Nhóm Các Nhân Tố Thuộc Bên Ngoài Ngân Hàng


chế biến thông qua các khoản vay dài hạn hoặc cho thuê tài chính và các sản phẩm tài chính như vốn lưu động ngắn hạn, bao thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Đơn vị phân phối ngành nông nghiệp thành phẩm thì quan tâm đến các sản phẩm tài chính như vốn vay ngắn hạn, thanh toán quốc tế, bảo lãnh... (Miller vàJo nes, 2010). Rõ ràng, mô hình cho vay này đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của các tác nhân t rong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Trong cho vay theo chuỗi giá trị, khoản tiền thu được từ khách hàng này sẽ là khoản tiền cho vay khách hàng trong khâu tiếp theo của chuỗi giá trị. Vì vậy, một khoản tiền có thể dùng để cho vay nhiều khách hà ng, không mất thời gian chờ để tìm kiếm khách hàng mới nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay cao hơn.Ngân hàng có thể thực hiện bán chéo các sản phẩm – dịch vụ khác bên cạnh sản phẩm tín dụng đối với một khách hàng. Đồng thời, ngân hàng còn tìm kiếm khách hàng cho vay mới thông qua các khách hàng hiện có trong chuỗi giá trị. Từ đó, ngân hàng sẽ mở rộng được thị phần khách hàng trên thị trường.Trong kỷ nguyên công nghệ số và CMCN 4.0, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ dựa vào quy mô, tài sản, mạng lưới mà chủ yếu dựa vào những tiên ích của ngân hàng mang lại cho khách hàng. Các sản phẩm của ngân hàng cần thiết kế theo hướng tối đa hóa lợi ích khi khách hàng sử dụng. Theo tác giả, mô hình cho vay này giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Đặc điểm nổi bật của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị là sự liên hệ mật thiết giữa tổng hợp và phân tích các dữ liệu hoạt động của chuỗi giá trị nông sản, bao gồm: quy trình bán hàng, thanh toán, dòng tiền. Các hộ nông dân không liên kết với chuỗi thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng khó khăn hơn. Đơn vị cung ứng nguồn vốn tín dụng không chỉ là ngân hàng mà còn có đơn vị bán hàng, cung ứng sản phẩm, tiền ứng trước của người mua. Trong đó, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, góp phần ổn định cho hoạt động chuỗi (Robert và Jamie 2013).Một trong bốn yếu tố liên quan đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trịlà tập trung vào giao dịch– sản phẩm, dòng tiền mặt và các cơ hội của nó cũng như các rủi ro. Việc thực hiện phân tích trên dựa vào cơ sở dữ liệu do khách hàng cung cấp bao gồm: báo cáo k ết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng tổng kết tài sản, tình hình tài chính hiện tại, lịch sử kết quả hoạt động; kết quả hoạt động dự kiến (Miller và Jones, 2010). Trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, với sự tăng cường giám sát của ngân hàng, các thông tin trong chuỗi giá trị sẽ minh bạch hơn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá cả, kỹ thuật và thời hạn giao nhận hàng hóa, thanh toán tiền hàng giữa các bên trong chuỗi giá trị. Từ đó, mối quan hệ trong chuỗi sẽ chặt chẽ hơn, nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp ở trong và ngoài nước.


Ngân hàng kiểm soát được dòng tiền và dòng sản phẩm trong chuỗi giá trị,


thông tin của các thành viên trong chuỗi thông qua kiểm tra chéo khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng hạn chế được những rủi ro thường gặp trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp truyền thống.

Lợi ích khác biệt mà tín dụng theo chuỗi giá trị mang lại cho ngân hàng và khách hàng sẽ làm gia tăng hiệu quả triển khai sản phẩm này (Jouili, 2011).

Sự hữu hình của ngân hàng

Theo lý thuyết về bất đối xứng thông tin thì cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình của doanh nghiệp là một tín hiệu chỉ báo về “lời hứa cung cấp dịch vụ tốt”, nó sẽ tạo ra sự tin cậy cho khách hàng về nhà cung cấp dịch vụ (G.Mankiw, 2005). Các nghiên cứu cho thấy phương tiện hữu hình có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, ví dụ như nghiên cứu của Atilgan và cộng sự (2003), trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; nghiên cứu của Chow and Luk (2005), trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng; các nghiên cứu của Mostafa (2005), Zarei và cộng sự (2012) trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe; nghiên cứu của Fogarty, G., Catts, R., & Forlin, C. (2000) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng cho thấy yếu tố phương tiện hữu hình có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận và sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với chất lượng phục vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị kém hiệu quả sẽ cản trở khả năng cải thiện quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và nâng cao năng suất hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị. Vì vậy, để thiết kế sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả thì ngân hàng cần quan tâm phản hồi, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm (Miller, 2012).

