Quản Lý Thiết Bị Dạy Học Trong Trường Trung Học Cơ Sở

thành kết quả. Tiêu chí này liên quan nhiều tới phương thức hay cơ chế đầu tư cho TB.

- Tính hiệu lực/hiệu suất của đầu tư thiết bị dạy học

Tính hiệu suất của đầu tư TBDH cho các trường đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu và kết quả mong muốn của nhà trường trong khai thác, sử dụng hệ thống TBDH hiện tại cho giáo dục. Căn cứ vào đặc điểm chương trình giáo dục và mục tiêu giáo dục, nhà trường sẽ xác định nhu cầu/mức độ, phương thức sử dụng TBDH cần thiết; đồng thời so sánh với thực tế khai thác, sử dụng để rút ra nhận định về hiệu suất đầu tư TBDH.

- Tính bền vững

Tính bền vững xem xét khả năng duy trì liên tục các kết quả đầu tư TBDH của trường để đạt đến những mục tiêu phát triển dài hạn của nhà trường. Tính bền vững thể hiện ở: Việc bảo dưỡng, duy tu, bảo trì,… để duy trì độ bền, tuổi thọ của TBDH; Tính kết nối giữa các dự án đầu tư; ức độ đáp ứng và phù hợp của TBDH hiện tại với mục tiêu phát triển trong tương lai của nhà trường,…

- Tính công khai, minh bạch trong đầu tư thiết cị dạy học

Công khai, minh bạch là một nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với đầu tư công nói chung, đầu tư TBDH cho các trường nỏi riêng. Tính công khai, minh bạch cần được thể hiện trong tất cả các khâu bước của quá trình đầu tư: từ lập kế hoạch/chương trình, dự án; thẩm định; phê duyệt đến quá trình triển khai đầu tư và nghiệm thu, đánh giá; thanh quyết toán; khai thác, vận hành.

- Tính công bằng

Tính công bằng trong đầu tư TBDH cho các nhà trường xem xét việc đầu tư cho phát triển TB giữa các nhà trường, với các điều kiện khá tương đồng về chất lượng và đặc biệt là ở qui mô giáo dục, có được trang bị TBDH ngang nhau không? Tính công bằng thể hiện ở: Có những qui định rõ ràng về định mức kinh tế - kĩ thuật trong đầu tư TBDH tương ứng với các nhóm trường, làm cơ sở cho việc xác định định suất đầu tư không Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư có căn cứ trên định suất đầu tư đối với mỗi nhóm trường không?

Như vậy, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học. TBDH phải đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ quan sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý, phải tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và TBDH không nhất thiết phải là TBDH đắt tiền. Việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH là vô c ng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

giảng dạy và học tập song lại phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý TBDH ở cơ sở giáo dục. Do đó đòi hỏi người quản lý phải nắm rõ nội dung, phương pháp quản lý TBDH để phát huy được hiệu quả của TBDH trong hoạt động dạy và học cũng như trong các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

1.5 Quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học cơ sở

Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 5

1.5.1. Nội dun cơ bản của quản lý t iết bị dạ ọc tron trườn trun ọc cơ sở

1.5.1.1. Quản lý việc đầu tư, mua sắm, trang bị thiết bị dạy học

- Lập kế hoạch mua sắm, trang bị TBDH khoa học, hiệu quả, đúng qui định, qui trình

+ Lập kế hoạch mua sắm, trang bị TBDH trước mắt và lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp hay các tổ chức bên ngoài… Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản để mua sắm, trang bị trước, cần trang bị một số phương tiện nghe - nhìn, đưa máy tính vào mục đích dạy học, tạo điều kiện cho GV và HS tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại hiệu quả cao.

+ Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lý việc mua sắm, trang bị TBDH phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Đảm bảo đúng thủ tục về mua sắm, trang bị TBDH theo đúng quy định của Nhà nước.

- Tổ chức, chỉ đạo việc mua sắm, trang bị TBDH theo kế hoạch

+ Triển khai kế hoạch, quy trình mua sắm, trang bị TBDH.

+ Phân công nhân sự phụ trách quản lý công tác mua sắm, trang bị TBDH.

+ Phân công, đôn đốc, điều hành nhân sự trong việc mua sắm, trang bị các TBDH trong các tổ/khối; phục vụ quá trình giáo dục của nhà trường.

- Kiểm tra, đ nh gi việc mua sắm, trang bị TBDH theo kế hoạch

+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, sổ sách, quá trình triển khai việc mua sắm, trang bị TBGD.

Ở các trường THCS, TBDH đóng vai trò vô c ng quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có. Thực tế cho thấy TBDH càng hiện đại bao nhiêu, đầy đủ và phù hợp bao nhiêu thì kết quả dạy học đạt được càng cao hơn bấy nhiêu. Ngược lại, nếu sự khiếm khuyết, lạc hậu về TB bao nhiêu thì càng làm giảm đi kết quả dạy học bấy nhiêu.

1.5.1.2. Quản lý việc khai thác, sử dụng TBDH

Nếu thiếu TBDH thì khó có thể đạt được mục tiêu giáo dục. Nhưng

không phải cứ có TBDH là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Nếu như chúng được sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung giáo dục thì lúc đó TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó.

- Lập kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH

+ Xây dựng quy định, quy chế, quy trình về khai thác, sử dụng TBDH.

- Tổ chức, chỉ đạo việc khai thác, sử dụng TBDH

+ Triển khai quy trình khai thác, sử dụng TBDH.

+ Phân công nhân sự phụ trách quản lý việc khai thác, sử dụng TBDH

+ Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với việc sử dụng TBDH trong kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH.

+ Hướng dẫn các đơn vị, cá nhân sử dụng các loại TB mới

+ Cần phải khai thác, sử dụng tối đa hiệu quả TB của trường học và tổ chức sử dụng TB khoa học, hợp lý.

- Kiểm tra, đ nh gi việc khai thác, sử dụng TBDH theo kế hoạch

+ Kiểm tra các TB sau mỗi lần sử dụng để phát hiện những hỏng hóc và kịp thời sửa chữa

+ Theo dõi, thống kê, đánh giá hiệu suất sử dụng TB thường xuyên, định kỳ

Để khai thác, sử dụng tốt cần một số điều kiện sau:

- TB phải đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, được bảo quản tốt và được tổ chức khai thác, sử dụng mọt cách hợp lý.

- Đảm bảo các điều kiện về kĩ thuật, về công nghệ, an toàn, và thân thiện với môi trường như: điện, nước, trang bị nội thất v.v...

- Việc sử dụng TBDH có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Không ít các trường hợp CBQL, GV, NV không chịu sử dụng hay CBQL không quan tâm chỉ đạo trong khi trường được trang bị đầy đủ TBDH. Như vậy, để sử dụng tốt cần phải:

+ Đảm bảo giải quyết các vấn đề quản lý như trang bị, đầu tư, sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ thuật và kĩ năng cho GV, thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn;

+ Đầu năm kế hoạch, nhà trường tổ chức kiểm kê, kiểm toán tài sản nhằm đo lường, đánh giá lại khối lượng tài sản, chất lượng sử dụng mà trên cơ sở đó cần có giải pháp quản lý, đưa vào sử dụng và xem xét, điều động, giao lại tài sản cho các đơn vị. Hiệu trưởng giao tài sản cố định cho từng đơn vị và các cá nhân trong nhà trường sử dụng và tiến hành tự quản lý khi thực hiện công tác giáo dục, dạy học của nhà trường. CBQL, GV, NV trong nhà

trường có nhiệm vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả TB dưới sự giám sát, kiểm tra có kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường.

1.5.1.3. Quản lý việc bảo quản, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý thiết bị

Tuổi thọ (độ bền) của TBDH luôn có giới hạn nhất định, nó liên quân đến cách thức sử dụng, tần suất sử dụng và thời gian sử dụng. Trong quá trình sử dụng, TBDH sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Vì vậy, bên cạnh việc mua sắm, trang bị thì cần phải chú ý đến việc sửa chữa, bảo quản để duy trì hoạt động của TBDH được liên tục, bền vững và có hiệu quả, nhằm đảm bảo chất lượng và khai thác có hiệu quả tính năng của các TBDH, hạn chế tối đa hao mòn, tránh thất thoát lãng phí tài sản của nhà trường.

- Lập kế hoạch duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH rõ ràng, khoa học

+ Xây dựng thủ tục, quy trình duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH một cách khoa học, hợp lý, rõ ràng, đơn giản.

- Tổ chức, chỉ đạo việc duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH

+ Triển khai quy trình duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH

+ Phân công nhân sự phụ trách quản lý việc duy trì, sửa chữa, bảo quản TB

+ Phân công nhân sự sửa chữa kịp thời khi TBDH có sự cố, hỏng hóc, khiến các TBDH không thể hoạt động; đảm bảo chất lượng các sản phẩm khi được cải tạo, sửa chữa và chú trọng hiệu quả kinh tế.

+ Hướng dẫn bảo quản các các trang TBDH phục vụ tổ/khối, phòng học, phòng thực hành, phòng thực nghiệm, các TBDH phục vụ dạy học và TBDH thư viện; duy trì, giữ gìn các công trình được xây dựng trong nhà trường và các TBDH để đảm bảo sử dụng lâu dài.

+ Hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức, cá nhân bảo quản theo quy định đối với công cụ, vật tư, vật liệu khoa học kĩ thuật, đồng thời cần lưu ý đến ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố, môi trường, thời tiết, khí hậu, không gian lưu giữ... Việc mua dùng và các loại dụng cụ tinh vi, hiện đại, đắt tiền (như dụng cụ quang học, điện tử, máy tính...) cần tính toán cả phương án duy tu, bảo quản.

+ Yêu cầu các bộ phận, cá nhân thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản TBDH.

- Kiểm tra, đ nh gi việc duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH theo kế hoạch

+ Thực hiện chế độ kiểm kê tài sản theo định kỳ, theo kế hoạch, hoặc có thể đột xuất để phát hiện kịp thời những tài sản bị hư hỏng, từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát chất lượng công tác duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH.

1.5.1.4. Quản l việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản thiết bị

Công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ GV, NV kĩ thuật sử dụng TBDH là quản lý về số lượng, trình độ, tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo, kế hoạch sử dụng TBDH trong chương trình giảng dạy ở trường THCS. TBDH cũng được sử dụng bởi HS, để HS có ý thức tốt trong việc bảo quản và sử dụng TBDH có kết quả cao thì GV cần có lòng say mê nghề nghiệp, đồng thời GV cũng cần được bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, khai thác sử dụng TBDH thường xuyên. Vì vậy, mỗi trường bố trí bộ phận phụ trách TBDH. Bộ phận phụ trách TBDH phải những là người có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của bậc học, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ công TBDH và có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản CSVC cho bộ phận phụ trách TBDH hoặc các cá nhân phụ trách.

- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH

+ Triển khai kế hoạch bồi dưỡng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH nhằm nâng cao cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực TBDH, thông hiểu về chế định của ngành và liên ngành đối với TBDH;

+ Tăng cường các khóa đào tạo ngắn hạn giúp người phụ trách TBDH trong nhà trường nắm vững các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý (trường học, sách - thư viện, TBDH);

+ Hướng dẫn cho cá nhân hoặc bộ phận phụ trách TBDH hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục trong nhà trường và những điều kiện vật chất cần thiết về TBDH để thực hiện chương trình đó;

+ Huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm trong công tác quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH

- Kiểm tra, đ nh gi việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH

+ Kiểm tra và đánh giá CBQ , GV, NV và HS khai thác, sử dụng TBDH căn cứ vào kế hoạch sử dụng của từng người tại phòng thực hành, thí nghiệm, sổ muợn TBDH và thực tế giờ dạy ở lớp.

+ Tổ chức thi giảng có nội dung sử dụng TBDH nhằm kiểm tra đánh giá việc sử dụng TBDH của GV.

+ Thông qua trao đổi kinh nghiệm TBDH để thấy rõ cách sử dụng hợp

lý nhất trong việc truyền thụ và củng cố kiến thức. Phổ biến những cải tiến và sáng kiến về cách sử dụng TBDH.

Để bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH tốt cần một số điều kiện kèm theo sau:

- Sự bất cập về kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý sử dụng bảo quản TBDH, sự thiếu hụt về đội ngũ GV chuyên trách về TBDH là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy, học tập ở các trường học. Do đó cần có các giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý, sử dụng đội ngũ GV và NV kĩ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.

- TBDH có vai trò và tác dụng to lớn trong nâng cao chất lượng dạy và học; là điều kiện để thực hiện nguyên lý “trực quan sinh động’’ góp phần thực hiện “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn’’.Vì vậy CBQL quản lý các nhà trường cần phải có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để phát huy vai trò, tác dụng của TBDH trong giảng dạy, học tập và rèn luyện. Hiệu trưởng phải nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý TBDH dạy học.

- Nếu thiếu TBDH thì khó có thể đạt được mục tiêu giáo dục. Nhưng không phải cứ có TBDH là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Nếu như chúng được sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung giáo dục thì lúc đó TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó.

1.5.2. Các ếu tố ản ưởn đến quản lý t iết bị dạ ọc ở trườn trun

ọc cơ sở

1.5.2.1. Yêu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi từng quốc gia phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để phát triển trong một thế giới hòa bình, mang tính bền vững, tức là vừa phải dựa trên một sự hiểu biết các vấn đề có tính toàn cầu, vừa có tác động đến lợi ích của đất nước mình, vừa có tác động đến cả cục diện thế giới. Với sự phát triển vừa hợp tác, vừa đấu tranh, nó đòi hỏi mỗi quốc gia phải nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời bảo tồn, phát huy và phát triển những bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có của dân tộc mình. Từ bối cảnh trên, việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trên quy mô toàn cầu là một tất yếu khách quan. Đối với nước ta, việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục cần chú trọng phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế. Vì thế, khi mà chất lượng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó điều kiện kinh tế, CSVC, tài

chính là những nhân tố không thể thiếu trong phát triển nhà trường, đầu tư, mua sắm phương tiện, TB trường học... Điều đó đã làm xuất hiện những thời cơ mới, thách thức mới, đặt ra những yêu cầu mới về quản lý phát triển TBDH trong nhà trường như thế nào cho hiệu quả là vấn đề đặt ra cho các trường THCS.

- Xu thế cách mạng khoa học, công nghệ thông tin: Những cuộc cách mạng 4.0 dẫn đến sự bùng nổ của kiến thức, khiến tốc độ gia tăng kiến thức rất lớn, sự hình thành những xã hội “dựa trên kiến thức”, trong đó tri thức (văn hoá, khoa học, kỹ thuật và công nghệ) được xem là tài nguyên, vốn quan trọng nhất, đảm bảo cho mọi thành công trong quá trình phát triển. Có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ mở đầu cho một nền văn minh mới - nền văn minh tin học và trí tuệ nhân tạo. Khoa học và công nghệ đã và đang trở thành những lực lượng có sức mạnh to lớn trong việc hình thành tương lai, vì vậy giáo dục phải tạo ra những con người cho tương lai: con người có trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn, có khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội luôn luôn đổi mới. Vì vậy, môi trường học đường và nhà trường cũng tác động đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiển nhiên là môi trường, điều kiện như các phương tiện, máy móc TBDH, thư viện, phòng lab, phòng thí nghiệm hiện đại... góp phần không nhỏ vào việc giúp GV nâng cao hiệu quả dạy học và hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một áp lực đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong giáo dục và đào tạo trong đó có việc đầu tư TBDH hiện đại, phù hợp với xu hướng của cách mạng khoa học, công nghệ thông tin đang b ng nổ cho các trường THCS sao cho tương ứng với tốc độ phát triển khoa học, công nghệ trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay như hệ thống máy tính, kết nối mạng internet, các nguồn dữ liệu, thí nghiệm ảo, trí tuệ nhân tạo…

1.5.2.2. Yếu tố chủ quan

- Năng lực của CBQ nhà trường: Đối với hiệu trưởng nhà trường, hiệu phó phụ trách về TBDH, một số kĩ năng, năng lực sau có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và hiệu lực quản lý TDHB trong nhà trường, bao gồm: năng lực xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối TBDH theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH; lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần; hướng dẫn xây dựng nội quy quản lý TBDH phù hợp với trường mình. Đối với cá nhân, bộ phận trực tiếp quản lý TBDH: Là những người được phân công phụ trách công tác TBDH, năng lực của họ

ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và hiệu lực quản lý TBDH của nhà trường. Năng lực này được thể hiện ở trình độ chuyên môn, ở việc được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác TBDH, ở việc nắm chắc các nghiệp vụ quản lý TBDH, ở tinh thần trách nhiệm với công việc được giao và việc chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng trong việc quản lý TBDH của nhà trường. Một số yêu cầu về nghiệp vụ đối với người làm công tác TBDH đó là: Biết bảo quản sổ sách, hồ sơ TBDH, theo dõi việc xuất, nhập TBDH, ghi chép và kiểm kê TBDH theo đúng quy định của Nhà nước; Có khả năng tham mưu cho BGH xây dựng kế hoạch hàng năm để bổ sung, điều chuyển, thanh lý và bảo quản TBDH; Đồng thời biết tham gia việc chuẩn bị cho GV và HS thực hiện các giờ thí nghiệm, thực hành.

- Các điều kiện môi trường vật chất: Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ GV thích ứng với các điều kiện môi trường vật chất mới., hiện đại đang diễn ra. Đặc biệt đối với các nhà trường THCS, TBDH vừa là điều kiện, vừa là phương tiện học cụ không thể thiếu. Chất lượng, kết quả của hoạt động giáo dục THCS bị chi phối rất lớn bởi điều kiện đảm bảo về vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học, giáo dục. Nếu có sự đầu tư tốt, quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ tác động tích cực đến chất lượng giáo dục nhân cách HS và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển khi TBDH đầu tư hạn chế và lạc hậu, sử dụng không hiệu quả thuộc về trình độ GV, NV và trách nhiệm của Hiệu trưởng.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 31/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí