Thực Tế Việc Sử Dụng Thiết Bị Thực Nghiệm Theo Tinh Thần Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Ở Các Trường Thpt Tỉnh Cao Bằng.‌

Khi sử dụng thiết bị nhằm kích thích hứng thú của học sinh phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định, cụ thể là:

a) Về

nội dung:

Thiết bị

phải đem lại những thông tin mới cho học

sinh, nhưng không phải mới đến mức hoàn toàn không hiểu được; Cái mới phải bổ sung, phát triển hoặc mâu thuẫn với cái cũ.

Thật ra, trong khuôn khổ của một giờ học và trong điều kiện thông tin hiện đại, thì đưa ra được cái gì mới, có tác dụng hấp dẫn học sinh không

phải là việc dễ. Nhưng có thể

chế

tạo hoặc sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

dụng thiết bị

giới thiệu

Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi dạy học chương “các định luật bảo toàn” Vật lý cơ bản 10, theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh miền núi - 8

những vấn đề không lớn, và nhiều sự vật, hiện tượng dưới một góc độ mới.

b) Về

phương pháp:

Nên làm sao cho thiết bị

được sử

dụng dưới

nhiều hình thức, lúc nhanh, lúc chậm phù hợp với quá trình nhận thức; các hiện tượng mới phải được tạo ra một cách đột ngột, bất ngờ, học sinh không dự kiến được. Nếu có điều kiện cần sáng tạo và sử dụng thiết bị để

mô tả hiện tượng trong những trường hợp đặc biệt, tạo ra những hiện

tượng có vẻ nghịch lí, nhằm giúp học sinh thấy rò hơn bản chất của vấn đề.

Hứng thú học tập của các em sẽ tăng lên nếu thông tin mà thiết bị đưa ra có nội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Thí dụ: làm thí nghiệm dùng một thanh nam châm vĩnh cửu hút móc sắt, ta có thể lấy móc sắt dễ dàng, sau đó dùng một thanh nam châm điện hút móc sắt rồi đề nghị một học sinh khỏe nhất lớp kéo móc sắt ra. Em đó không kéo nổi. Tại sao dòng điện nhỏ mà có thể sinh ra một lực lớn như vậy?

Để tăng cường hứng thú khi sử dụng thí nghiệm có thể cho các em dự đoán các hiện tượng xảy ra trước khi làm thí nghiệm. Điều đó giúp cho học sinh hứng thú và còn phát triển tư duy cho các em.

Thực tế cho thấy rằng nếu việc sử dụng phương pháp dự đoán đúng lúc, đúng chỗ, sẽ làm cho giờ học thoải mái tự nhiên, học sinh hứng thú và tích cực học tập, một số em đã có những dự đoán khá độc đáo về các hiện

tượng sẽ xảy ra. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng phương pháp dự đoán trong quá trình dạy học rất phù hợp với quá trình tư duy sáng tạo.

Thật vậy, mọi người đều biết quá trình sáng tạo cái mới thường xảy ra không theo một quy luật nhất định. Nhiều khi cái mới nó lóe lên đột ngột, bất ngờ. Tính bột phát nảy sinh trong quá trình sáng tạo thường gắn liền với dự đoán, với phương pháp trực giác mà không phải là kết quả của một sự suy luận chặt chẽ.

Nếu quá trình sáng tạo thường xảy ra một cách không có quy luật như vậy, thì ngược lại sự giới thiệu các công trình nghiên cứu lại có logic chặt chẽ. Có thể nói cái logic chặt chẽ sử dụng khi báo cáo kết quả các công trình nghiên cứu nhiều khi đã che lấp cái logic thật của tư duy sáng tạo. Vì vậy,

nếu ta giới thiệu kiến thức giống hệt như SGK, thì điều đó trong nhiều

trường hợp sẽ hạn chế trí sáng tạo của học sinh. Cho nên, trong quá trình dạy học, thầy, cô giáo cần rèn luyện phương pháp trực giác cho học sinh bằng cách nêu những vấn đề, những câu hỏi để học sinh dự đoán phương pháp giải quyết vấn đề. Điều đó sẽ làm tăng hứng thú nhận thức cho các em và phản ánh đúng sự vận động của tư duy học sinh trong quá trình sáng tạo. Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi. Cần lưu ý có thể tạo tình huống có vấn đề bằng nhiều phương tiện khác nhau như : tranh, biểu bảng, mô hình, thí nghiệm, thực hành, phim… Nhưng nên căn cứ vào nội dung kiến thức và phương pháp đặc thù của bộ môn để

sử dụng thích hợp. Nhằm xây dựng tình huống có vấn đề một cách tối ưu nhất.

1.6. Thực tế việc sử dụng thiết bị thực nghiệm theo tinh thần dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ở các trường THPT tỉnh Cao Bằng.‌

1.6.1. Mục đích điều tra.‌

Trong quá trình dạy học các giáo viên và học sinh luôn gặp phải những khó khăn là việc sử dụng các thiết bị, các thí nghiệm vật lí sao cho đúng mục đích sử dụng. Vì vậy tôi đã tìm hiểu thực trạng các thí nghiệm vật lí, các quá trình dạy và học của giáo viên cũng như học sinh ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng, qua những thông tin đó sẽ giúp tôi xây dựng phương pháp thực nghiệm theo tinh thần dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đáp ứng tốt nhu cầu thực tế.

1.6.2. Phương pháp điều tra.‌

Việc điều tra được tiến hành ở một số trường THPT thuộc tỉnh Cao Bằng: THPT Canh Tân, THPT Thạch An. Như sau:

- Điều tra GV: Trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dùng phiếu điều

tra.


- Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp, thông qua các bài kiểm tra.

- Dự giờ của một số GV.


1.6.3. Nội dung và kết quả điều tra.‌

1.6.3.1. Tình hình dạy học chương “ Các định luật bảo toàn ”.

Kết quả điều tra như sau:

- Về tình hình dạy.

+ Về giáo án: GV đã phát huy vai trò của SGK, SGV và các sách tham khảo khác. Vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rò.

+ Về

phương pháp dạy học: Đã có những chuyển biến về

phương

pháp, không còn quá nặng sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều, tuy nhiên việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời GV: Mô tả hiện tượng, yêu cầu học sinh dự đoán kết quả, tìm phương án thí nghiệm,

nhấn mạnh cho HS ghi nhớ những nội dung quan trọng của bài… Việc đổi

mới phương pháp dạy học như phát hiện và giải quyết vấn đề đã đi vào

thực tế, nhưng do thiếu các dụng cụ thí nghiệm trực quan nên chủ yếu việc

dạy kết hợp thí nghiệm chỉ

được thực hiện vào những tiết dự

giờ, thao

giảng và thường chỉ lựa chọn những bài đã có thí nghiệm sẵn có, dễ làm, dễ thành công.

+ Nhiều GV vẫn mong muốn phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của HS bằng việc đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ giải quyết nhưng thông thường đó là những câu hỏi giúp học sinh tái hiện mà không có nhiều tác dụng trong việc phát triển tư duy, không có tác dụng kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của HS. Các vấn đề mà GV đưa ra đôi khi không làm cho HS tin tưởng hoặc không gây ấn tượng mạnh do thiếu tính thực tế.

+ Khi dạy GV hầu hết không dùng TN. Không để cho HS tham gia thiết kế TN mà thông báo luôn sơ đồ, mô tả hiện tượng diễn ra và yêu cầu HS giải thích hiện tượng. Do vậy không phát huy được tính tích cực, sáng

tạo của HS. Một số GV tiến hành TN nhưng không nêu rò mục đích TN,

không yêu cầu HS cụ thể quan sát điều gì trước khi tiến hành TN nên phải làm đi làm lại dẫn đến mất thời gian. GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS giải thích hiện tượng nhung lại không đưa ra những định hướng phù hợp với trình độ HS, sợ mất thời gian nên GV giải thích hiện tượng luôn cho HS.

+ Một số bài hiện chưa có thí nghiệm thực, mà chỉ cho học sinh nắm bắt về hình thức, qua mô tả bằng hình vẽ của giáo viên, khiến HS chưa hình dung hết về hiện tượng, chưa gâp được hứng thú học tập cho HS.

- Về tình hình học.

+ Qua tìm hiểu cho thấy, HS luôn có nhu cầu rất lớn trong việc học với thí nghiệm, đặc biệt là các thí nghiệm có chứa các tình huống có vấn đề, các thí nghiệm khác với SGK, có những tình huống mà HS chưa từng gặp…

+ Trong giờ học bài mới, HS còn thụ động trong việc tiếp thu kiến

thức mới, ngại suy nghĩ chỉ quen ngồi nghe giảng và đợi GV đọc để ghi chép lại. HS phát biểu xây dựng bài rất ít, hiếm khi đặt câu hỏi thắc mắc đối với GV về vấn đề đã học ngay cả khi không hiểu bài.

+ HS ít được quan sát, tiến hành TN trên lớp khi xây dựng kiến thức mới nên không có hứng thú trong học tập dẫn tới không hiểu bài hoặc hời hợt. Khi vận dụng kiến thức vào tình huống hơi khác với lý thuyết đã học thì tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin.

1.6.3.2. Những khó khăn và sai lầm mà HS gặp phải khi học chương “các định luật bảo toàn ”.

Qua trao đổi trực tiếp và phân tích bài làm của HS, đối chiếu với

những nhận xét thu được khi đánh giá các bài kiểm tra và vở bài tập của HS, chúng tôi nhận thấy HS thường mắc phải những khó khăn chủ yếu sau:

- Chương này gồm nhiều kiến thức về cơ học, đòi hỏi HS phải nắm thật chắc các kiến thức và có khả năng suy luận cao.

- Khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ vật lí của HS còn yếu nên gặp nhiều khó khăn khi giải các bài tập về phần này.

- Tuy rằng ở PTCS các em cũng có học và đề cập đến các định luật bảo toàn, nhưng các em chưa thực sự hiểu sâu về định luật.

- Khi học chương này HS hay có sự nhầm lẫn trong việc phân biệt các đại lượng được bảo toàn và các đại lượng không được bảo toàn.

- HS không nắm được điều kiện áp dụng định luật.

- Đặc biệt HS còn lúng túng khi áp dụng các định luật bảo toàn vào việc giải bài tập và các bài toán liên quan đến các định luật bảo toàn.

1.6.3.3. Nguyên nhân dẫn tới các khó khăn sai lầm của HS khi học chương “các định luật bảo toàn ”.

- Bản thân kiến thức này rất khó, đòi hỏi HS phải suy luận, tư duy và

kết hợp với các hiểu biết thực tế.

- GV tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề nhưng việc kết hợp với các thí nghiệm, hiện tượng thực tế còn chưa nhiều nên không lôi cuốn HS tham gia xây dựng kiến thức, không phát huy được tính tích cực, tự chủ tìm tòi, sáng tạo của HS. GV chưa khai thác triệt để kiến thức cũ của HS trong quá trình xây dựng kiến thức mới.

- Thiết bị TN ở trường THPT mặc dù có nhưng vẫn chưa đủ. Trong quá trình dạy học GV chưa khai thác hết tiềm năng TN, chưa kết hợp sử dụng có hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học: Hình vẽ, mô hình, thiết bị TN.

- HS không nắm chắc các kiến thức liên quan, đặc biệt là toán học và vật lí. Cần nắm vững các lý thuyết trong chương nhưng đồng thời các kĩ năng về toán học cũng rất cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1‌

Mục đích của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là làm cho HS nắm vững không chỉ những kiến thức khoa học mà còn cả phương pháp thu nhận kiến thức giúp phát triển năng lực nhận thức và sáng tạo của HS.

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tìm tòi, giải quyết vấn đề, có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn, rất sát với thực

tiễn, ở mọi trình độ, không đòi hỏi vốn kiến thức quá nhiều. Đối với yêu

cầu dạy học xuất phát từ vốn kinh nghiệm của bản thân, phương pháp thực nghiệm lại càng phù hợp hơn. Phương pháp thực nghiệm sẽ giúp các em giải quyết vấn đề trong học tập, trên cơ sở đó nắm vững kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

Việc áp dụng phương pháp thực nghiệm để giải quyết vấn đề trong học tập làm cho học sinh có nhiều năng lực. Nó tích cực hóa đến mức tối đa hoạt động nhận thức của học sinh, cho phép hình thành kiến thức sâu sắc và bền vững, tăng cường hứng thú đối với môn học. Nó thôi thúc trong học sinh một nhu cầu về hoạt động sáng tạo, bồi dưỡng cho các em cá tính sáng tạo. kiến thức được hình thành bền vững.

Sự kết hợp giữa dạy học nêu và giải quyết vấn đề và phương pháp thực nghiệm sẽ giúp học sinh có được năng lực nhận thức, năng lực tư duy khoa học, năng lực giải quyết vấn đề và còn rèn luyện cho các em phương

pháp xây dựng các giả thuyết khoa học, phương pháp kiểm tra giả thuyết

khi gặp một vấn đề mới trong cuộc sống, rèn luyện cho các em sự kiên trì, tự giác trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học đồng thời sẽ rèn luyện cho các em phương pháp ghi nhớ kiến thức khoa học. Điều này sẽ đảm bảo cho kiến thức của học sinh được hình thành một cách khoa học, bền vững, sẽ làm cho học sinh tự tin, tích cực chủ động trong việc tiếp nhận các tình huống học tập mới.

Chúng tôi đã tổ chức điều tra, lấy ý kiến một số GV giảng dạy môn

Vật lý những học sinh ở hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về

thực trạng của việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phối hợp với phương pháp thực nghiệm, đồng thời làm rò được nguyên nhân của thực trạng trên.

Những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong chương sẽ là cơ sở để chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phối hợp với phương pháp thực nghiệm ở chương 2.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí