Thực Trạng Đào Tạo Hệ Vừa Làm Vừa Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học Ở Trường Đại Học Hùng Vương

2.2.5. Phương pháp đánh giá

Tổng hợp số liệu qua các phiếu điều tra, các ý kiến thông qua phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên hệ VLVH ở trường Đại học Hùng Vương thể hiện qua các bảng số liệu. Từ đó, đánh giá mức độ tổ chức thực hiện quản lý đào tạo hệ VLVH ở Đại học Hùng Vương.

Đánh giá kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát được tính toán và xử lý bằng toán thống kê bằng cách tính %, giá trị trung bình theo các mức độ khác nhau, công thức tương quan thứ bậc Specman. Từ các kết quả định lượng rút ra nhận xét, kết luận định tính.

2.3. Thực trạng đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường Đại học Hùng Vương

2.3.1. Công tác tuyển sinh hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở Trường Đại học Hùng Vương

* Nhà trường xây dựng đề án tuyển sinh dựa trên những nguyên tắc:

- Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học.

- Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

- Phù hợp với các điều kiện về nguồn lực con người và cơ sở vật chất của trường.

* Trường đại học Hùng Vương xây dựng phương án tuyển sinh nhằm đạt mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả thực hiện các quy trình tuyển sinh

- Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương và nhu cầu nhân lực xã hội cần.

- Tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội để học tập, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

Nhà trường thông báo thông tin tuyển sinh công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, môn xét tuyển, thời gian tuyển sinh và các thông tin khác có liên quan. Thời gian thông báo chậm nhất 03 tháng trước ngày tuyển sinh.

* Quy trình tuyển sinh gồm có 7 bước: Bước 1: Thu nhận hồ sơ.

Bước 2: Thành lập Hội đồng tuyển sinh và Ban thư ký.

Bước 3: Tổng hợp hồ sơ thí sinh đăng ký tuyển sinh, nhập dữ liệu.

Bước 4: Thống kê các điều kiện xét tuyển, ưu tiên xét tuyển.

Bước 5: Hội đồng tuyển sinh tổ chức xét tuyển

Bước 6: Tổng hợp và rà soát kết quả trúng tuyển.

Bước 7: Công bố kết quả xét tuyển và gọi thí sinh nhập học.

Trường Đại học Hùng Vương xây dựng Quy chế tuyển sinh riêng cho hệ VLVH. Trong đó, tổ hợp các môn thi, hình thức thi được quy định theo từng ngành cụ thể. Các kỳ thi tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu. Kết quả mỗi kỳ thi được công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường để thi sinh theo dõi và giám sát.

Thực trạng công tác tuyển sinh của nhà trường trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Số lượng sinh viên giảm dần qua các năm.

Bảng 2.2. Thống kê kết quả tuyển sinh hệ VLVH từ năm 2013 - 2017


Năm học

2013 - 2014

2014 - 2015

2015 - 2016

2016 - 2017

2017- 2018

Số SV

1221

1179

989

778

535

%

100

96,6

83,9

64,8

41,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng đào tạo - Trường Đại học Hùng Vương)

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy số lượng SV hệ VLVH biến động qua các năm theo chiều hướng giảm dần, Tỷ lệ phần trăm năm sau so với năm trước đều giảm đáng kể. Trong vòng 5 năm số lượng SV hệ VLVH giảm 2,28 lần (từ 1221 xuống 535). Nguyên nhân chủ yếu do sức cạnh tranh gữa các trường đại học, và nhu cầu của người học hệ VLVH có nhiều thay đổi.

2.3.2. Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở Trường Đại học Hùng Vương

Quy chế đào tạo hệ VLVH ở Trường Đại học Hùng Vương quy định rõ: Chương trình đào tạo hệ VLVH có nội dung như chương trình đào tạo của ngành tương ứng theo hình thức đào tạo chính quy. Chương trình đào tạo VLVH được tổ chức rà soát, so sánh, đối chiếu thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khung chương trình bao gồm các nội dung:

- Kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc: Bao gồm kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc và kiến thức giáo dục đại cương tự chọn.

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Bao gồm Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành (kiến thức ngành bắt buộc và kiến thức ngành tự chọn).

- Học phần chuyên môn thay thế khóa luận tốt nghiệp

Trên cơ sở chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt, căn cứ vào số lượng các lớp học phần được biên chế, số lượng chuyên ngành, số môn học của các khoa, bộ môn đảm nhận phòng đào tạo lập giấy báo giảng gửi về các khoa yêu cầu khoa, bộ môn phân công GV giảng dạy.

Bảng phân công cán bộ giảng dạy có chữ ký phê duyệt của trưởng khoa, trưởng bộ môn trước khi nộp lại phòng đào tạo để nhà trường theo dõi kế hoạch giảng dạy. Phân công mặt bằng lao động của Khoa, bộ môn là cơ sở cho việc thanh toán giờ giảng của cán bộ giảng dạy.

Từ bảng phân công giảng dạy, phòng đào tạo xây dựng thời khóa biểu thực hiện cho mỗi học kỳ và gửi về khoa lấy ý kiến phản hồi. Mọi ý kiến phản hồi sẽ được phòng đào tạo tiếp nhận và điều chỉnh cho phù hợp.

Thời khóa biểu được cập nhật trên hệ thống cho SV đăng ký trước mỗi học kỳ.

2.3.3. Hình thức tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng PTNL người học ở Trường Đại học Hùng Vương

Trường Đại học Hùng Vương hiện đang áp dụng hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ đối với hệ VLVH của trường.

Triển khai đào tạo theo HCTC đòi hỏi một quá trình chuẩn bị công phu để tác động, làm thay đổi các thành tố của quá trình đào tạo khiến cho những thành tố này

thoả mãn được các yêu cầu của HCTC. Nhà trường có nhiều biện pháp triển khai trong công tác đào tạo theo HCTC. Với quyết tâm xây dựng trường thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, bắt đầu từ năm học 2009-2010 nhà trường đã chính thức triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.

Trường Đại học Hùng Vương đã triển khai nghiêm túc chủ trương dạy học theo học chế tín chỉ của Bộ GD&ĐT trong toàn trường, cung cấp tài liệu, thông tin về đào tạo theo tín chỉ cho CB, GV và SV và tổ chức tập huấn, Hội nghị, Hội thảo phổ biến quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho CB, GV và SV.

Nhà trường chấp hành nghiêm túc chủ trương của Bộ GD&ĐT, có sự đầu tư, chuẩn bị và cung cấp các tài liệu, thông tin về đào tạo theo HCTC, chỉ đạo đổi mới đào tạo từ niên chế sang tín chỉ dưới nhiều hình thức, có hình thức đạt kết quả cao như tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo. Song, do điều kiện thực tế (kinh tế và các lý do khách quan) việc mời các chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm hay tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập các trường có kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ đã thực hiện nhưng còn hạn chế.

Về thời gian học của hệ VLVH: Nhà trường tạo điều kiện để các học viên được đăng lý thời gian học theo nhu cầu. Tuy nhiên, do là đối tượng vừa đi làm, vừa đi học nên hầu hết SV lựa chọn học vào ngày thứ bảy, ngày chủ nhật hàng tuần (đối với các ngành ngoài sư phạm) và học tập trung trong 2 tháng hè (đối với các khối ngành sư phạm).

2.3.4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở Trường Đại học Hùng Vương

Đây được xem là công việc hết sức quan trọng không thể tách rời quá trình đào tạo. Trường Đại học Hùng Vương thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học phần hệ VLVH như đối với SV chính quy.

- Hình thức thi kết thúc học phần có thể là: thi viết, thi vấn đáp hoặc thực hành. Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương căn cứ đặc điểm từng học phần để quy định hình thức thi thích hợp.

- Việc tổ chức coi thi, chấm thi, công bố điểm thi, phúc khảo điểm thi thực hiện theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy của Trường.

- Bảng điểm tổng hợp thi kết thúc học phần được làm thành 03 (ba) bản lưu giữ tại đơn vị quản lý đào tạo VLVH, khoa quản lý nội dung đào tạo và khoa quản lý ngành đào tạo.

Đối với hệ VLVH, công tác kiểm tra, đánh giá luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Để kiếm tra khối lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ hình thành ở mỗi sinh viên Nhà trường thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra công tác giảng dạy, soạn và in bài giảng, đề cương, đề thi, công tác thi và chấm thi... Để đảm bảo khách quan hàng năm nhà trường lấy ý kiển phản hồi từ người học sau khi kết thúc kỳ học về nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy, phương pháp giảng dạy... Đây là những yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.4. Thực trạng quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại Học Hùng Vương

Để đánh giá thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở trường Đại học Hùng Vương, chúng tôi khảo sát thăm dò ý kiến của 116 khách thể là CBQL và GV. Phiếu hỏi gồm các nội dung liên quan đến công tác quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học đã được Nhà trường thực hiện.

Các biện pháp của phiếu điều tra được đánh giá theo 4 mức độ: Hệ số 4: Tốt; Hệ số 3: Khá; Hệ số 2: Trung bình; Hệ số 1: Chưa tốt.

2.4.1. Quản lý hoạt động tuyển sinh hệ VLVH theo hướng PTNL người học

Tuyển sinh là khâu then chốt quyết định đến chất lượng đào tạo, uy tín và thương hiệu nhà trường. Hiện nay, nhà trường thông báo kế hoạch tuyển sinh qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Thông báo trên website của Nhà trường, thông báo tại các bảng tin Nhà trường, gửi thông báo tới các cơ sở giáo dục trong tỉnh, thông báo tuyển sinh cho các sinh viên đang học tại trường, phát thông báo tuyển sinh cho các sinh viên trong lễ bế giảng mỗi khóa học... Bên cạnh đó Nhà trường tổ chức các buổi giao lưu quảng bá trực tiếp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục trong và ngoài Tỉnh. Đối với hệ VLVH mỗi năm, trường tổ chức thi tuyển sinh làm nhiều đợt trong năm, chỉ tiêu tuyển sinh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tuyển sinh được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện công tác tuyển sinh hệ VLVH


TT

Mức độ

Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Chưa tốt

X

Thứ

bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch

tuyển sinh

51

44.0

40

34.5

25

21.6

0

0.0

3.22

1

2

Công tác tuyên truyền,

quảng bá tuyển sinh

30

25.9

48

41.4

38

32.8

0

0.0

2.93

5

3

Xây dựng ban chỉ đạo,

phục vụ tuyển sinh

38

32.8

48

41.4

30

25.9

0

0.0

3.07

2

4

Tổ chức tuyển sinh

32

27.6

54

46.6

30

25.9

0

0.0

3.02

4

5

Tổ chức chấm thi, xử

lý kết quả

34

29.3

56

48.3

26

22.4

0

0.0

3.07

2


Biểu đồ 2 1 Mức độ thực hiện công tác tuyển sinh hệ VLVH Qua bảng số 1

Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện công tác tuyển sinh hệ VLVH


Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.1 trên cho thấy: nội dung 1 (xây dựng kế hoạch tuyển sinh) được đánh giá thực hiện tốt nhất với điểm TB là 3,22. Đứng thứ 2 là nội dung 3 (xây dựng ban chỉ đạo, phục vụ tuyển sinh) và nội dung 5 (Tổ chức chấm thi, xử lý kết quả) với điểm TB là 3,07. Kết quả trên cho thấy Nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh, sớm ban hành các văn bản pháp quy nhằm chỉ đạo, công tác chấm thi, xử lý kết quả được đánh giá là rất nghiêm túc, đảm bảo đúng quy chế.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền, quảng bá và tổ chức tuyển sinh được đánh giá chưa cao (xếp thứ bậc 4,5) trên thực tế khi triển khai công tác tuyển sinh, Nhà trường gặp phải một số khó khăn nhất định:

- Công tác quảng bá tuyển sinh còn chưa ổn định, luôn phải có sự điều chỉnh. Phạm vi quảng bá tuyển sinh chỉ dừng lại các cơ sở đào tạo, sở ban ngành trong Tỉnh. Hình thức quảng bá chưa thật phong phú, đa dạng. Chính vì vậy nội dung này chỉ đứng thứ 4 và đạt điểm trung bình là 2,93.

- Trên thực tế thì trong 37 ngành đào tạo chính của nhà trường thì chỉ có 10 ngành có sinh viên hệ VLVH và 02 ngành: giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non là số lượng học viên hệ VLVH đông, khá ổn định qua các năm, các ngành còn lại thì số lượng thí sinh đăng ký khá hạn chế.

Trong những năm gần đây công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do sự bùng nổ của mạng lưới các trường Đại học, đặc biệt là các trường Đại học trực thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh được thành lập nhiều hơn. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến nguồn tuyển sinh đầu vào của nhà trường. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt đó thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần phải hết sức quan tâm tới công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu của địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung, xác định và tập trung quảng bá các ngành là thế mạnh của Nhà trường.

2.4.2. Quản lý chương trình, kế hoạch đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học

2.4.2.1. Quản lý chương trình đào tạo

Song song với công tác tuyển sinh thì công tác quản lý chương trình đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường khi tiến hành đào tạo theo hướng PTNL người học. Đối với từng chuyên ngành có chương trình cụ thể riêng, được xây dựng dựa trên khung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, vì vậy quản lý chương trình đào tạo là quản lý việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của nhà trường đối với từng ngành cụ thể sao cho đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp do nhà nước quy định và đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực tế xã hội và quản lý việc thực hiện chương trình để đạt được mục tiêu này. Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chương trình của nhà trường, tác giả tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng như sau:

Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy công tác chỉ đạo chuyên môn rà soát so sánh, xây dựng chương trình theo hướng PTNL người học(ND1) được đánh giá thứ hạng cao nhất với điểm TB là 3.35. Vị trí thứ 2 thuộc về nội dung: Quản lý việc xây dựng môn học phải đúng nội dung cung cấp thông tin chính xác để tạo thuận lợi cho người lựa chọn đúng môn học mong muốn với điểm trung bình là 3,13. Qua đó cho thấy chương trình là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng đào tạo... Kết quả của sự thành công trên khẳng định nhà trường đã nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ GD & ĐT, đồng thời có những biện pháp tích cực và kịp thời triển khai đến các đơn vị trong công tác rà soát, đối chiếu và xây và đổi mới chương trình. Đối với hệ VLVH: Chương trình được xây dựng dựa trên kết quả so sánh, đối chiếu với chương trình chính quy. Vì vậy, kế hoạch học tập của học viên sẽ có khối lượng các học phần được miễn trừ và các học phần phải tích lũy.

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý chương trình VLVH



TT

Mức độ

Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Chưa tốt

X

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo các khoa chuyên môn rà soát, so sánh, xây dựng chương trình đào tạo

theo hướng PTNL người học


51


44.0


55


47.4


10


8.6


0


0.0


3.35


1


2

Quản lý việc xây dựng môn học phải đúng ND, cung cấp thông tin chính xác để tạo thuận lợi cho người lựa chọn

đúng môn học mong muốn


30


25.9


71


61.2


15


12.9


0


0.0


3.13


2


3

Quản lý việc thực hiện chương trình


38


32.8


53


45.7


25


21.6


0


0.0


3.11


3


4

Quản lý thực hiện xây dựng hoàn thiện các giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo

cho từng môn học


32


27.6


57


49.1


27


23.3


0


0.0


3.04


5


5

Quản lý việc sửa đổi, bổ

sung các học phần cho phù hợp với năng lực người học


34


29.3


56


48.3


26


22.4


0


0.0


3.07


4

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí