi kết thúc học phần học mà còn bằng cách đánh giá cả quá trình học tập dựa vào các tiêu chí: Mức độ chuyên cần, ý thức học tập của người học trong tham gia, thảo luận bài, thái độ theo dõi bài giảng; Tự học, tự nghiên cứu: thông qua nội dung thảo luận trên lớp, hoàn thành bài tập ở nhà, phiếu học tập trước khi đến lớp, thông qua số buổi lên thư viện nhà trường nghiên cứu tài liệu,...; Kết quả tham gia ở phòng thực hành; Bài kiểm tra định kì, bài thi kết thúc học phần.

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình ngoài đánh giá người học mà còn đánh giá người dạy, đánh giá người học trên phương diện chuẩn đầu ra môn học tức là chuẩn đầu ra môn học có đạt được như mong muốn của xã hội về nội dung cần đạt được để hướng đến chất lượng học tập hay kết quả thể hiện trực tiếp trên người học còn đánh giá người dạy, đánh giá người dạy thông qua các ý kiến phản hồi của sinh viên và các đơn vị liên kết đào tạo về phương pháp, quy trình hình thức tổ chức hoạt động học tập của giảng viên.

1.3.7. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

Để thực hiện CTĐT cần phải đảm bảo các điều kiện sau

- Phải xây dựng được hệ thống quản lý đào tạo từ cấp trường đến cấp Khoa đến cấp bộ môn và giảng viên, phân công quản lý cho từng cấp trong việc thực hiện chương trình đào tạo. Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các phòng chức năng, giữa phòng với Khoa với bộ môn

- Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe có thể thực hiện nhiệm vụ được phân công

- Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học có tầm quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo, bao gồm nhiều loại như: phòng học, lớp học bàn ghế, bảng, phòng thực hành, dụng cụ thí nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật, sách báo tư liệu, đồ dùng dạy học.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường đại học và cơ sở liên kết đào tạo để cùng nhau thục hiện tốt CTĐT nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo.

1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh ở trường đại học

Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh.

1.4.1. Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh

* Trường đại học

Trường ĐH được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo người học ngành Ngôn ngữ Anh; Là đơn vị xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối với các ngành được phép đào tạo;

Hiệu trưởng tổ chức và sử dụng bộ máy nhà trường, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong thực hiện công tác đào tạo và quản lý đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh;

- Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo như cơ sở vật chất, nguồn tài chính, thời gian và học liệu.

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo như xây dựng, triển khai và tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí