đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân”.
Để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, cùng với việc đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQ giáo dục, các cấp học cần đầu tư cải tiến công tác quản lý các nguồn lực, cải tiến các dịch vụ hỗ trợ, tăng cường TBDH phục vụ đào tạo. Đổi mới công tác quản lý TBDH phục vụ công tác dạy học ở các trường Phổ thông đang là đòi hỏi cấp thiết.
TBDH là một thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình sư phạm, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục; là phương tiện lưu trữ và truyền tải các thông tin quản lý của nhà trường. TBDH giúp người dạy đa dạng hóa các phương pháp dạy học, từ đó truyền tải tri thức đến người học một cách hiệu quả; giúp người học chủ động, tích cực tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức…
Tiến hành đổi mới chương trình phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tầm quan trọng của hệ thống TB trên cơ sở phát huy tối đa hệ thống sẵn có của mỗi nhà trường, đồng thời trang bị thêm trong điều kiện có thể. Bởi vậy, các cơ quan quản lý luôn đề cao sự sáng tạo trong xây dựng và sử dụng hệ thống TBDH của mỗi GV, HS. Quá trình dạy học phát triển năng lực sáng tạo của người học chính là quá trình để GV và HS có cơ hội sáng tạo những trang TBDH phục vụ nhu cầu của chính mình (2019) [21].
Mặt khác TBDH là thành tố trong quá trình dạy học, đó là hệ thống các phương tiện dạy học có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò và vị trí như các thành tố khác, nó là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục (2019) [21].
TBDH là nơi cung cấp môi trường vật chất để GV và HS dạy và học phát triển năng lực sáng tạo. Song song với việc đưa các yếu tố sáng tạo vào chương trình giáo dục, để GV có thể sử dụng được các phương pháp dạy học sáng tạo và HS học tập sáng tạo thì cần xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. ôi trường khuyến khích dạy học sáng tạo bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần. ôi trường vật chất cung cấp không gian và các trang TBDH cần thiết để HS và GV nảy sinh, thử nghiệm ý tưởng.
Những quan điểm và mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục phổ thông đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 29/NQ-TW, Nghị quyết số 88/2014/QH13
ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-Ttg ngày 27/3/2015 phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đó là: “phát triển năng lực người học”, “nâng cao chất lượng, hiệu quả”, “chuẩn hóa - hiện đại hóa - hội nhập quốc tế” (2019) [21]. Để chuẩn bị và đáp ứng được những mục tiêu nêu trên của đổi mới giáo dục phổ thông, công tác quản lý TBDH trong trường THCS cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Cần đảm bảo đủ các điều kiện TBDH tối thiểu cần thiết cho việc triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa GDPT mới (theo danh mục do Bộ ban hành)
- Không ngừng nâng cấp điều kiện TBDH đảm bảo đạt chuẩn
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 1
- Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 2
- Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Thiết Bị Dạy Học Tron Các N Trường
- Quản Lý Thiết Bị Dạy Học Trong Trường Trung Học Cơ Sở
- Vài Nét Về Iáo Dục Bậc Trun Ọc Cơ Sở U N Ườn N
- Ực Trạn Quản Lý T Iết Bị Tại Các Trườn Trun Ọc Cơ Sở U N
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
- Đầu tư TBDH theo hướng hiện đại và đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống
- Nâng cao hiệu quả đầu tư; hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH trong nhà trường, hướng tới phát triển năng lực HS và nâng cao chất lượng giáo dục tổng thể.
1.4 Thiết bị ở trường trung học cơ sở
1.4.1. Vị tr vai trò v c ức năn của t iết bị dạ ọc đối với quá trìn iáo dục ở trườn trun ọc cơ sở
1.4.1.1. Vị trí của thiết bị dạy học đối với quá trình giáo dục
Nhiều yếu tố cấu thành nên quá trình giáo dục và chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm các yếu tố sau:
- Mục tiêu giáo dục
- Nội dung giáo dục
- Phương pháp giáo dục
- Lực lượng giáo dục (người dạy)
- Đối tượng giáo dục (người học)
- Điều kiện giáo dục (trong đó có TBDH)
Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình giáo dục như sau:
Quản Lý
Mục tiêu
Nội dung
Phương pháp
Người dạy
Người học
TBDH
ôi trường khoa học và công nghệ
ôi trường kinh tế - xã hội và tự nhiên
Sơ đồ 1.3. Những mối quan h giữa các yếu tố của quá trình giáo dục
Sơ đồ này thể hiện quan hệ hữu cơ và tác động qua lại giữa các yếu tố của quá trình giáo dục, trong đó TBDH là một yếu tố không thể tách rời. Cũng từ sơ đồ cho thấy, các cặp thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều. Trong đó, ba yếu tố: Lực lượng giáo dục (người dạy, thầy giáo), đối tượng giáo dục (người học, HS) và điều kiện giáo dục (TBDH) đóng vai trò trung tâm trong việc hiện thực hóa mục tiêu giáo dục, giúp tái tạo và sáng tạo nội dung và phương pháp giáo dục.
Trong quá trình giáo dục, TBDH chính là công cụ thực hiện sư phạm của lực lượng giáo dục, là công cụ nhận thức của đối tượng giáo dục, là sự cụ thể hóa của nội dung dạy học, có vai trò vật chất hóa các phương pháp giáo dục, thúc đẩy quá trình hiện thực hóa mục tiêu giáo dục, góp phần làm cho quá trình giáo dục có chất lượng, hiệu quả. Chính vì vậy, có quan điểm cho rằng: “Không có sự tương hợp với nhau về nội dung, phương pháp giáo dục với TBDH thì sớm hay muộn sự hiện thực hóa mục tiêu giáo dục sẽ bị kìm hãm, quá trình giáo dục sẽ bị phá vỡ sự cân đối, toàn vẹn”(2005) [13].
Như vậy, TBDH có vị trí quan trọng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu giáo dục, là yếu tố không thể thay thế trong quá trình giáo dục.
1.4.1.2. Vai trò
* Thiết bị dạy học góp phần minh họa nội dung dạy học và đổi mới phương ph p dạy học bằng trực quan
Quá trình dạy học là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động học đã được khẳng định qua lý luận dạy học và giáo dục. Quá trình này phải là những hoạt động khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định.
Để quá trình dạy học có chất lượng và đạt hiệu quả cao, con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và vì thế, TB phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển. Theo đó, các yếu tố của Q GD cũng tất nhiên xuất hiện.
Trong nhà trường, mục tiêu và nội dung học tập phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô. Còn đối với TBDH, một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội, mặt khác lại chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội đã và đang tiến bộ vượt bậc, sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống TBDH của nhà trường.
Việc dạy học theo cách truyền thụ một chiều đang dần được thay bằng cách dạy học coi người học là trung tâm của quá trình nhận thức nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Dạy học theo hướng đổi mới tích cực này dựa trên một số thay đổi cơ bản có liên quan một cách chặt chẽ đến TBDH:
- Người học được chủ động hơn trong công việc, được tổ chức hoạt động, được tham gia tích cực vào quá trình học tập, được làm nhiều hơn và thông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức.
Xét về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì vai trò hỗ trợ của TBDH là rất tích cực. Vì có TBDH tốt, đa dạng thì mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Muốn triển khai được các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả thì TBDH phải đủ và phù hợp với các phương pháp đó. Thiết bị dạy học càng hiện đại, đầy đủ, phong phú sẽ càng có nhiều giải pháp phương pháp dạy học mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, TBDH góp phần cụ thể hóa nội dung dạy học và nâng cao chất lượng của các phương pháp dạy học đã có nhưng không làm thay đổi bản chất các phương pháp này.
* Thiết bị dạy học góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy và học
- Các cơ sở giáo dục (trường sở, lớp học) được trang bị đầy đủ TBDH sẽ có đủ điều kiện cho phép tổ chức các hình thức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng và linh hoạt. Các hình thức dạy học có thể được tiến hành trong lớp học hoặc dạy ngoài lớp gắn với thực tiễn, dạy bằng thực hành, nâng cao, dạy chuyên biệt, dạy học trực tuyến qua mạng internet,… vào những khung giờ khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Điển hình như qua đợt cách ly xã hội do dịch Covid 19 vừa qua việc giảng dạy qua các kênh truyền hình, qua các phần mềm trực tuyến như dạy qua hệ thống Zoom, Viettel Study, icrosoft Team.... đã cho thấy hiệu quả to lớn của chúng góp phần vào sự thành công của ngành Giáo dục.
- TBDH chứa đựng những thông tin đã được mã hóa, có tiềm năng to lớn về khối lượng các tri thức và những phương pháp làm việc theo hướng tạo hoạt động, việc làm trong quá trình học tập, tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Như vậy, TBDH đủ sẽ cho phép người thầy giáo có thể tổ chức nhiều hình thức hoạt động dạy học đa dạng, phong phú và có hiệu quả.
* Thiết bị dạy học góp phần đảm bảo chất lượng dạy và học
Xuất phát từ đặc trưng của tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người, trong quá trình dạy và học, yếu tố trực quan có ý nghĩa quan trọng đối với việc lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng và tạo dụng phẩm chất của người học. Rất nhiều những nội dung học tập có độ phức tạp mà cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện, TBDH trực quan mới lĩnh hội được như: định luật, định lý, hiện tượng trừu tượng trong khoa học tự nhiên, trong kĩ thuật chuyên ngành, tin học... Người HS rất cần được trực tiếp quan sát, thực hành, thí nghiệm, được lắp rắp, và khám phá, nhận xét bằng việc sử dụng các phương tiện và dụng cụ cụ thể.
Các phương tiện, dụng cụ phòng thí nghiệm, phòng thực hành có vai trò và tiềm năng lớn lao trong việc giúp người học có thể học tập một cách có khoa học theo phương pháp giải quyết vấn đề, khám phá, chứng minh kiến thức, thể hiện tường minh các phương pháp và kĩ năng nghiên cứu, tự học.
Những phương tiện như vậy cho phép người dạy và người học đào sâu khám phá được sâu sắc các nội dung của tri thức và của sự vật, sự kiện, hiện tượng đã được trình bày trong sách vở.
Và như vậy, TBDH cho phép:
- Thực hiện "nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng" trong dạy học;
- Góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản: Tính chính xác của khoa học; tính tổng quát và hệ thống; tính linh hoạt và chuyển hóa; tính thực tế và khả thi vận dụng được; tính bền vững và lâu dài.
- TBDH cho phép rèn luyện kĩ năng nhiều mặt cho người học.
1.4.1.3. Chức năng
- Chức năng gi o dục
TBDH đã tự thân mang chức năng giáo dục vì nó là một bộ phận cấu thành của cơ sở giáo dục, là một thành tố (phương tiện, điều kiện giáo dục) của quá trình giáo dục, dạy học trong các cơ sở giáo dục.
TBDH hiện đại có ý nghĩa gián tiếp giáo dục người học không những về mặt khoa học, kĩ thuật mà còn cả về ý thức, tác phong, tâm lý, tình cảm,…
- Chức năng thông tin
TBDH là phương tiện nhận biết những thông tin về định chế GDĐT, chương trình, mục đích, nội dung, kế hoạch giáo dục, dạy học; mặt khác nhờ TB mà người học nhận biết được các thông tin chứa đựng trong nội dung dạy học (thông tin dạy học).
+ Nhờ có TBDH mà các luồng tri thức trong nội dung dạy học được HS nhận biết, chọn lọc, sắp xếp một cách chính xác và logic.
+ Chuyển tải thông tin dạy học, thể hiện ở hai mặt: Nhờ có TBDH mà người thầy truyền được nội dung tri thức trong sách giáo khoa đến người học có kết quả; Mặt khác một số TBDH lại chính là phương tiện truyền tải các thông tin quản lý của trường.
- Chức năng phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục của TBDH
+ Trực tiếp phục vụ việc thực hiện con đường giáo dục cơ bản nhất, đó là hoạt động dạy học nhằm thực hiện mục đích tổng thể. Trong quá trình học tập, trí tuệ của người học được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lý như tri giác, biểu tượng, trí nhớ…Việc sử dụng TBDH đúng nguyên tắc, hợp lý với những phương pháp thích hợp của người dạy, giúp người học phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh
+ Phục vụ các lực lượng giáo dục, dạy học thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời hợp lý hóa quá trình hoạt động của người dạy và người học. Sử dụng TBDH giúp tăng cường độ làm việc của người học, tăng thời lượng cho người học tự nghiên cứu tài liệu, tự chiếm lĩnh kiến thức. Thêm vào đó, việc sử dụng TBDH hiện đại như máy chiếu, máy vi tính…hay
sử dụng các phần mềm dạy học, mạng Internet… đòi hỏi phương pháp làm việc của thầy và trò phải thay đổi theo.
1.4.2. P ân loại t iết bị
TBDH là những thứ giúp cho GV có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và giúp người học học tập có hiệu quả ( awanson và cộng sự, 2011). TBDH rất đa dạng và có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy vậy, về cơ bản, gồm các thành phần là những TBDH phục vụ hoạt động dạy và học.
Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại TBDH dạy học:
- Theo tính chất của TBDH dạy học được chia ra hai nhóm: TBDH mang tin và TBDH truyền tin.
Nhóm TB mang tin như tài liệu in, băng đĩa âm thanh (CD) hoặc cả âm thanh và hình ảnh (VCD/DVD), phim ảnh, tranh vẽ, mô hình, vật thật... là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng thông tin nhất định mà HS cần lĩnh hội. TBDH thuộc nhóm truyền tin được sử dụng để truyền tin tới HS như hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc đĩa CD, VCD, DVD, đầu đọc thẻ nhớ USB; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính v.v...
- TBDH có thể được chia ra các loại theo cách sử dụng:
+ TBDH truyền thống: là những phương tiện đã được dùng từ xưa tới nay trong dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…
+ TBDH hiện đại: là những phương tiện dạy học mới được đưa vào nhà trường như camera số, máy chiếu đa phương tiện,…
- TBDH được sử dụng để chuẩn bị và điều khiển lớp học:
+ TBDH hỗ trợ: giá đặt phương tiện, TB ánh sáng,...
+ TBDH được sử dụng để ghi chép, in ấn,...
- TBDH được chia theo mức độ chế tạo. Theo cách này thì TBDH được chia dựa trên căn cứ theo một số tiêu chí về cấu tạo, giá thành, vật liệu, tuổi thọ của TBDH, chúng được chia ra hai loại:
+ Loại chế tạo đơn giản: có cấu tạo đơn giản, vật liệu d ng để chế tạo là vật liệu rẻ tiền, chất lượng tháp, có giá thành thấp và thường có tuổi thọ ngắn.
+ Loại chế tạo phức tạp: loại này đòi hỏi sự thiết kế, sự chế tạo công phu bằng những vật liệu đắt tiền, có cấu tạo phức tạp và giá thành cao nhưng sử dụng tiện lợi và có tuổi thọ cao...
1.4.3. Các tiêu c đán iá t iết bị dạ ọc ở trườn trun ọc cơ sở
TBDH góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học, là nội dung và nguồn thông tin giúp đỡ cho GV và HS tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS.
Với chức năng phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục của TBDH, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, TBDH được sử dụng không chỉ nhằm minh họa bài giảng mà còn phải có tác dụng thúc đẩy nguồn nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS. Cho nên nếu TBDH được sử dụng một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa thực sự phù hợp hoặc không phù hợp với nội dung bài học thì không những hiệu quả học tập không cao mà nó còn dẫn đến tình trạng GV mất nhiều thời gian trên lớp, không gây được hứng thú học tập của HS, việc học tập trở nên căng thẳng, mệt mỏi, không đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Trong kinh tế học, hiệu quả được hiểu là chi phí bỏ ra thấp nhất mà thu được lợi nhuận cao nhất. Còn hiệu quả trong giáo dục là sự đầu tư kinh tế trong giáo dục và kết quả mang lại cho sự phát triển giáo dục, kinh tế xã hội, trong đó bao gồm cả sự đầu tư TBDH.
Vì vậy, đánh giá TBDH của một cơ sở giáo dục cần thực hiện theo các tiêu chí sau: (2008) [41].
- T nh đầy đủ
Trong đánh giá thực trạng TBDH của các trường, câu hỏi đầu tiên luôn được đặt ra là: TBDH của nhà trường đã được cung cấp, trang bị đầy đủ chưa Việc đánh giá tính đầy đủ của TBDH phải được tính toán căn cứ vào TBDH hiện có, mục tiêu chương trình giáo dục, quy mô người học, định hướng đầu tư tiếp cận xu hướng và trình độ các nhà trường. TBDH phải đáp ứng đủ yêu cầu công tác giáo dục.
- Tính phù hợp
Tính phù hợp nhằm đánh giá sự hợp lý của TBDH bị hiện có so với nhu cầu cần có để đáp ứng mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục hiện tại và tương lai của nhà trường trên các mặt: Tính năng, công dụng; Chủng loại; Công suất, kích thước, tuổi thọ; Công nghệ (hiện đại, lạc hậu,…); Tính đồng bộ giữa các TBDH đáp ứng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Có thể cùng một TBDH nhưng đánh giá về tính phù hợp của các nhà trường sẽ không giống nhau, phụ thuộc vào những đặc điểm khác biệt trong chương trình giáo dục; kế hoạch giáo dục cũng như mục tiêu giáo dục hiện tại và tương lai của nhà trường.
- Tính hiệu quả/tiết kiệm trong đầu tư thiết bị dạy học
Tính hiệu quả trong đầu tư TBDH cho các trường quan tâm đến việc các nguồn lực đầu tư đã được chuyển hóa một cách tiết kiệm đến đâu để trở