thức thơ điệu ngâm hay thuật, kể, tự tình của thơ trung đại, có xu hướng văn xuôi hóa và ý hướng mở rộng sang lĩnh vực câu thơ điệu nói của loại hình thơ hiện đại. Thể CP đã khá tự do về câu, chữ; số chữ trong câu không nhất định, có thể từ 3, 4 chữ đến 8, 9 chữ theo lối trường đoản cú nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng 5 chữ (ngũ ngôn) hay 7 chữ (thất ngôn). Đến HN, loại hình câu thơ 8 chữ mới thực sự trở nên phổ biến (thậm chí có thể nới rộng đến 9 chữ, 13 chữ, 23 chữ nhưng loại này không nhiều). Hơn nữa, trong cảm thức thơ của người Việt thì thơ trước hết phải dễ nhớ, dễ thuộc để khi có tâm trạng con người dễ viện đến thơ như chính tiếng lòng cần giải tỏa của mình. Đặc điểm này không chỉ đòi hỏi yêu cầu về vần và nhịp mà còn đòi hỏi giới hạn về dung lượng chữ trong câu thơ. Câu thơ 8 chữ ở HN vừa đảm bảo yêu cầu về vần, nhịp, vừa mang hướng mở về phía văn xuôi so với loại hình câu thơ trung đại, lại không quá dài như dạng thơ 12 âm của Pháp nên rất phù hợp với mỹ cảm thơ của người Việt. Phải chăng vì thế mà loại hình câu thơ 8 chữ đã làm vừa lòng các nhà thơ mới đang sẵn ý định tìm kiếm, sáng tạo một thể thức riêng cho thời đại mình? Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng các hướng nhận định của các nhà nghiên cứu nêu trên mới chỉ là những cảm nhận thuần túy về hình thức. Thực ra, sự vận động của một thể thơ thường diễn ra trên ba phương diện: chức năng, nội dung và thi pháp. Gần đây, trong khá nhiều công trình, bài viết, một số tác giả đã nhận thấy một vài mối liên hệ về chức năng, nội dung giữa thể HN và thể 8 chữ của Thơ mới. Đây là những nhận định đáng tin cậy. Như vậy, trong các thể thơ liên quan đến việc truy tìm nguồn gốc thể 8 chữ của Thơ mới thì HN được quan tâm, chú ý hơn cả và nhận được nhiều ý kiến có cơ sở, ý nghĩa khoa học nhất. Vậy, từ thơ HN truyền thống đến Thơ mới 8 chữ, có hay không quá trình vận động của một thể loại thơ? Thực chất mối quan hệ giữa HN và thể 8 chữ trong Thơ mới như thế nào? Làm rõ vấn đề này, thiết nghĩ phải khảo sát, tìm hiểu cả ba phương diện của hai thể thơ vừa nêu.
Bàn về văn chương HN, Nguyễn Văn Ngọc thú vị khi thấy rằng, “Hát nói họp nhiều lối văn khác mà thành, rồi tự gây lấy một đặc tính riêng: vừa câu đối, vừa thơ, phú, vừa lục bát, vừa tản văn, vừa Nôm vừa chữ; lại có đủ thứ thú: được nghe bài hát của mình sáng tác qua giọng đào nương, tự cầm chầu để thưởng thức thơ mình trước mặt mọi người, vừa tư tưởng vừa âm luật, vừa tài tử giai nhân gặp gỡ chia vui” [118, 118]. Chính khả năng dung nạp và đồng hóa cao cùng môi trường sinh hoạt đặc thù của thể HN đã tạo điều kiện cho yếu tố tính cách cá nhân bộc lộ, trở thành dẫn lực thu hút mạnh mẽ các nhà nho, nhất là loại nhà nho tài tử. Từ
Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đến Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà đều bộc lộ ý thức bản ngã cao độ qua HN. Những đại biểu ấy xem “tài” và “tình”, chứ không phải đạo đức, làm nên giá trị con người. Họ tự nhận mình là người tài tử, quan niệm về tài trên nhiều phương diện: kinh luân, cầm quân, học vấn, văn chương (nhất thiết phải có), cầm, kỳ, thi, và cả tửu, sắc nữa,... Họ thích thú phô khoe cái tài của mình trong ý thức thị tài mạnh mẽ. Người tài tử không chịu yên phận trong khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Với họ “ngông” là biểu hiện của tài, và dĩ nhiên muốn “ngông” phải có tài. Họ muốn lập một sự nghiệp “yếu vi thiên hạ kỳ” để “đâu đấy tỏ”; khát khao tự do, ca tụng lạc thú (cầm, kỳ, thi, tửu, sắc,...) không chút ngần ngại. Các gương mặt tài tử của HN đều tự nhận mình là “giống đa tình” (Đa tình bởi tại hào hoa; Càng tài tử càng nhiều tình trái) và mặc nhiên thừa nhận mối quan hệ ngoài lễ giáo: tình yêu. Trong tình yêu, “cảm xúc yêu đương trở thành đối tượng được nhận thức, thể hiện; người phụ nữ ngày càng được chú trọng ở yếu tố sắc. Người giai nhân, thuyền quyên từ chỗ trừu tượng đã được thay thế bằng những cái tên cụ thể: đào Hồng, đào Tuyết, cô đầu Hai, cô đầu Cúc, cô đầu Yến... và đến Tản Đà đã có thêm một sắc thái mới: sự trôi nổi giang hồ” [108, 536]. Con người cá nhân trong HN vận động từ sơ khai đến hoàn chỉnh, từ đơn giản đến phức tạp, và nói như Nguyễn Đức Mậu, “từ chỗ ý thức về mình đi đến biểu hiện mình, chiếm lĩnh mình như một thực thể khách quan để phản ánh... Nó ý thức về mình, vì mình với xuất phát điểm là bản thân mình, lấy cá nhân mình làm trung tâm chứ không phải ý thức về nghĩa vụ cộng đồng, với đấng quân vương” [104, 532-534]. Ý thức cá nhân của người tài tử trong HN đã rất gần với ý thức cá nhân của con người tư sản, hiện đại trong Thơ mới. Đây là điểm gặp gỡ đầu tiên trong chức năng và nội dung phản ánh của HN với thể thơ 8 chữ của phong trào Thơ mới. Phải chăng các nhà thơ mới đã tìm thấy sự đồng điệu ở thể thơ truyền thống và tìm cách liên hệ với quá khứ để tìm phương thức biểu đạt cho ý thức cá nhân ở thời đại mình? Lúc này, bên cạnh một số nhà thơ tìm về LB, STLB thì Xuân Diệu cũng tìm về với Tản Đà, cùng với Thao Thao, Thế Lữ, Huy Cận, Anh Thơ,... tìm về thể thơ 8 chữ qua HN.
Để đáp ứng yêu cầu của cái tôi cá nhân thời đại Thơ mới, các nhà thơ đã tận dụng và phát huy tối đa thế mạnh trữ tình sẵn có của HN trong hình thức câu thơ 8 chữ. Hầu hết các bài thơ làm theo thể 8 chữ đều sử dụng khả năng trữ tình để bộc bạch, giãi bày tâm trạng của cái tôi cá thể. Với 277 bài thơ 8 chữ của 29/89 nhà thơ, Thơ mới có đến 29 khuôn mặt tâm hồn riêng biệt cùng muôn vàn cung bậc khác
nhau. Thậm chí có những nhà thơ chỉ chủ yếu sáng tác bằng thể 8 chữ (các thể khác rất ít hoặc không sử dụng) và tỏ ra rất có sở trường về thể thơ này, như: Anh Thơ, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,... Các nhà thơ mới này có những nét rất gần gũi với các nhà nho tài tử trong phương thức biểu thị cái tôi cá nhân. Nếu các nhà nho tài tử trong HN khẳng định bản ngã ở “tài” và “tình” thì các nhà thơ mới trong thơ 8 chữ cũng có ý thức rất cao về giá trị bản thân và đặc biệt tôn thờ thần ái tình. Họ khẳng định giá trị mình bằng cách đề cao tuyệt đối vị thế của cái tôi: Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất / Không có chi bè bạn nổi cùng ta (Hi Mã Lạp Sơn - Xuân Diệu), hoặc nhìn thấy mình trong hồi quang về người anh hùng mang lý tưởng lớn. Nguyễn Đức Mậu tinh ý khi nhận thấy “mối quan hệ xa gần giữa chí nam nhi, tinh thần hào sảng, sự tự ý thức trong hát nói với sắc thái cá nhân mạnh mẽ hay nét hùng tâm, tráng chí trong Nhớ rừng của Thế Lữ, Con voi già, Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông” [108, 169]. Trong tình yêu, trước đây Nguyễn Công Trứ cho tình yêu là thứ bất khả giải và ông trở thành tù binh của thứ ma lực đó: Mắc mớ vào đố gỡ cho ra, thì giờ đây các nhà thơ mới đều tự nhận mình là nô lệ của tình yêu. Tại đây, còn có thể bắt gặp “mối quan hệ cặp đôi các hình ảnh tài tử giai nhân trong hát nói với chàng và nàng, anh và em trong Thơ mới 8 chữ” [108, 169]. Phổ biến nhất là motif “anh - em” rồi đến “chàng - nàng”. Hình ảnh thuyền quyên, giai nhân trong HN cũng xuất hiện dưới hàng loạt các dạng thái cụ thể: giai nhân, mỹ nữ, tiên giáng trần, cô em, thục nữ, thiếu nữ; thậm chí được xưng danh xác định: nàng Ly Tao, nàng Chi Lan, Ngọc Kiều, Tây Thi, Hằng Nga. Hình ảnh cô đầu ở HN cuối thế kỷ XIX cũng hóa thân thành người kỹ nữ trong Thơ mới (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu).
Tuy nhiên, con người cá nhân cá thể có thể xem là sản phẩm đặc thù của thời đại tư sản, hiện đại. Cơ sở tư tưởng của thời đại này là “quan niệm về tự do tuyệt đối của con người có quyền bình đẳng với chúa... quyền lấy cái mà nó muốn, trở thành cái mà nó mong ước” [2, 96]. Con người tách mình ra khỏi tự nhiên, tách ra khỏi cộng đồng phường hội và ý thức về bản thân như là chủ thể, quan hệ với thiên nhiên và xã hội như là khách thể. Tư tưởng đó khác hoàn toàn với quan niệm triết học “thiên địa vạn vật nhất thể” thấm sâu vào tư duy văn học thời trung đại. Trong thơ cũ con người bị hòa tan vào thiên nhiên vũ trụ, “phải phục tùng thế giới xung quanh tới mức chấp nhận sự thống trị của thế giới ấy... một quan niệm triết học như vậy tất dẫn đến chỗ chế ngự, hạn chế, trói buộc con người như một bản thể tự trị, độc lập” [178, 709]. Sự phát triển ý thức con người cá nhân trong HN, vì vậy, mới
chỉ là những cố gắng vùng vẫy của các nhà nho tài tử trong một khuôn khổ còn hạn hẹp của quan niệm thời trung đại về bản ngã. Nguyễn Đức Mậu khái quát xác đáng rằng: “con người cá nhân tài tử trong hát nói mặc dầu vùng vẫy vẫn không thoát khỏi trật tự luân thường, vẫn chấp nhận trật tự đó như một lẽ tất nhiên và không đi đến giải phóng cá nhân. Nó đòi hỏi tình yêu nhưng vẫn không đi đến giải phóng phụ nữ. Ở đấy cũng không thể hình thành quan niệm bình đẳng. Người giai nhân sẽ bị xem là “đào tiên lẫn cõi tục” (Cao Bá Quát) nếu không nằm trong công thức hợp lí “giai nhân tài tử”. Vì vậy, mặc dù đã thay đổi cấu trúc nhịp điệu và văn xuôi hóa, hát nói vẫn chưa làm thay đổi được quan niệm văn học chức năng đã tồn tại từ lâu trong văn học truyền thống. Các nét tính cách cá nhân ở hát nói vẫn còn đơn điệu so với văn học hiện đại” [108, 534]. Từ góc độ này có thể thấy cái mới có tính thời đại của Thơ mới là nó đánh dấu bước ngoặt trong tư duy của con người: con người đã ý thức về bản thân mình như một cá thể “tự trị”. Con người cá nhân trong Thơ mới không chỉ đơn thuần là sự trỗi dậy của ý thức một cách bồng bột, tự phát như trước mà được văn hóa, văn học phương Tây trang bị có hệ thống thành quan niệm chủ nghĩa cá nhân, quan niệm văn học. Vì thế, từ HN truyền thống đến Thơ mới 8 chữ là cả hành trình vận động và phát triển của con người cá nhân. Người tài tử, trong sự kiềm tỏa của thể chế phong kiến, lễ giáo luân thường Nho giáo của thành thị phong kiến là “con người tự giải phóng còn mang tính chất nửa vời” [108, 535]. Đến người trí thức tiểu tư sản trong chế độ thuộc địa thì con người cá nhân đã được giải phóng hoàn toàn. Các nét tính cách của con người tài tử thời trước, một số mặt được kế thừa và phát triển, một số mặt mất dần. Con người cá nhân tư sản coi cá nhân là những thực thể độc lập và biết tôn trọng những nhân cách độc lập khác (Em là em, anh vẫn cứ là anh - Xuân Diệu). Yếu tố thị tài của người tài tử không được phát triển nữa, thay vào đó là khuynh hướng phát triển lạnh lùng, ích kỉ và tự thị đến “khó chịu” của con người cá nhân (Không có chi bè bạn nổi cùng ta - Xuân Diệu). Sự cảm nhận về tình yêu cũng được phát triển. Quan niệm tình yêu “tài tử giai nhân” vẹn toàn được thay thế bằng quan niệm “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở/ Đời mất vui khi đã vẹn câu thề” (Hồ Dzếnh). Con người cá nhân luôn thường trực trong trạng thái cô đơn khi tình yêu không được đáp lại “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu” (Xuân Diệu). Hình ảnh người kỹ nữ trôi nổi giang hồ trong thơ Tản Đà (Cánh bèo) đến Xuân Diệu đã trở nên khủng hoảng “chớ để riêng em lại gặp lòng em” (Lời kỹ nữ) và ở Thế Lữ người kỹ nữ đã ý thức về sự bạc bẽo “tôi nhớ tình ta
anh vội quên” (Bên sông đưa khách). Sự ý thức về cuộc đời ngắn ngủi “thuở trung gian thiếu tráng có là bao” (Nguyễn Công Trứ) đến Xuân Diệu đã được nâng lên thành triết lí, tuyên ngôn sống (Vội vàng, Giục giã). Đời sống tâm hồn con người cá nhân trong thơ 8 chữ phong phú và phức tạp hơn trước. Thơ 8 chữ dễ ghi lại những dòng tâm trạng chưa có trong truyền thống: có nỗi buồn rợn ngợp: Sầu chi lắm, trời ơi! chiều tận thế (Nhạc sầu - Huy Cận), có nỗi nhớ quê hương da diết: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ... Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá (Quê hương - Tế Hanh), có trạng thái ngỡ ngàng, xao xuyến của tình yêu đầu: Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng / Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng / Trí vô tư cho da thở hương tình / Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình / Như sắp nói, nhưng mà không - khóm trúc... (Đi giữa đường thơm - Huy Cận),...
Với ưu thế rộng mở của khuôn khổ câu văn và nhịp điệu tự do, Thơ mới 8 chữ còn phát triển khả năng tự sự tiềm tàng của HN nói riêng và thơ văn trung đại nói chung. Những bài thuộc loại này được sáng tác theo nhiều hình thức khác nhau, có thể vận dụng cách chia của Phan Huy Dũng [26, 155] để phân thành các nhóm: 1. Thác lời (làm lời người khác kể chuyện chính họ): Nhớ rừng (Thế Lữ), Con voi già (Phạm Huy Thông) 2. Tự truyện (kể chuyện chính mình): Tự trào, Trả lời (Thế Lữ); Đường tình ái (Phạm Huy Thông); Mai sau (Huy Cận); Mộng (Nguyễn Huy Tưởng)
3. Kể một câu chuyện đời tư từ góc nhìn “khách quan”: Bóng mây chiều (Thế Lữ); Trên bãi bể (Phạm Huy Thông) 4. Mượn tích xưa (huyền thoại có sẵn) nhưng được kể bằng giọng của người đời nay: Hoa thủy tiên (Thế Lữ); Tiếng địch sông Ô, Vọng phu, Giấc mộng Lê Hoàn (Phạm Huy Thông); Lý trích tiên (Thao Thao); Xuân chiến sĩ, Trần Bình Trọng (Nguyễn Huy Tưởng); Trước cờ (Hoàng Hương Bình). Hình thức kể chuyện trong các bài thơ trên là một điều kiện thuận lợi giúp cái tôi cá nhân bộc lộ dễ dàng, đầy đủ và phong phú hơn điệu hồn của mình nên thực chất tự sự ở đây chỉ nhằm “phụ trợ” cho chức năng trữ tình. Có thể gọi đây là dạng thức “trữ tình thông qua một câu chuyện” [26, 52]... Bên cạnh đó các nhà thơ mới còn mạnh dạn thí nghiệm thể 8 chữ trên nhiều loại chức năng và nội dung khác nhau. Hình thức kịch thơ phương Tây được vận dụng qua các bài: Huyền Trân công chúa (Phạm Huy Thông), Lý Chiêu Hoàng (Phan Khắc Khoan). Trong không khí “đối thoại” của kịch, các nhân vật được dịp bộc lộ cảm xúc trữ tình một cách trực tiếp hơn. Một số nhà thơ như Anh Thơ, Trần Trung Phương, Đoàn Văn Cừ, Tế Hanh sử dụng chức năng mô tả vẽ nên những bức tranh sinh hoạt sống động và gần gũi với
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 10
- Các Thể Truyền Thống Thuộc Hệ Thống Thể Thơ Thuần Việt
- Hát Nói Và Thể Thơ 8 Chữ Trong Thơ Mới 1932 - 1945
- Thi Pháp Các Thể Truyền Thống Trong Lịch Sử Thơ Ca Dân Tộc Trước
- Các Thể Truyền Thống Trước Những Thử Thách Của Thời Đại Thơ Mới
- Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 16
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
cuộc đời thực: Chiều xuân, Đêm rằm tháng giêng (Anh Thơ); Quê hương (Tế Hanh); Chợ tết, Đám hội (Đoàn Văn Cừ); Nắng thu (Nam Trân); Sáng mồng một (Trần Trung Phương),... Đối với những bài thơ viết theo bút pháp tả chân này thì thơ 8 chữ trở ức “đặc sản” bởi câu chữ và ngôn từ của nó rất giàu chất văn xuôi ở đặc điểm tãi ra, có xu hướng miêu tả tỉ mỉ, chi tiết rất phù hợp để quan sát và vẽ người, vẽ cảnh. Thơ 8 chữ của Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên còn in đậm dấu ấn tượng trưng, siêu thực, đề cập nhiều đến cõi tiên và mộng ảo. Nhưng tính chất tiên giới và mộng ảo ở đây chủ yếu là ảnh hưởng của văn học phương Tây, nó khác xa với tiên giới và mộng ảo mang cái đẹp - mộng - huyền vốn là biểu hiện của tư tưởng Lão - Trang trong HN.
3.3.3. Những thành công và bất cập về chức năng và nội dung của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết)
Tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn học truyền thống đi đôi với sáng tạo, cách tân, các thể thơ truyền thống trong Thơ mới đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Nhưng các thể truyền thống này vốn là những thể thơ cách luật chặt chẽ nên việc làm mới chúng cũng không dễ dàng, những bất cập trên phương diện chức năng và nội dung thể thơ là điều khó tránh khỏi. Bước sang giai đoạn 1932 - 1945, ở nhóm các thể truyền thống du nhập, Thơ mới chỉ lựa chọn được hai thể tiêu biểu là hành (CP) và ĐL (chủ yếu là bát cú và tứ tuyệt). Các bài thơ mới thể hành rất ít và tận giai đoạn cuối của phong trào mới xuất hiện nhưng đã ghi lại những ấn tượng sâu sắc. Tính tự do, phóng khoáng, thoải mái và không bị câu thúc bởi câu chữ, vần điệu như trong thơ luật cùng với âm hưởng bi hùng, hào sảng của thể này rất thích hợp với phong cách của cái tôi cá nhân nên nhanh chóng được các nhà thơ tận dụng, phát huy. Khả năng trữ tình lớn từ thể hành cổ truyền được các nhà thơ mới khai phá triệt để. Song, có lẽ do thể thơ quá cổ và âm điệu thơ mang tính “lựa chọn” (cái phóng khoáng, hào hùng, bi sảng của thể thơ dường như chỉ phù hợp với bối cảnh xã hội xảy ra nhiều biến động lịch sử dữ dội) nên thể hành rất “kén” người sử dụng... Vốn bị công kích mạnh mẽ và tưởng không gượng dậy được, thể ĐL vẫn bước những bước thăm dò đầy cẩn trọng vào Thơ mới và giành được chỗ ngồi khá tươm tất trong làng thơ. Không đổ bộ ào ạt như các thể mới - hiện đại, thể ĐL xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê thời kỳ trước Thơ mới, trở lại rải rác trong thơ một số nhà thơ ở giai đoạn giữa và chỉ thành công khoảng sau 1936 với Mùa cổ điển của Quách Tấn. Hành trình tìm đường này cho thấy các nhà thơ mới đã rất cố
gắng tìm tòi, đổi mới một thể thơ cách luật điển hình, từng đạt đến thành tựu vững chắc của thơ ca cổ điển. Các nhà thơ mới vừa tiếp thu những mẫu mực từ quá khứ, vừa tìm cách mới hóa thể thơ, đưa vào ĐL hình thức bày tỏ cảm xúc mới (hình thức trữ tình trực tiếp), kéo nó về gần với đời sống tâm sự con người cá nhân thời hiện đại, cởi mở, chân thật và cũng đầy hồn nhiên. Các bài ĐL Thơ mới, vì thế, vừa cổ kính, trang nhã vừa xôn xao những nỗi niềm đặc thù của thời đại, mang lại sắc thái lạ bên cạnh những dòng thơ tự do buông tuồng, vồn vã. Tuy nhiên, với hệ thống thi luật khép kín, khuôn khổ, quá quy cách và sự “cố định hóa” trong chức năng, nội dung, ĐL không thể tiến xa hơn như những thể truyền thống khác.
Ở nhóm các thể truyền thống thuần Việt, hai thể LB và STLB không còn ở thế song hành vốn có như trong văn học trung đại nữa. Thể LB vẫn duy trì được sức sống mạnh mẽ của mình trên thi đàn nhờ khả năng biến đổi linh hoạt, hoà nhập phong phú vào dòng chảy thơ ca hiện đại. Nó có thể xuất hiện ở dạng nguyên thể, cũng có thể phối hợp xen kẽ với các thể thơ khác, khai thác tối đa sức mạnh trữ tình vốn có để chuyển tải thành công những dòng cảm xúc, tâm tư mới. LB luôn tìm cách tăng cường khả năng được vận dụng, cố gắng gây ấn tượng mới mẻ ngay cả khi tìm về với dân gian hoặc tiến lên theo khuynh hướng hiện đại hoá. Sự linh hoạt sáng tạo này khiến cho LB luôn chiếm một vị thế quan ể thơ của Thơ mới. Tuy vậy, do quá đề cao chức năng trữ tình nên dường như LB Thơ mới chưa thực sự quan tâm chú ý đến khả năng tự sự, chưa có được những tác phẩm trữ tình - tự sự trường thiên như trong văn học truyền thống. Nhìn tổng thể cả ba giai đoạn phát triển của Thơ mới, LB tuy có sự bắt nhịp nhanh nhưng tỷ lệ sử dụng còn ít, mạch vận động qua các giai đoạn biến đổi không nhiều, “Có lẽ nó chỉ hợp với tâm hồn thi nhân có điệu thơ thuộc về âm hưởng nhẹ nhàng, đề tài quê hương, thiên nhiên hơn là sự quẫy đạp, tung hô, thích đổi mới của cái tôi thành thị” [121, 106]... Còn STLB bước sang giai đoạn hiện đại đã mất vị trí nổi bật trên thi đàn. Nó không có những biến động đáng kể mà dường như vẫn duy trì khả năng “chuyên biệt hoá” trong chức năng biểu đạt nội dung ở thời trung cận đại, trong khi đó nhiều thể thơ mới xuất hiện cho phép con người thoải mái, tự do bộc lộ những cảm nhận của mình. Mặt khác, cũng ở thời đại này, con người thường thích cái gì tự do, phóng túng, không theo khuôn khổ, ràng buộc. Phải chăng vì thế mà họ đã tránh STLB - một thể thơ tuy giàu tính nhạc và khả năng biểu hiện nội tâm nhưng thi luật quá bó buộc? Song, cũng không thể phủ nhận vai trò của nó trong thời đại Thơ mới cũng
như những tìm tòi, sáng tạo của thế hệ nhà thơ mới trong công cuộc cách tân, hiện đại hóa thơ Việt... Trong Thơ mới, thể 8 chữ xuất hiện muộn hơn các thể 7 chữ, LB và khi Thơ mới ra đời nó chưa có sẵn để sử dụng ngay. Qua giai đoạn sáng tạo, thử nghiệm, khoảng giữa 1933 thể 8 chữ mới xuất hiện và thành công với Nhớ rừng của Thế Lữ. Từ đó, các nhà thơ mới vừa sử dụng, vừa tiếp tục sáng tạo, cách tân, đến lúc nhiều nhà thơ mới hầu như lấy thể 8 chữ làm thể thơ chính cho một giai đọan sáng tác hoặc cho cả sáng tác của mình. So với LB và STLB, thể 8 chữ của phong trào Thơ mới là thể thơ giàu tính sáng tạo nhất. Cùng bắt nguồn từ thể thơ truyền thống nhưng các nhà thơ mới đã không bê nguyên xi hình thức thể thơ cũ vào sáng tác. Từ một thể thơ truyền thống, HN đã hoàn toàn lột xác, biến thành thể 8 chữ. Có thể nói, từ HN truyền thống đến Thơ mới 8 chữ là hành trình vận động và phát triển của một thể thơ dân tộc. Thể 8 chữ tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng trữ tình dồi dào của HN, nâng nó lên một bước chất lượng mới, có khả năng đi đến những miền sâu thẳm nhất của hồn người do đó chuyển tải thành công tiếng nói tình cảm của con người cá nhân thời đại mới. Thể 8 chữ còn phát triển đa dạng các loại hình chức năng và nội dung, trong đó đáng kể nhất là khả năng quan sát, vẽ người, vẽ cảnh rất phù hợp với nhu cầu của nhóm nhà thơ “tả chân” như Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ,... Nhưng đôi lúc những vần thơ 8 chữ Thơ mới còn nặng về kể lể quá. Những thành công của thể 8 chữ đồng thời lí gải tại sao thể HN truyền thống không thể giữ hình thức nguyên dạng để đi vào Thơ mới. Là thể “văn chơi” và khá tự do, phóng khoáng, phát triển cao hơn các hình thức thơ ca cách luật trung đại nhưng về bản chất HN vẫn chịu sự chế ước của thơ cách luật nên tỏ ra không còn phù hợp nữa. Vì vậy, với tâm thế tự do và ý thức sâu sắc phải sáng tạo một thể thức riêng cho thời đại mình trên cơ sở tiếp nối dòng mạch truyền thống, việc các nhà thơ mới cho ra lò thể 8 chữ là điều tất yếu. Thể thơ 8 chữ đã trở thành một sáng tạo lớn của các nhà thơ mới, chiếm giữ vị trí quan trọng trong hệ thống thể thơ truyền thống thuần Việt có mặt trong Thơ mới.
Quan sát diễn trình của các thể truyền thống trong Thơ mới, có thể thấy, hầu hết các thể truyền thống chỉ xuất hiện nhiều và thành công khoảng giai đoạn giữa của phong trào (ngoại trừ thể hành). Đây là quy luật vận động tất yếu của Thơ mới và của cả bản thân các thể thơ. Nếu giai đoạn đầu bồng bột và hiếu thắng, Thơ mới phủ định quyết liệt “cái cũ” nhằm khai sinh “cái mới” như một nhu cầu bức thiết, thì đến giai đoạn giữa, nhận thấy mình là đứa con của mạch nguồn dân tộc, các nhà thơ