DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát thực trạng 36
Bảng 2.2. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về tình trạng thiết bị giáo dục của nhà trường 38
Bảng 2.3. Kinh phí mua sắm TBDH của 7 trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội năm 2018 40
Bảng 2.4. Kinh phí mua sắm TBDH của 7 trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội năm 2019 41
Bảng 2.5. Tỉ lệ giữa chi mua sắm và tổng được giao năm 2018, 2019 41
Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lý
việc mua sắm TBDH 42
Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lý
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 1
- Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Thiết Bị Dạy Học Tron Các N Trường
- Vị Tr Vai Trò V C Ức Năn Của T Iết Bị Dạ Ọc Đối Với Quá Trìn Iáo Dục Ở Trườn Trun Ọc Cơ Sở
- Quản Lý Thiết Bị Dạy Học Trong Trường Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
việc khai thác, sử dụng TBDH 45
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lý
việc bảo quản, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, thanh lý TBDH ... 47 Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lí
việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH ... 49 Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lí
việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng, bảo quản TBDH 52
Bảng 3.1. Sổ nhập TB 67
Bảng 3.2. Sổ theo dõi sửa chữa TBDH 70
Bảng 3.3. Sổ theo dõi mượn, trả TBDH 72
Bảng 3.4. Sổ đánh giá TBDH 73
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất 82
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp 83
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả
thi của các biện pháp đề xuất 84
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý 10
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cấp thiết và khả
thi của các biện pháp đề xuất 85
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các chức năng trong quản lý 11
Sơ đồ 1.3. Những mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình giáo dục 17
Sơ đồ 3.1. Quy trình mua sắm, trang bị TBDH 68
Sơ đồ 3.2. Quy trình duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH 71
Sơ đồ 3.3. Quy trình khai thác, sử dụng TBDH 74
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỷ toàn cầu hóa, xã hội phát triển và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy nhanh nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, trong đó Đảng và nhà nước coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Yêu cầu đặt ra đối với ngành Giáo dục và Đào tạo là phải tạo ra đội ngũ những người lao động tương lai có đầy đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết để bắt kịp nhịp độ phát triển của thời đại. Ban Chấp hành Trung Ương (BCHTW) đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Tiếp theo Nghị quyết 29/NQ-TW, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
ột trong những điều kiện quan trọng của môi trường học tập trong các nhà trường đó là thiết bị dạy học. Việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học giúp kích thích hứng thú học tập, tích cực hoá quá trình nhận thức, phát triển trí tuệ, kĩ năng thực hành của HS, đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học, mở rộng khả năng tiếp cận với các sự vật và hiện tượng, cho phép HS có điều kiện tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và khả năng tự học. Đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, GDPT nói riêng theo tinh thần của Nghị quyết 29 với những điểm nhấn cơ bản, đó là: “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”; “thực học, thực nghiệp”; “chuẩn hóa – hiện đại hóa – xã hội hóa – hội nhập quốc tế”; “nâng cao chất lượng, hiệu quả”,... sẽ khó có thể đạt được nếu TBDH của các nhà trường không đảm bảo đáp ứng được những mục tiêu đó.
Các trường THCS của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay đã quan tâm hơn đến việc quản lí, trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH, điều này được thể hiện ở những quan điểm, định hướng chỉ đạo của lãnh đạo Huyện cũng như ở việc ưu tiên đầu tư kinh phí mua sắm những thiết bị phù hợp, hiện đại cho các nhà trường trên địa bàn huyện Thường Tín, nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của Huyện. ặc d vậy, theo tổng kết, đánh giá của Phòng
giáo dục và đào tạo huyện Thường Tín, trên thực tế hoạt động quản lí TBDH ở các nhà trường vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: Quản lí TBDH ở các trường còn mang tính hành chính, chưa hiệu quả; Việc trang bị chưa có kế hoạch tổng thể và chi tiết do đó còn thiếu đồng bộ, thiếu chủng loại cho các bộ môn, cho các phòng thí nghiệm; Việc bảo quản thiết bị dạy học còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm sát sao dẫn đến thiết bị nhanh xuống cấp và hư hỏng nhiều; Việc sử dụng thiết bị trong giảng dạy, trong các hoạt động giáo dục chưa được giáo viên khai thác triệt để, một số giáo viên ít sử dụng hoặc thậm chí không sử dụng TBDH với nhiều lí do khác nhau như mất thời gian, mất công, mất sức, khả năng sử dụng công nghệ thông tin không tốt, công tác chuẩn bị còn lúng túng, cán bộ phụ trách thiếu nhiệt tình; thiếu cán bộ chuyên trách; thiếu kho chứa hoặc kho chưa đủ diện tích; thiếu hệ thống tủ, giá, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn; Công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng TBDH của các nhà trường chưa được coi trọng và chưa được quan tâm đúng mức; Kinh phí cho việc mua sắm, đầu tư, sửa chữa trang TBDH còn hạn chế, chưa thường xuyên, kịp thời (theo báo cáo tổng kết hằng năm của PGD huyện Thường Tín).
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở u n ườn n t n p ố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ t ôn ” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục của mình.
2. Mục đ ch nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng TBDH và thực trạng quản lý TBDH ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đảm bảo TBDH cần thiết cho các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thiết bị dạy học học trong các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
4. Câu hỏi nghiên cứu 1
- Phải chăng công tác quản lý TBDH trong các trường phổ thông hiện nay còn có nhiều hạn chế
- àm thế nào để công tác quản lý TBDH ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp đó là gì
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, quản lý TBDH ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định song bên cạnh đó còn có những bất cập, hạn chế dẫn đến TBDH còn chưa được đảm bảo đầy đủ, chuẩn hóa, hiện đại hóa và việc đầu tư, khai thác, sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Nếu phân tích, làm rõ được những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó, chỉ ra được những thời cơ, thách thức ở thời điểm hiện tại, từ đó đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý thiết bị dạy học phù hợp với thực tiễn của các nhà trường theo hướng tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới thì sẽ khắc phục được những hạn chế trong công tác quản lý thiết bị dạy học hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản l T ở c c trư ng T
6.2. Khảo s t, đ nh gi thực trạng TBDH và thực trạng quản lí TBDH ở các trư ng T huyện Thư ng T n, thành phố Hà Nội
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở c c trư ng THCS huyện Thư ng T n, thành phố Hà Nội đ p ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
6.4. Khảo nghiệm về t nh cần thiết và t nh khả thi của c c biện ph p được đề xuất
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- uận văn tập trung nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực trạng TBDH và thực trạng quản lí TBDH ở 7 trường THCS (các trường thuộc cụm Bắc) trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
- Các số liệu khảo sát được thu thập của 3 năm (từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020).
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1. N óm p ươn p áp n iên cứu lý luận
Phương pháp tổng quan, phân tích tổng hợp và khái quát hóa lý luận để
xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý TBDH ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.
8.2. N óm p ươn p áp n iên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương ph p nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Nghiên cứu, tổng hợp các số liệu liên quan tới TBDH của các nhà trường trên các báo cáo, biểu mẫu thống kê và các hồ sơ, tài liệu khác của nhà trường.
8.2.2. Phương ph p quan s t: Thu thập thông tin trên cơ sở quan sát trực tiếp các hoạt động sư phạm, quan sát hoạt động quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội,
8.2.3. Phương ph p phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nhằm thu thập các thông tin ban đầu để xây dựng phiếu khảo sát.
8.2.4. Phương ph p điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thông qua phiếu hỏi ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý trong các nhà trường nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS; những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn Huyện, đồng thời khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được đề xuất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
8.3. N óm p ươn p áp ỗ trợ
8.3.1. Phương ph p chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia (là các CBQ và GV các trường THCS trên địa bàn Huyện) về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.
8.3.2. Phương ph p thống kê, toán học: sử dụng trong thống kê và phân tích số liệu khảo sát thực trạng, khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của các giải pháp.
9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài /Những đóng góp của đề tài
9.1. Ý n ĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm khái niệm thiết bị dạy học và công tác quản lý TBDH trong giáo dục; chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho công tác này.
9.2. Ý n ĩa t ực tiễn
Luận văn nghiên cứu một số bất cập trong quản lý TBDH và đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
10. Dự kiến của cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về thiết bị dạy học tron các trường học
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ khi giáo dục học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập, đánh dấu bằng tác phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại” của nhà giáo dục học J.A.Cômenxki (1632) [45] thì các lý luận về giáo dục và nhà trường bắt đầu được phát triển và nói đến như một tổ chức cộng hưởng nhiều yếu tố tinh thần và vật chất nhằm giáo dục con trẻ. Từ đó trở đi, các công trình nghiên cứu về giáo dục luôn đề cập tới yếu tố TBDH trong nhà trường như một yếu tố không thể thiếu trong dạy và học như:
Tác giả V.A Xkhomlinski với tác phẩm “Trư ng trung học Pavlush” đã tổng kết kinh nghiệm công tác giảng dạy trong nhà trường trung học đã nhắc tới vài trò, vị trí của yếu tố TBDH trong trường học (1990) [49]. Tác giả Zakharop trong cuốn “Tổ chức lao động của hiệu trưởng” cũng đã trình bày yêu cầu, điều kiện và tác dụng của TBDH của trường học (1995) [50]. Tác giả
.I. Konđkốp trong cuốn “những vấn đề trong trường học” đã đề cập tới các phượng tiện và TBDH trong trường học (TBDH của các phòng học, hệ thống các phòng học cần có trong một nhà trường cấp học phổ thông), và đưa ra các yêu cầu, cách thức sử dụng phương tiện và TBDH nhưng mang tính chất khái quát nhất khi áp dụng trong nhà trường (1997) [47].
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu hiện đại về TBDH thường được các tác giả của các nước OEDC nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố trong chi phí xây dựng, vận hành, vệ sinh, bảo trì TB trong trường học khá phức tạp và phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục phát triển của các nước này (1985) [46].
Tại Pháp, một nước có cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân khá tương đồng với nước ta, đã tiến hành nghiên cứu về TBDH ở cấp học phổ thông một cách khá toàn diện trong đó nhấn mạnh việc cần phải nghiên cứu để hiểu rõ hơn cách thức mà TBDH ảnh hưởng đến hành vi và thành tích của HS, từ đó đưa ra các chiến lược trong việc tận dụng nhiều nguồn lực, và giúp GV được đào tạo tốt hơn, lớp học nhỏ hơn, hỗ trợ giảng dạy tốt hơn (1985) [46].