1.2.5.2. Nhóm các nhân tố thuộc bên ngoài ngân hàng

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 8

Tính thanh khoản của khoản phải thu trong chuỗi giá trị

Một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động chuỗi giá trị là tính liên kết thôn g qua mối hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố trong chuỗi(Singh, 2011). Mức thanh khoản của các khoản phải thu là thước đo về vấn đề liên kết của chuỗi giá trị nông sản (Miller và Jones , 2010). Nguồn vốn tín dụng chỉ đạt hiệu quả cao khi đầu tư vào các chuỗi có tính liên kết cao (Miller vàJones , 2010).

Trong môi trường thanh khoản tối ưu, hợp đồng mua bán có thể được mua bán mà giá cả chính là mức chiết khấu được thỏa thuận giữa các bên, đây cũng được xem là tài sản thế chấp cho ngân hàng; lịch sử về năng lực thanh toán và hoàn trả khoản vay là căn cứ thẩm định quan trọng của ngân hàng. Tính thanh khoản của các khoản phải thu cao còn giúp việc hoàn trả khoản vay của khách hàng trong chuỗi giá trị đối với ngân hàng đúng hạn (Miller và Jones, 2010).

Tuy nhiên, vấn đề của ngành nông nghiệp tại các quốc gia mắc phải là sự tuân


thủ hợp đồng mua bán mà bắt nguồn từ thiếu hụt về hành lang pháp lý về vấn đề này. Một đặc điểm trong hoạt động ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng là nguồn cung ứng đầu vào thiếu sự ổn định về số lượng, chất lượng và giá cá. Nguyên nhân chính là do sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào, điều kiện tự nhiên và người nông dân. Điều này cũng ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ hợp đồng trong chuỗi giá trị nông nghiệp (Swinnen và Maertens, 2010).

Quản trị rủi ro

Hoạt động sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro khách quan cao. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro chuỗi giá trị nông nghiệp là cần thiết và là nền tảng quan trọng trong việc ra quyết định tài trợ về vốn của nhà đầu tư (Nascimento, 2013). Trường hợp hoạt động của chuỗi không hiệu quả, không có khả năng hoàn trả khoản vay thì tài sản thế chấp sẽ là nguồn thu hồi khoản vay thứ cấp của ngân hàng. Từ đó, quản trị rủi ro của ngân hàng đối với mô hình vay vốn này dựa trên hai yếu tố là bảo hiểm và tài sản bảo đảm.

Với sự rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tài sản thế chấp được xem là nguồn thu nợ chính cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng mất khả năng hoàn trả nợ vay theo đúng cam kết. Hàng tồn kho và hợp đồng mua bán thường được dùng làm tài sản thế chấp trong tín dụng theo chuỗi giá trị bên cạnh các tài sản thế chấp thường có khác như bất động sản, máy móc, thiết bị… (Miller và Jones, 2010).Theo đó, hành lang pháp lý về công nhận được thế chấp, hệ thống quản lý cho hai tài sản thế chấp trên là cần thiết (Jessop và cộng sự, 2012).

Như phân tích ở mục 1.2.2.6, hoạt động nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro khách quan như thời tiết, dịch bệnh, thay đổi khí hậu, sự thiếu ổn định của giá cả. Do vậy, rủi ro khi đầu tư vào chuỗi giá trị nông nghiệp thường lớn. Tại các quốc gia phát triển, hợp đồng bảo hiểm sản xuất nông nghiệp là điều kiện để tiếp cận vốn vay của các thành viên trong chuỗi giá trị. Bảo hiểm sản xuất nông nghiệp giúp chuỗi giá trị hạn chế được những rủi ro không mong muốn. từ đó, việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng được đảm bảo (Mattern và Tarazi, 2015).

Lợi thế hoạt động của chuỗi giá trị

Các quốc gia có lợi thế so sánh về nông nghiệp như điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, truyền thống ngành nghề… sẽ có khả năng triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả hơn. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh như Ta- gi-ki-xtan, U-giơ-bê-ki-xtan nhưng ngành nông nghiệp không phát triển mạnh, hoạt động cho vay theo mô hình mới này trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện khó khăn (Winn và cộng sự, 2009).

Vai trò của chính sách, sự quan tâm của Chính phủ trong phát triển hoạt động


của chuỗi giá trị nông nghiệp nhìn chung là rất quan trọng, cụ thể: hướng dẫn kỹ thuật, định hướng phát triển, thông tin thị trường minh bach, cạnh tranh lành mạnh. Từ đó, lợi thế hoạt động của chuỗi giá trị là điều kiện cần thiết để việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp (Konig và cộng sự, 2013).

Lợi thế về chính sách đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của chuỗi giá trị. Theo đó, một quốc gia có chính sách ủng hộ triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản là nền tảng để hoạt động cho vay này đạt hiệu quả tích cực. Chính sách đó bao gồm chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách phát triển khoa học công nghệ, chính sách liên doanh liên kết... Một hệ thống chính sách đồng bộ là động lực thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị thông qua việc khuyến khích các tác nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản.

Hiệu quả triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc lớn vào sự ổn định của đặc tính của nông sản (điều kiện trồng trọt, bảo quản) và giả cả của nông sản đó. Đối với nông nghiệp, mặt hàng thủy sản dễ bị giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn và yêu cầu phải được chế biến và bảo quản. Vào vụ thu hoạch, sản lượng nông nghiệp tăng nhanh và có chất lượng cao. Ngược lại, khi hết vụ thu hoạch thì sản lượng nông nghiệp giảm và chất lượng thấp. Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố tự nhiên như khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng. Đây là những rủi ro trong hoạt động nuôi trồng và chế biến sản xuất nông nghiệp(Winn và cộng sự, 2009).

Năng lực tham gia của ngành nông nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu

Hoạt động đầu tư vào chuỗi giá trị chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi chuỗi giá trị đó hoạt động bền vững, khả năng tiêu thụ của sản phẩm tốt, có năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (Häni, 2006). Tiêu chí để đo lường hiệu quả chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là năng lực tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp toàn cầu.

Năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu là tích hợp các yếu tố cốt lõi của sản phẩm và khả năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu (Đinh Văn Thành, 2009).

Theo khái niệm này, năng lực tham gia của nông nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu trước hết là đáp ứng được các điều kiện của người mua trên toàn cầu và tiếp theo là phải có vị trí thị phần nhất định trên thị trường toàn cầu. Các yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi của sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi giá t rị toàn cầu bao gồm: (1) Các yếu tố thuộc về sản phẩm (nhu cầu của ngưởi tiêu dùng, năng suất, chất lượng sản phẩm, nhận diện thương hiệu). Đây là các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm; (2) Các yếu tố thuộc về tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, nhà thu gom, nhà chế biến, nhà


phân phối và xuất khẩu với các tiêu chí đo lường như sau:

- Tiêu chí xác định khả năng tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp toàn cầu của người cung cấp nguyên liệu đầu vào bao gồm các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp với những điều kiện sản xuất, quy mô và năng lực khác nhau tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị thực hiện cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành nông nghiệp bao gồm cá giống, thức ăn, thuốc:

+ Hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho việc nuôi trồng con giống: việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với phẩm cấp giống (hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống, khu vực cách ly theo dõi sức khỏe giống mới nhập về, kính hiển vi, máy bơm, máy đo pH, máy đo ôxi hòa tan, máy đo độ mặn, máy sục khí...) có vai trò quan trọng trong khâu cung ứng cá giống;

+ Khả năng tuân thủ các quy định về quy trình tạo/ương/dưỡng, đăng ký ghi nhãn giống thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi chép, lưu trữ hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất - kinh doanh giống thủy sản theo quy định (hiện nay là Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/05/2013 của Bộ No&PTNT);

+ Danh mục nguyên liệu cung ứng phù hợp với danh mục sản phẩm được phép lưu hành theo quy định của pháp luật (hiện nay là các Thông tư số: 08/2013/TT- BNNPTNN ngày 31 /01/2013, 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31 /05/2013,

39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 /08/2013 của Bộ No&PTNT);

+ Tiêu chí xác định khả năng tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu của tác nhân là người sản xuất nuôi trồng bao gồm các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp với những điều kiện sản xuất, quy mô và năng lực khác nhau tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị thực hiện nuôi trồng cá giống và cá thương phẩm;

+ Quy mô nuôi trồng và khối lượng cá cung cấp cho thị trường: tác nhân này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng hàng hóa trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Trường hợp chuỗi hoạt động với số lượng sản phẩm lớn thì hoạt động của chuỗi sẽ linh hoạt hơn;

+ Thời gian tham gia hoạt động nuôi trồng: với đơn vị có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực nuôi trồng, họ sẽ là nguồn của đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm ổn định, việc chăm sóc cá tốt hơn và có chất lượng hơn;

+ Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong nuôi trồng: đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nhân tố khoa học kỹ thuật bao gồm kỹ thuật nuôi trồng, quy trình bảo quản, thiết bị…;

+ Hệ thống cấp nước: việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với nông nghiệp và phẩm cấp giống (hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống, khu vực cách


ly theo dõi sức khỏe giống mới nhập về, kính hiển vi, máy bơm, máy đo pH, máy đo ôxi hòa tan, máy sục khí...) có vai trò quan trọng trong khâu cung ứng cá giống;

+ Chất lượng cá cung cấp cho thị trường: là việc đảm bảo chất lượng cá giống bằng cách kiểm nghiệm hoặc thực hiện xét nghiệm các mầm bệnh phổ biến (nấm thủy mi, trùng bánh xe, sán lá, nhiễm khuẩn Aeromonas/Pseudomonas/ Edwardsiella) cho con giống trước khi cung ứng cho đơn vị nuôi trồng và đạt các chứng nhận BAP, GlobalGAP, ASC;

+ Giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp thu được.

- Tiêu chí xác định khả năng tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn c ầu của tác nhân là người thu gom, bao gồm chủ yếu là các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn, thiết bị lao động với công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động. So với khâu nuôi trồng, khâu chế biến đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Trong quá trình hoạt động của chuỗi giá trị, đây là hai khâu có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo chiều dọc. Theo đó, nhóm đơn vị chế biến sẽ ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thông qua những tiêu chí:

+ Khả năng tiếp cận các nhà sản xuất và phương thức mua gom nông nghiệp;

+ Khả năng vận chuyển và phân phối sản phẩm nông nghiệp sau khi thu gom: bao gồm các thiết bị duy trì hệ thống, chính sách vô trùng hợp lý và có hệ thống cấp đông (băng chuyền đông IQF, tủ đông gió, tủ chờ đông, tủ đông tiếp xúc, dây chuyển mạ băng, máy đá vẩy), kho lạnh, nguồn cấp điện dự phòng, cùng thiết bị dò kim loại, soi ký sinh trùng, cân điện tử phân kích cỡ tự động, đảm bảo tính tươi, sạch củanông nghiệp. Đồng thời, đơn vị có các Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (hiện nay là Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) và các giấy chứng nhậnASC, BAP, GloabalGAP, BRC, IFS, ISO 22000, ISO 17025, ISO 14001;

+ Khả năng tiếp cận và phương thức liên kết với người tiêu thụ/phân phối sản phẩm: là khả năng đảm bảo việc thu mua/cung cấp sản lượng đầu vào/đầu ra theo đúng chất lượng, sản lượng và thời hạn theo hợp đồng ký kết.

- Tiêu chí xác định khả năng tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu của tác nhân là người chế biến:

+ Khả năng tổ chức nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến;

+ Vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến;

+ Cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật và công nghệ chế biến;

+ Đội ngũ lao động tham gia vào hoạt động chế biến và năng lực quản lý về kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp;


+ Khả năng tạo sản phẩm mới;

+ Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường đối với nông nghiệp;

+ Khả năng tiếp cận và phương thức liên kết với các nhà phân phối toàn cầu.

- Tiêu chí xác định khả năng tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu của tác nhân là người phân phối bao gồm các cơ sở phân phối trong nước như siêu thị, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ… hoặc doanh nghiệp xuất khẩu nông nghiệp. Đây là tác n hân quan trọng đánh giá năng lực của chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Do đó, ảnh hưởng đối với chuỗi giá trị của nhân tố này thể hiện qua các tiêu chí:

+ Khối lượng và kim ngạch nông nghiệp xuất khẩu;

+ Cơ cấu và giá trị gia tăng của các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu;

+ Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu nông nghiệp;

+ Số lượng và quy mô doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông nghiệp;

+ Phương thức tổ chức nguồn hàng xuất khẩu, khả năng tiếp cận nhà nhập khẩu;

+ Khả năng phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng: đây là khả năng cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chẳng hạn trường hợp xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì phải có giấy chứng nhận HACCP hoặc xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo phải có chứng chỉ HALAL;

+ Khả năng liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi: là khả năng đảm bảo việc thu mua/cung cấp sản lượng đầu vào/đầu ra theo đúng chất lượng, sản lượng và thời hạn theo hợp đồng ký kết;

+ Uy tín thương hiệu.

Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển bền vững là điều kiện để thu hút những nguồn đâu tư khác nhau, là cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển (Nascimento, 2013).

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định được thể hiện qua việc lạm phát được kiểm soát, sự bình ổn tỷ giá và đơn vị kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư (Trzeciak, 2007). Nghiên cứu định lượng về điều kiện tối ưu để triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị đã kết luận rằng hiệu quả vận hành tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và Trung Á tương quan với mức độ phát triển của từng quốc gia, tức là quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định và phát triền như Cộng hòa Séc, Hung-ga-ri, Slovania…triển khai mô hình tín dụng này thuận lợi hơn so với các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn như Ru-ma-ni, An-ba-ni và Macedonia (Winn và cộng sự, 2009).


Một số các nhân tố có liên quan đến môi trường kinh doanh của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp: điều khoản giám sát và thuế chống bán phá giá, chính sách của Nhà nước, công tác kiểm tra giám sát, hỗ trợ về kỹ thuật, vấn đề an toàn thực phẩm. Chuỗi càng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và có uy tín thương hiệu lớn thì càng có môi trường kinh doanh thuận lợi. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong đầu tư nguồn vốn tín dụng cho các chuỗi giá trị nông sản nếu không chú trọng vào tiêu chuẩn và chất lượng về an toàn thực phẩm. Việc không tuân thủ tiêu chí này của một tác nhân sẽ gây ảnh hưởng cho môi trường kinh doanh của cả chuỗi (Wairo, 2007).

Tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh doanh, bao gồm: chính sách phát triển nông nghiệp; định hướng của Chính phủ về mức độ tập trung nghiên cứu cho chuỗi giá trị ngành nghề, chính sách ổn định thị trường tiền tệ/tỷ giá; chính sách thuế và khuyến nông; quy định trong việc xây dựng chuỗi giá trị; tính minh bạch và bình đẳng khi tham gia chuỗi giá trị của các cá nhân/đơn vị tham gia chuỗi giá trị (Miller, 2012).

Tóm lại, triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị phụ thuộc vào môi trường kinh doanh của chuỗi, bao gồm: điều kiện kinh doanh và mức độ ổn định. Môi trường kinh doanh là nền tảng đầu tiên cần xem xét trước khi ngân hàng quyết định triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản (Tiffen, 2006).

Hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng

Đơn vị trong các tổ chức Chính phủ hoặc phi Chính phủ, thực hiện hoạt động nhằm mục đích phát triển ngành nông nghiệp nói chung, phát triển ngành thuỷ sản nói riêng như nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho việc bán hàng trong chuỗi giá trị được xem là đơn vị hỗ trợ chuỗi giá trị nông nghiệp.

Trong chuỗi giá trị nông sản thông thường, đơn vị hỗ trợ phi tín dụng gồm tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp, công nghệ, tổ chức dự báo bao gồm tổ chức dự báo nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản, dự báo chất lượng nguồn nước, dự báo sự phát triển khoa học và công nghệ, dự báo thị trường tiêu thụ tiềm năng... đóng một vai trò lớn trong việc giúp các nhân tố trong chuỗi giá trị có định hướng về thị trường, đa dạng hóa sản phẩm hoặc có kế hoạch cho việc sản xuất và phát triển kinh doanh. Việc kết nối với các đơn vị hỗ trợ phi tín dụng giúp ngân hàng mở rộng hiểu biết về ngành và thông tin hoạt động của khách hàng (Calvin vàLinda, 2010).


Tín dụng theo chuỗi giá trị thường được triển khai thành công khi có sự gắn kết với các tổ chức/đơn vị hỗ trợ phi tín dụng khác. Đây thường là những đơn vị có sự hiểu

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí