Vài Nét Về Iáo Dục Bậc Trun Ọc Cơ Sở U N Ườn N

Tiểu kết Chương 1

TBDH là những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các trường THCS. Cùng với hai yếu tố quan trọng khác đó là đội ngũ CBQL, GV, NV và chương trình giáo dục là những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng giáo dục nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy, để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài này, ở chương 1, từ việc đi nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước cũng như ngoài nước, luận văn đã trình bày trong chương 1 những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý TBDH trong GDĐT nói chung và quản lý trong trường THCS nói riêng; tổng thuật và làm rõ một số khái niệm như: Quản lý, các chức năng quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, quản lý TBDH. Luận văn đã trình bày vai trò của TB trong trường THCS, cũng như các tiêu chí đánh giá TBDH hiện nay. Phần cuối của chương 1, luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý TBDH trong nhà trường THCS; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý TBDH; những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý TBDH trong các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục,… Những nội dung về cơ sở lý luận ở chương 1 là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý TBDH ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI‌

2.1. Khái quát chung

2.1.1. Vị tr địa lý v lịc sử p át triển

2.1.1.1. Vị tr địa lý

Thường Tín là một huyện nằm phía Nam của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì. Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là dòng sông Hồng. Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên. Phía Tây giáp huyện Thanh Oai, ngăn cách bởi sông Nhuệ. Thường Tín cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 km về phía Nam, có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía. Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân và cảng Vạn Điểm. Thường Tín đã trở thành địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.

2.1.1.2. Lịch sử phát triển

Thường Tín là huyện giàu truyền thống cách mạng và có lịch sử văn hóa đặc sắc của v ng ven đô. Huyện có nhiều di chỉ khảo cổ học và di sản văn hóa phi vật thể, huyện còn lưu giữ nhiều tục ngữ, dân ca địa phương, các sinh hoạt lễ hội các tích trò cổ: lễ hội Chử Đồng Tử ở xã Tự Nhiên, kéo lửa nấu cơm thi ở Từ Vân xã ê ợi, các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân...

Huyện đã triển khai Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực thiện nếp sống văn minh trong nếp sống xã hội như cưới, tang, hội hè, và các lễ thức khác. Đã có 78% số hộ đạt Gia đình văn hóa, 58 làng đạt danh hiệu àng văn hóa, 58 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp văn hóa.

2.1.2. ìn ìn kin tế - xã ội v văn óa - iáo dục

2.1.2.1. Kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại-dịch vụ-du lịch- công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Toàn quận hiện có trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống làm ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như chạm, khắc, kim hoàn, may, thêu,

ren, đồ da, lược sừng, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa giấy... đang phục hồi..

2.1.2.2. Văn hóa - xã hội

Trong những năm qua huyện duy trì và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá. Năm 2019 nhiều xã trong huyện đã được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Trên cơ sở thực trạng KT-XH của huyện trong những năm vừa qua, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ XXIII đã đề ra mục tiêu chủ yếu của huyện Thường Tín là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiếp tục tăng tỷ trọng kinh tế công nghiệp, xây dựng, tập trung vào đầu tư cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, dịch vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, đạt giá trị kinh tế cao; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

2.1.3. Vài nét về iáo dục bậc trun ọc cơ sở u n ườn n

2.1.3.1. Quy mô giáo dục

Từ năm 2010 đến nay, tốc độ phát triển trường lớp của giáo dục THCS huyện Thường Tín đã có một bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.

Sự nghiệp GDĐT huyện Thường Tín nói chung và giáo dục THCS nói riêng đã gặt hái nhiều thành tựu về quy mô phát triển. CSVC không ngừng phát triển và xây mới. CSVC phục vụ dạy và học được tăng cường đáng kể. Công tác chuẩn hóa GV, luân chuyển CBQ được thực hiện có hiệu quả. GV ở nhiều trường không ngừng bổ sung và trẻ hoá đội ngũ. Kỷ cương nề nếp được tăng cường. Đội ngũ GV đã từng bước nâng cao nhận thức vai trò của GDĐT trong sự phát triển của xã hội. Đội ngũ nhà giáo đã thấy được trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới. Số lượng HS giỏi, HS đạt giải thành phố, và số HS thi đậu vào các trường THPT năm sau cao hơn năm trước.

