Thực Trạng Quản Lý Khai Thác, Sử Dụng Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Thcs Huyện Ninh Giang

Trong số các nội dung trên về xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học có thể thấy nhưng khó khăn có kết quả nổi trội so với những thuận lợi, khi đánh giá về vai trò, tác dụng của phương tiện dạy học cũng như kết quả xây dựng và khai thác các phương tiện dạy học. Từ kết quả khảo sát cho thấy quá trình thực hiện bộc lộ những mặt được và chưa được như sau:

- Về ưu điểm

Những thuận lợi trong xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học cho thấy đội ngũ cán bộ thiết bị trường học chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động khắc phục nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo quản trang thiết bị dạy học. Cùng với đó nhiều giáo viên đã sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng, khai thác thiết bị dạy học có hiệu quả trong các giờ dạy học

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ chuyên trách thiết bị trường học đánh giá thực hiện khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học tương đối thống nhất, thể hiện rõ ở đánh giá giúp cho việc học đi đôi với hành, khắc sâu và cụ thể hóa kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành, chống dạy học chay.

Việc thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học được cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ chuyên trách thiết bị trường học ý thức và thực hiện khá tốt yêu cầu mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học, nâng cao hiệu quả dạy học tiếp cận năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Về hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi, việc khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất:Những thuận lợi trong xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở chưa nhiều, thậm chí kết quả đánh giá ở mức trung bình.

Thứ hai:Những khó khăn trong xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học khá cao, khó khăn lớn nhất là nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho về cơ sở vật chất để mua sắm, sửa chữa thiết bị dạy học.

Thứ ba: Đánh giá về vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học chưa cao, chưa tạo sự đồng bộ trong thực hiện tiêu chí phấn đấu nhà trường đạt chuẩn quốc gia.

Thứ tư: Kết quả thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học đưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, còn nhiều hạn chế trong tiếp cận đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị, thư viện trường học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Về nguyên nhân của những hạn chế

Nguồn kinh phí hạn hẹp nên các trường chủ yếu dành nguồn kinh phí chi thường xuyên mà ít có kinh phí chi cho đầu từ mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, dẫn đến tình trạng còn hiện tượng dạy học chay

Việc đánh giá vai trò, tác dụng của phương tiện dạy học chưa đáo ứng được yêu cầu thực tiễn ở các trường trung học cơ sở, điều này tác đông không tốt đến thực hiện tiêu chí phấn đấu nhà trường đạt chuẩn quốc gia.

Kết quả nhận thức về những khó khăn và thuận lợi, vai trò của khai thác và sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh cũng như đánh giá về thực hiện xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học ở nhiều nội dung chưa có sự đồng bộ giữa cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ chuyên trách thiết bị trường học.

2.3. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường THCS Huyện Ninh Giang

2.3.1. Lập kế hoạch xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

- Kết quả theo mẫu chung

Kết quả đánh giá việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học mức trung bình (ĐTB = 2,05, ĐLC = 0,46). Lý giải chung về kết quả này, đồng chí Lâm Tiến Đắc, cán bộ Phòng Giáo dục huyện Ninh Giang cho rằng: “Các trường hiện đã rất nỗ lực và tích cực xây dựng trường chuẩn, cho nên việc quản lý bị dàn trải nên đa phần các trường chưa có chiến lược ưu tiên lập kế hoạch cụ thể để khai thác tốt nhất hiệu quả các trang thiết bị hiện có. Khó khăn khác nữa là nguồn kinh phí các từ cáp trên trong việc trang cấp thiết bị dạy học cho các trường

có hạn nên Ban Giám hiệu nhà trường chủ yếu tập trung xây dựng kế hoạch có tính tổng thể hơn là kế hoạch chi tiếp”. Có thể thấy lý giải trên hoàn toàn phù hợp với đánh giá về công việc “Lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học” với kết quả trội nhất (ĐTB = 2,29, ĐLC = 0,45). Thực tế Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan như giáo viên bộ môn, cán bộ thiết bị trường học có kế hoạch chung về quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.

Bảng 2.5. Lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm



TT


Các mặt quản lý

Loại khách thể

Chung

CBQL

GV

CBTBTH

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.

Lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương

tiện, trang thiết bị dạy học


2,36


0,40


2,27


0,51


2,23


0,45


2,29


0,45

2.

Kế hoạch xây dựng và trang bị các phương tiện dạy học tại phòng học chuyên dụng,

phòng học đa năng, phòng học tương tác


2,17


0,52


2,05


0,46


2,02


0,47


2,08


0,48

3.

Kế hoạch mua sắm các

phương tiện, trang thiết bị dạy học


2,28


0,47


2,19


0,32


2,15


0,43


2,21


0,41

4.

Kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí đầu từ từ phía nhà nước và từ phía các lực lượng xã hội đóng góp qua

xã hội hóa giáo dục


2,07


0,45


2,03


0,35


1,97


0,54


2,02


0,45

5.

Kế hoạch huy động sự sưu

tầm, sáng chế, tự tạo các phương tiện, đồ dùng dạy học


2,04


0,56


1,98


0,48


1,92


0,49


1,98


0,51

6.

Kế hoạch sử dụng, khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị

dạy học


2,08


0,42


2,01


0,53


1,95


0,56


2,01


0,50

7.

Kế hoạch bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện,

trang thiết bị dạy học


1,96


0,38


1,89


0,47


1,92


0,53


1,92


0,46

8.

Kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học


1,93


0,41


1,82


0,34


1,85


0,42


1,87


0,39

Trung trung bình

2,11

0,45

2,03

0,43

2,00

0,49

2,05

0,46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 10

Ghi chú: 1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm

Cùng với việc xây dựng kế hoạch dạy học, công việc “Kế hoạch mua sắm các phương tiện, trang thiết bị dạy học” luôn là mối quan tâm chung của các trường (ĐTB

= 2,21) song theo ý kiến của các cán bộ thiết bị trường học, ngoài trở ngại về kinh phí còn có trở ngại khác đó là quy định về thay thế, mua sắm còn bất cập như một số thiết bị cũ hoặc đã hư hỏng ở nhiều trường chưa được thanh lý do chưa có cơ chế cho nên kế hoạch được triển khai nhưng khi đưa vào thực hiện luôn bị vướng bởi cơ chế. Ngoài ra, một cản trở khác là “Kế hoạch bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện, trang thiết bị dạy học” (ĐTB = 1,92) và “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học” (ĐTB = 1,87) chậm được tiến hành do sự phối hợp giữa chỉ đạo của Ban Giám hiệu các trường với sự chủ động của cán bộ thiết bị trường học chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ nên việc kiểm kê, thanh lý chưa đảm bảo tiến độ, gây nên sự chậm trễ trong việc thanh lý, thay mới hoặc sửa chữa kịp thời. Do vậy, kết quả đánh giá công việc này tương đối thấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học bị ảnh hưởng.

- Kết quả theo loại khách thể

Lập kế hoạch xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học thuộc sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám hiệu nên có thể đây là lợi thế của cán bộ quản lý trong nhìn nhận, đánh giá kết quả thực hiện.Do vậy đánh giá chung cũng như đánh giá trên từng công việc cho thấy cán bộ quản lý đánh giá trội hơn so với đánh giá của giáo viên và cán bộ thiết bị trường học.

Công việc “Lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học” và “Kế hoạch mua sắm các phương tiện, trang thiết bị dạy học” ba nhóm đồng thời đánh giá cao hơn so với các công việc khác. Cô giáo Phạm Thị Hà, giáo viên bộ môn vật lý trường Trung học cơ sở Đồng Tâm nói về thực trạng này: “Hàng năm nhà trường đều tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể chung và những nội dung về quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học cũng như việc trang cấp, mua sắm. Nhưng theo tôi, việc mua sắm tính khả thi chưa cao vì vấn đề ngân sách cho hoạt động này phụ thuộc vào cấp trên, rồi cơ chế thay mới phải báo cáo lên cấp trên nên cần thời gian dài đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý trên thực tế”.

Minh chứng trên là khẳng định thêm cho hiệu quả công việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện, trang thiết bị dạy học cũng như công việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong các trường trung học cơ sở ở địa bàn huyện Ninh Giang.

Như vậy, kết quả thực hiện công việc lập kế hoạch xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học nhìn chung còn hạn chế. Trong các công việc thì công việc lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học được đánh giá cao hơn. Trong khi đó, việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học thấp nhất. Cán bộ quản lý đánh giá hiệu quả các công việc quản lý trội hơn so với giáo viên và cán bộ thiết bị trường học.

2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch

Bảng 2.6. Tổ chức thực hiện kế hoạch

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm



TT


Công việc quản lý

Loại khách thể

Chung

CBQL

GV

CBTBTH

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.

Xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện,

trang thiết bị dạy học


2,14


0,53


2,11


0,58


2,15


0,65


2,13


0,59

2.

Tổ chức các bộ phận phụ trách công tác trang thiết bị dạy học và phân công trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân phụ trách

triển khai công việc


2,08


0,48


2,12


0,55


2,03


0,54


2,08


0,52

3.

Cử cán bộ tham gia dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học


2,04


0,56


1,93


0,46


1,78


0,57


1,92


0,53

4.

Phối hợp giữa Ban giám hiệu, cán bộ phụ trách trang thiết bị, các tổ bộ môn và giáo viên

trong công tác quản lý


2,12


0,47


2,04


0,52


2,01


0,49


2,06


0,49

5.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, xây dựng, mua sắm, khai thác, sử dụng, bảo quản, thanh lý, bổ sung

trang thiết bị


1,97


0,54


1,96


0,57


1,85


0,56


1,93


0,56

Trung trung bình

2,07

0,52

2,03

0,54

1,96

0,56

2,02

0,54

- Kết quả theo mẫu chung

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế kết quả đánh giá chung chỉ ở mức trung bình (ĐTB = 2,02, ĐLC = 0,54). Điều này đã tác động không tốt đến hiệu quả dạy học ở các trường cũng như việc nâng cao năng lực học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới. Công việc “Xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học” tuy có kết quả cao hơn song chỉ ở mức trung bình khá (ĐTB = 2,13, ĐLC = 0,59), mặc dù các trường đều có quy định khá chi tiết và cụ thể trong thực hiện các quy định sử dụng, bảo quản trang thiết bị dạy học, nhưng vấn đề quản lý còn những bất cập vì thế kết quả đánh giá không cao ở các công việc quản lý.

Kết quả khảo sát cho thấy những hạn chế trong tổ chức thực hiện kế hoạch ở công việc “Cử cán bộ tham gia dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học” và “Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, xây dựng, mua sắm, khai thác, sử dụng, bảo quản, thanh lý, bổ sung trang thiết bị”, kết quả lần lượt là 1,92 điểm và 1,93 điểm. Trên thực tế, việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, khai thác thiết bị dạy học không chỉ là nhu cầu của bản thân mỗi cán bộ phụ trách thiết bị dạy học, mà còn là yêu cầu của các trường song do khó khăn nguồn kinh phí không đáp ứng được các nhu cầu đó làm cho việc mua sắm các trang thiết bị dạy học tương đối hạn chế Ban Giám hiệu chưa tích cực, chủ động kiểm tra, đánh giá việc sử dụng và bảo quản của giáo viên cũng như đối với cán bộ quản lý thiết bị.

Thầy giáo Bùi Văn Hiệp, Phó hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Kiến Quốc được phân công phụ trách thiết bị trường học đưa ra một số ý kiến: “Lâu nay nhà trường có cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn ngắn ngày do Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức nhưng đều là nguồn kinh phí do Phòng, Sở chi trả. Ngoài ra, do tập trung vào hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác nên việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, khai thác thiết bị dạy học có phần chưa đem lại hiệu quả tích cực”.

- Kết quả theo loại khách thể

Nhóm khách thể cán bộ quản lý đánh giá công việc tổ chức thực hiện kế hoạch cao nhất, với ĐTB = 2,07, các giáo viên trực tiếp sử dụng trang thiết bị dạy học đánh giá thấp hơn, với ĐTB = 2,03 và thấp nhất là cán bộ thiết bị trường học, với ĐTB =1,96.

Cán bộ quản lý và cán bộ thiết bị trường học đánh giá khá thống nhất về công việc “Xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học” với kết quả tương ứng là 2,14 điểm và 2,15 điểm. Nhưng đối với giáo viên có nhìn khác thể hiện ở công việc “Tổ chức các bộ phận phụ trách công tác trang thiết bị dạy học và phân công trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân phụ trách triển khai công việc”, với 2,12 điểm. Căn cứ vào yêu cầu sử dụng trang thiết bị dạy học cũng như việc phối hợp bảo quản và sử dụng cần có sự liên đới giữa giáo viên và cán bộ thiết bị dạy học nên kết quả đánh giá này phù hợp với nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Ngược lại với kết quả đánh giá trội hơn ở các công việc thì ba nhóm khách thể đánh giá khá thống nhất cho rằng “Cử cán bộ tham gia dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học” bộc lộ hạn chế rõ nhất.

Tóm lại, thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chưa cao. Công việc xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học được đánh giá ở mức khá và việc cử cán bộ tham gia dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Theo khách thể, cán bộ quản lý đánh giá trội nhất, sau đó là giáo viên và kết quả thấp nhất thể hiện ở nhóm cán bộ quản lý thiết bị trường học.

2.3.3. Chỉ đạo xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học

Bảng 2.7. Chỉ đạo xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm



TT


Các nội dung chỉ đạo

Loại khách thể

Chung

CBQL

GV

CBTBTH

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.

Chỉ đạo việc lập kế hoạch, xây

dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học


2,31


0,52


2,24


0,43


2,33


0,40


2,29


0,45

2.

Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế

hoạch

2,19

0,46

2,23

0,48

2,17

0,63

2,20

0,52

3.

Chỉ đạo việc phối hợp đồng bộ các

lực lượng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học


2,12


0,47


2,10


0,51


2,05


0,54


2,09


0,51

4.

Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp khai thác, sử dụng phương

tiện, thiết bị dạy học


2,28


0,43


2,27


0,52


2,24


0,45


2,26


0,47

5.

Chỉ đạo bồi dưỡng, đánh giá cán

bộ phụ trách phương tiện, thiết bị dạy học


2,16


0,38


2,13


0,49


2,02


0,42


2,10


0,43

Điểm trung bình

2,21

0,45

2,19

0,49

2,16

0,49

2,19

0,48

- Kết quả chung:

Nhìn chung sự chỉ đạo của Hiệu trưởng trong chỉ đạo quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học đạt kết quả ở mức khá, với ĐTB = 2,19. Điều này chứng tỏ sự quan tâm không chỉ của Hiệu trưởng mà còn thể hiện tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phụ trách trang thiết bị dạy học trong toàn bộ các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang.

Kết quả chỉ đạo ở từng nội dung mặc dù có sự chênh lệch nhưng không quá lớn, cụ thể “Chỉ đạo việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học” có kết quả trội hơn, với ĐTB = 2,29; “Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học”, với ĐTB = 2,26. Thực tế đây là những nội dung chỉ đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và được các khách thể ý thức khá rõ, do vậy các đánh giá ở mức khá.

Các công việc “Chỉ đạo bồi dưỡng, đánh giá cán bộ phụ trách phương tiện, thiết bị dạy học” và “Chỉ đạo việc phối hợp đồng bộ các lực lượng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học” có kết quả thấp hơn, lần lượt là 2,10 điểm và 2,09 điểm song đồng thời nói lên sự quan tâm, tinh thần và trách nhiệm của Hiệu trường, của Ban Giám hiệu trong việc nâng cao hiệu quả chỉ đạo khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học tương đối sát sao, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao năng lực học tập của học sinh, nâng cao năng lực thực hành, năng lực vạn dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Kết quả theo loại khách thể:

Đánh giá giữa các nhóm khách thể: cán bộ quản lý (ĐTB = 2,21), của giáo viên (ĐTB = 2,19) và của cán bộ thiết bị trường học (ĐTB = 2,16), chứng tỏ có sự tương đồng khi có cùng ý kiến về kết quả chỉ đạo việc xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, điều này còn chỉ ra sự thuận lợi cho việc phối hợp giữa các khách thể trong việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học vào các giờ dạy.

Cán bộ quản lý và cán bộ thiết bị trường học đồng thời đánh giá “Chỉ đạo việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học” với kết quả cao nhất, trong khi đó giáo viên đánh giá công việc “Chỉ đạo việc đổi mới phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023