Đối với giáo dục cấp THCS, hiện nay toàn huyện Thường Tín 30 trường THCS được chia làm 4 cụm là cụm Đông, cụm Tây, Cụm Nam và cụm Bắc trong đó cụm Bắc có 7 trường: THCS Duyên Thái, THCS Hòa Bình, THCS Khánh Hà, THCS Nhị Khê, THCS Ninh Sở, THCS Nguyễn Trãi A, THCS Văn Bình. So với các quận, huyện khác trên toàn thành phố thì huyện Thường Tín có nhiều trường, các trường có thuận lợi là các trường ở vùng nông thôn nên quĩ đất cho các trường học rộng, đủ đáp ứng yêu cầu về trường chuẩn quốc gia song cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhìn chung thì lại thiếu về số lượng, lạc hậu hoặc kém vế chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay.

Từ năm 2016 đến 2019 cả huyện có số HS từ 13.944 em tăng lên 14.956 em, tăng 7,2 %. Số lớp học từ 366 lớp năm học 2016 - 2017 lên 386

lớp năm học 2018 - 2019, tăng 5,4 %.

Qua dữ liệu trên cho thấy quy mô HS các trường ngày càng tăng, sỹ số HS trong một lớp đông, quy mô các trường trên địa bàn quận không đồng đều có những trường như THCS Hòa Bình chỉ có 380 HS, 38 HS/ lớp; ngược lại THCS Văn Bình có tới 756 HS, trên 47 HS/ lớp.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ XXIV chỉ rõ: "Tăng cư ng đầu tư cho gi o dục- đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng đội ngũ nhà gi o và QL gi o dục đ p ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân c ch, đạo đức, lối sống cho HS. Quan tâm xây dựng môi trư ng giáo dục, triển khai có hiệu quả c c đề n đầu tư V quy hoạch mạng lưới trư ng học theo hướng đồng bộ, hiện đại.".

Cùng với xu hướng phát triển giáo dục THCS của cả nước, ở huyện Thường Tín, việc chăm lo giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản khác được chú trọng, có sự ủng hộ và có sự chỉ đạo tương đối quyết liệt từ các cấp lãnh đạo, có sự hưởng ứng nhiệt tình của các trường trên địa bàn Huyện đặc biệt từ khi được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, hiện tại đã hoàn thành phổ cập THCS. Các trường THCS đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học cũng như trong phương pháp dạy học mới, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường và môn Tin học trở thành môn học tự chọn.

2.1.3.2. Chất lượng giáo dục

HS của các trường THCS huyện Thường Tín đa số là con em các gia đình làm nghề nông, con em các gia đình buôn bán hoặc các làng nghề truyền thống nhà có hơn 70% là con em buôn bán. Chỉ có số ít là con em cán bộ công chức, viên chức. Việc được đầu tư học tập cho các em từ các cấp dưới còn chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, đầu tư, tạo điều kiện học tập tốt bằng với các bạn v ng nội thành.

Tỷ lệ HS vào THPT công lập hàng năm chiếm xấp xỉ trên 81% số HS THCS dự thi. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hằng năm đạt trên 99%.

Sau khi tốt nghiệp các em học lên THPT, một số ít do lực học yếu chuyển sang các trường trung cấp nghề, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín, các trường liên kết như trường Cao đẳng truyền hình, trường Đại học giao thông vận tải, trường THPT Ph ng Hưng trên địa bàn huyện.

Chất lượng giáo dục hàng năm có tăng, có chuyển biến song chưa cao và chưa ổn định, HS có sự phân hóa cao trong học tập. Số lượng HS khá giỏi có tăng nhưng tỷ lệ HS trung bình vẫn còn cao. Số HS đạt kết quả trung bình thực tế cho thấy: khả năng vận dụng kiến thức, năng lực tư duy, năng lực hành động còn yếu và thiếu linh hoạt. Với yêu cầu thực tế, người học phải biết tiếp tục tự học, tự độc lập sáng tạo thì những người làm công tác GD chưa thể bằng lòng với kết quả trên.

Trong các hoạt động tập thể, HS còn thụ động, còn trông chờ vào sự hướng dẫn của các thầy cô, chưa có thời gian đề xuất ý kiến tổ chức hoặc tự tổ chức các sinh hoạt nhóm, sinh hoạt chung. HS mạnh dạn trong giao tiếp, hình thành thói quen ứng xử có văn hóa. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, kinh tế mở cửa đã phần nào tác động xấu tới đạo đức tư cách HS. Các tệ nạn xã hội đã len lỏi lôi kéo HS, làm cho đạo đức tư cách một số HS đi xuống.

Có sự phân hóa rõ rệt trong từng trường. Chất lượng của từng trường có sự khác nhau. Sự phân hóa do nhiều nguyên nhân khách quan: do đầu vào của HS, truyền thống của nhà trường, vị trí địa bàn nơi trường đóng, đặc th công việc ở các cụm dân cư.

2 2 Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đ c

Nhằm đánh giá đúng thực trạng TBDH, thực trạng quản lý TBDH của các trường THCS để làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý TBDH ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.2.2. Nội dun

Thực hiện mục đích nghiên cứu đã nêu, tác giả tiến hành các hoạt động khảo sát với các nội dung cụ thể như sau:

- Thực trạng về số lượng và chất lượng TBDH ở các trường THCS ở các trường THCS huyện Thường Tín;

- Thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín;

- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS.

2.2.3. Đ c điểm mẫu k ác t ể k ảo sát

Đối tượng khảo sát là 14 CBQL và 178 GV, NV thuộc các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Dưới đây là đặc điểm khái quát về mẫu đối tượng khảo sát:

Bản 2.1. Đ c điểm mẫu đối tượn k ảo sát t ực trạn

Đặc điểm

SL

%


Giới tính

Nam

26

13,5

Nữ

166

86,5


Chức vụ/ Nhiệm vụ

Hiệu trưởng/ Phó Hiệu trưởng

14

7,3

GV

28

14,6

NV

150

78,1


Trình độ

Tiến sỹ

0

0

Thạc sỹ

7

3,65

Đại học

164

85,41

Cao đẳng

21

10,94

Số năm đảm nhiệm công tác đang đảm nhiệm

Từ 5 năm trở xuống

11

5,7

Trên 5 năm

181

94,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 6


2.2.4. P ươn p áp k ảo sát

Điều tra bằng phiếu hỏi, xử lí kết quả bằng toán thống kê, đồng thời bổ sung bằng phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.

2.2.4.1. Điều tra bằng bảng hỏi

+ Đối tượng nghiên cứu: 14CBQL và 278 GV, NV của các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tin, thành phố Hà Nội (chi tiết trong bảng mẫu đối tượng khảo sát thực trạng)

+ Nguyên tắc điều tra:

- Các khách thể tham gia điều tra trả lời độc lập, khách quan theo suy nghĩ của bản thân, không được trao đổi với người xung quanh;

- Để hạn chế tính thiếu khách quan khi trả lời, điều tra viên chỉ giải thích khi khách thể có những thắc mắc cần giải thích.

2.2.4.2. Phỏng vấn sâu

+ Mục đích phỏng vấn: Khẳng định kết quả của PP điều tra viết.

+ Đối tượng phỏng vấn: CBQL và GV, NV của các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

+ Nội dung phỏng vấn sâu các vấn đề sau:

- Thực trạng về số lượng và chất lượng TBDH ở các trường THCS ở các trường THCS huyện Thường Tín;

- Thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín;

- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS.

+ Nguyên tắc phỏng vấn: Tạo không khí thoải mái, vui vẻ và cởi mở trong quá trình phỏng vấn, khuyến khích những người được phỏng vấn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình. Để có được những thông tin chính xác, chúng tác giả không đặt những câu hỏi “có/không” mà chuẩn bị những câu hỏi theo dàn ý những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên phải có sự linh hoạt, mềm dẻo.

+ Xử lý kết quả phỏng vấn sâu: Kết quả được chia thành từng nhóm, thông tin thu được này sẽ đưa ra thảo luận, trình bày kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi.

2.2.4.3. Nghiên cứu tài liệu

Các tài liệu được tác giả nghiên cứu là hồ sơ quản lý công tác TBDH ở các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

2.2.4.4. Xử lý số liệu bằng toán thống kê

Các phép toán thống kê được sử dụng để tiến hành xử lý số liệu nghiên cứu. Nhờ các phép toán đó mà có thể rút ra được những kết luận khoa học, chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Ý nghĩa của đề tài được khẳng định nhờ các giá trị toán học thống kê đã được công nhận và phổ biến rộng rãi.

2 3 Kết quả khảo sát

2.3.1. ực trạn t iết bị dạ ọc ở các trườn HCS u n ườn n, t n p ố H Nội

Nghiên cứu về thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được tiến hành ở một số trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu tài liệu quản lý và sử dụng TBDH và phát phiếu hỏi cho CBQL và GV, NV của các trường đã được chọn mẫu, thu về và lựa chọn các phiếu có đủ thông tin (185 phiếu). Qua khảo sát, chúng tác giả đã có cái nhìn tổng quát về thực trạng thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cụ thể như sau:

2.3.1.1. Về số lượng các thiết bị dạy học ở c c trư ng T trên địa bàn huyện Thư ng Tín, thành phố Hà Nội

Số lượng các thiết bị dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện trong bảng danh mục thiết bị dạy học năm học 2018-2019 của 7 trường Trung học cơ sở cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Phụ lục số 2)

Qua các số liệu trong phụ lục 2 tác giả nhận thấy:

Các trường THCS được khảo sát đều được trang bị TBDH đủ theo danh mục tối thiểu.

Số lượng TBDH mới được trang bị ở mức độ tối thiểu và giống nhau ở tất cả các trường mặc dù sớ lớp học của các trường được khảo sát là khác nhau, cụ thể THCS Duyên Thái có 12 lớp, THCS Hòa Bình có 10 lớp, THCS Khánh Hà có 15 lớp, THCS Nhị Khê có 16 lớp, THCS Ninh Sở có 18 lớp, THCS Nguyễn Trãi A có 27 lớp, THCS Văn Bình có 17 lớp.

Theo đó TBDH ở các trường hiện thiếu cho việc sử dụng nếu GV có nhu cầu sử dụng

2.3.1.2. Về chất lượng và sự phù hợp các thiết bị dạy học ở c c trư ng THCS trên địa bàn huyện Thư ng Tín, thành phố Hà Nội

Để tìm hiểu về thực trạng về chất lượng và sự phù hợp của các thiết bị dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả phát phiếu hỏi cho CBQL và GV, NV của các trường đã được chọn mẫu, thu về và lựa chọn các phiếu có đủ thông tin.

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về tình trạng thiết bị giáo dục của nhà trường


TT


Hạng mục Thiết bị

Về chất lượng

Về sự phù hợp

Kém

Trung

bình

Tốt

Không

phù hợp

Phù

hợp


1.

TB được trang bị trong phòng làm việc của CBQL, GV, NV

Số YK

0

118

67

85

100

TL %

0

63,8

36,2

46,0

54,0


2.

TB được trang bị trong phòng học

Số YK

14

127

44

127

58

TL %

7,6

68,6

23,8

68,6

31,4

3.

TB Phòng thí nghiệm

Số YK

54

79

52

102

83

TL %

29,2

42,7

28,1

55,1

44,9

4.

TB Phòng học tiếng

Số YK

0

126

59

105

80

TL %

0

68,1

31,9

56,8

43,2

5.

Máy tính Phòng Tin học

Số YK

25

70

78

103

82

TL %

13,5

44,3

42,2

55,7

44,3

6.

TB dạy học các môn học

Số YK

25

86

74

132

53

TL %

13,5

46,5

40

71,4

28,6

7.

Khu phòng họp, chức năng

Số YK

0

84

101

87

98

TL %

0

45,4

54,6

47,0

53,0

Các số liệu trong bảng 2.2. cho thấy:

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 31/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí