2.3. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Kết quả thiết lập hồ sơ xác nhận người có công và kết quả tiếp nhận hồ sơ người có công chuyển từ địa phương khác về thành phố Buôn Ma Thuột
* Kết quả thiết lập hồ sơ xác nhận mới người có công
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức tập huấn, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn, quy trình, thủ tục xác nhận đối tượng người có công với cách mạng để công nhận mới các trường hợp phát sinh, giải quyết chế độ chính sách theo quy định. Công tác xác nhận được tiến hành thường xuyên và kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và các Văn bản của Trung ương hướng dẫn về chính sách ưu đãi người có công.
Trong giai đoạn 2013 – 2020, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn thiết lập 2.264 hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng; qua kiểm tra, thẩm định và đối chiếu với các văn bản quy định đã chuyển trả 235 hồ sơ không đủ điều kiện đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh; ban hành quyết định giải quyết chế độ theo đúng Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2023 của Chính phủ đối với
2.029 hồ sơ đủ điều kiện (kết quả chi tiết tại (Phụ lục bảng 2.3) [32].
* Kết quả tiếp nhận hồ sơ người có công từ các địa phương khác chuyển đến (đã được công nhận người có công)
Trong giai đoạn 2013 – 2020, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận 827 hồ sơ đối tượng chính sách người có công các loại đang hưởng chế độ ưu đãi tại các địa phương trong và ngoài tỉnh chuyển đến thành phố Buôn Ma Thuột để tiếp tục quản lý, chi trả chế độ theo đúng quy định. Hoàn chỉnh thủ tục giải quyết di chuyển 246 hồ sơ đối tượng người có công đang hưởng chế độ chính sách tại thành phố Buôn Ma Thuột đến các địa phương khác theo nguyện vọng của người có công do di chuyển nơi ở mới (kết quả tại phụ lục bảng 2.4) [32].
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Đối Tượng Người Có Công Với Cách Mạng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực Trạng Về Sự Phối Hợp Thực Hiện Trong Công Tác Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng
- Kết Quả Rà Soát Hồ Sơ Phát Hiện Những Sai Phạm Trong Việc Lợi Dụng Chính Sách Người Có Công Để Hưởng Chế Độ
- Quan Điểm Về Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
2.3.2. Kết quả thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng và chi trả trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng
Trên cơ sở hồ sơ thiết lập mới, hồ sơ tiếp nhận từ các địa phương khác chuyển đến. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục chi trả chế độ đối với người có công và quản lý hồ sơ theo đúng quy định hiện hành, bao gồm:
- Chi trả trợ cấp hàng tháng đối với: Thân nhân liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ; trợ cấp tiền tuất các loại; trợ cấp người phục vụ.
Hàng tháng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng và đối chiếu với Phòng Người có công (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) để làm căn cứ trình lãnh đạo Sở phê duyệt danh sách. Trên cơ sở đó, chi trả trợ cấp chế độ đối với người có công và thân nhân của họ; thời gian chi trả trợ cấp được thực hiện trước ngày 10 hàng tháng; việc chi trả chế độ của đối tượng chính sách người có công trên địa bàn thành phố được giao cho đội ngũ công chức, viên chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đảm nhận chi trả trực tiếp số tiền được hưởng đến người có công và thân nhân của họ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người có công, cán bộ chính sách cấp xã sẽ thông báo thời gian, địa điểm cụ thể (tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, phường hoặc các điểm dân cư tập trung theo quy định) để thực hiện việc chi trả trợ cấp; đối với những trường hợp người có công đi làm ăn xa, đau ốm, bệnh tật phải đi điều trị bệnh dài ngày thì ủy quyền cho thân nhân trong gia đình nhận thay chế độ trợ cấp (Giấy ủy quyền đúng theo quy định của pháp luật). Đặc biệt, đối với mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh nặng, những người già yếu, đi lại khó khăn thì cán bộ chính sách có trách nhiệm đến tận nhà để chi trả. Với quy trình này, tiết kiệm thời gian đi lại, nhanh chóng, thuận lợi, đối với người có công; đặc biệt cán bộ công chức Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của các đối tượng chính sách, qua đó tuyên truyền giải thích chế độ chính sách ưu đãi người có công đối với người dân. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 2.745 người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng, với số tiền chi trả 4,8 tỷ đồng/tháng (cụ thể tại Phụ lục 2.5) [32].
- Chi trả trợ cấp một lần đối với người có công, thân nhân người có công, gồm: Thân nhân thờ cúng liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B; bệnh binh; người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ; chế độ ưu đãi học sinh sinh viên đối với con của người có công với cách mạng...
Quy trình thực hiện chi trả được thực hiện theo đúng như quy trình chi trả trợ cấp hàng tháng đối với người có công; tùy theo số liệu phát sinh hàng tháng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp danh sách trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt làm cơ sở chi trả trợ cấp cho người có công và thân nhân của họ (chi tiết tại Phụ lục 2.6) [32].
2.3.3. Kết quả thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi khác đối với người có công với cách mạng
2.3.3.1. Kết quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe đối với người có công và thân nhân người có công
* Chế độ điều dưỡng: Cùng với việc điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng và chế độ trợ cấp một lần đối với người có công, thân nhân của họ; các chế độ về chăm sóc sức khỏe, thăm hỏi, tặng quà... cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm điều chỉnh bổ sung nhằm động viên tinh thần của người có công. Theo quy định, người có công và thân nhân người có công được hưởng chế độ dụng cụ chỉnh hình (hỗ trợ người có công làm chân, tay giả và dụng cụ thay thế các bộ phận trên cơ thể
do bị thương tật dẫn đến khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày); chế độ điều dưỡng; cấp thẻ Bảo hiểm y tế...
Trong giai đoạn 2013 – 2020, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đã giải quyết chế độ điều dưỡng cho 9.620 lượt người, với kinh phí thực hiện gần 11 tỷ đồng; trong đó, giải quyết chế độ điều dưỡng tập trung 196 người, với kinh phí thực hiện gần 450 triệu đồng; giải quyết chế độ điều dưỡng tại gia đình 9.424 lượt người, với kinh phí thực hiện hơn 10 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 2.7) [32].
Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quy định: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (cán bộ lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày 19/8/1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa); Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên mỗi năm được điều dưỡng một lần [15]. Các đối tượng còn lại, gồm: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng; thân nhân liệt sĩ, hai năm được điều dưỡng một lần [15].
Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ có quyền lựa chọn hình thức điều dưỡng. Đối với điều dưỡng tập trung, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ lập danh sách các đối tượng gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổ chức đưa đi điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng của tỉnh hoặc ở các tỉnh, nơi có khí hậu ôn hòa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, như: Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Điều dưỡng, nuôi dưỡng Người có công tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Trung tại thành phố Đà Nẵng... thời gian điều dưỡng tập trung từ 05 - 07 ngày. Đối với chế độ điều dưỡng tại gia đình, người có công và thân nhân liệt sĩ sẽ được nhận khoản tiền trợ
cấp theo quy định (chi tiết tại Phụ lục 2.8) [32].
* Chế độ dụng cụ chỉnh hình: Theo quy định: Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như: Tay giả; chân giả; một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình; nẹp đùi, nẹp cẳng chân; áo chỉnh hình; xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc; nạng; mắt; răng giả [24]. Ngoài ra, các đối tượng người có công; thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng sẽ được cấp xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc căn cứ theo chỉ định của cơ sở y tế [24].
Từ năm 2013 – 2020, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã giải quyết chế độ cấp phương tiện trợ cấp dụng cụ chỉnh hình đối với 454 đối tượng người có công và thân nhân của họ, với kinh phí thực hiện gần 600 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục 2.9) [32].
* Chế độ Bảo hiểm y tế: Theo quy định, Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần; thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng của: Liệt sĩ; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên; người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được nhà nước mua thẻ Bảo hiểm y tế [25].
Trong giai đoạn 2013 – 2020, Phòng Lao động – TB&XH đã tham mưu cấp thẻ Bảo hiểm Y tế đối với hơn 18.300 lượt người được cấp thẻ BHYT, với số tiền mua thẻ BHYT gần 13 tỷ đồng, gồm các đối tượng người có công, thân nhân người có công theo quy định. Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn lượt người là đối tượng đang
hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần theo QĐ62; QĐ290; Thanh niên xung phong: Cựu chiến binh được cấp thẻ BHYT (không phải là người có công nhưng hưởng các chế độ ưu đãi như người có công) (chi tiết tại Phụ lục 2.10) [32].
Chế độ điều dưỡng, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ là một chính sách mang tính nhân văn, thiết thực, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công, giúp họ cải thiện tình hình sức khỏe và bớt khó khăn trong cuộc sống. Do đó, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan, UBND các xã, phường giải quyết các chế độ kịp thời, chu đáo và đúng quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng người có công, thân nhân của họ trong việc chăm sóc sức khỏe, khám điều trị bệnh.
2.3.3.2. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi giáo dục (học sinh, sinh viên) đối với thân nhân người có công
Theo các văn bản quy định: Người có công với cách mạng và thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo [26]
Trong giai đoạn 2013 – 2020, thành phố Buôn Ma Thuột đã giải quyết chế độ đối với 2.458 học sinh, sinh viên là con của người có công với cách mạng đang theo học tại các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bậc cao đẳng, đại học và các cơ sở đào tạo khác, kinh phí thực hiện hơn hơn 9 tỷ đồng. Hiện nay Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đang quản lý và giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng, hàng năm theo quy định đối với 350 hồ sơ học sinh, sinh viên (con người có công). Việc giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo đã phần nào giúp người có công vượt qua khó khăn và tạo điều kiện cho con em của người có công được đến trường theo đuổi ước mơ (chi tiết tại Phụ lục 2.11) [32].
2.3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng
* Kết quả hỗ trợ đất ở, miễn, giảm tiền sử dụng đất: Theo văn bản quy định, người có công với cách mạng và thân nhân của họ khó khăn về nhà ở sẽ được nhà nước hỗ trợ về đất ở (cấp đất có thu tiền sử dụng đất), miễn, giảm tiền sử dụng đất
khi người có công chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà có hoàn cảnh khó khăn [27]. Những trường hợp chưa có đất ở sẽ được xem xét cấp đất và giảm tiền sử dụng đất; đối với những trường hợp đã có đất sẽ được xem xét giảm tiền sử dụng đất; với mức miễn, giảm từ 65% đến 100% trị giá thửa đất (tùy theo từng loại đối tượng và tùy theo vị trí của lô đất được miễn giảm; số tiền miễn, giảm của các đối tượng thấp nhất là 40 triệu đồng, cao nhất gần 1 tỷ đồng).
Để tạo điều kiện cho người có công và thân nhân của người có công có cuộc sống ổn định, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã quy hoạch khu đất tại phường Tân Hòa và phường Thành Nhất để bố trí đất ở đối với người có công khó khăn về đất ở. Trong giai đoạn 2013 – 2020, toàn thành phố đã hỗ trợ cấp cấp có thu tiền sử dụng đất đối với 33 trường hợp, với số tiền hỗ trợ 4,9 tỷ đồng; hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất 80 trường hợp với số tiền hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 2.12) [37].
* Kết quả sửa chữa, xây dựng nhà ở đối với người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Theo quy định, Trung ương sẽ hỗ trợ 38 triệu đồng/nhà xây mới và 18 triệu đồng/nhà sửa chữa. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người có công có căn nhà kiên cố và khang trang, ngoài nguồn Trung ương hỗ trợ, từ nguồn kinh phí đảm bảo xã hội của địa phương, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và nguồn huy động khác, tỉnh đã hỗ trợ thêm kinh phí cho người có công xây dựng, sửa chữa nhà ở, với mức: 12 triệu đồng/nhà xây mới và 4 triệu đồng/nhà sửa chữa. Như vậy, cả nguồn Trung ương và địa phương mỗi nhà xây mới được hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà; nhà sửa chữa 22 triệu đồng/nhà.
Đối với thành phố Buôn Ma Thuột có 88 trường hợp khó khăn về nhà ở, với kinh phí thực hiện 3 tỷ đồng, trong đó: Kinh phí Trung ương hỗ trợ 2.394 triệu đồng; kinh phí tỉnh hỗ trợ 278 triệu đồng. Còn lại từ ngân sách của thành phố và Quỹ đền ơn đáp nghĩa địa phương hỗ trợ 328 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục 2.13).
Chính sách hỗ trợ đất ở, miễn giảm tiền sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí làm nhà, sửa chữa nhà ở đối với người có công và thân nhân của họ là chính sách rất
thiết thực, ý nghĩa nhằm giúp người có công, thân nhân người có công có cuộc sống ổn định về vật chất, yên tâm làm ăn để phát triển kinh tế gia đình.
2.3.4. Kết quả vận động quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ
Xây dựng vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nghĩa cử cao đẹp và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chế độ chính sách ưu đãi với người có công, nhằm giúp họ có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương nơi cư trú. Tuy nhiên, với số lượng người có công rất lớn, đời sống ngày càng nâng cao, mức trợ cấp của nhà nước đối với người có công và thân nhân của họ chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu cuộc sống của người có công; do đó, cần có sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng.
Qua trao đổi với ông Nguyễn Văn Zdi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết: “Thời gian qua, công tác vận động xây dựng quỹ và thực hiện các phong trào Đền ơn đáp nghĩa luôn được Thành ủy, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo; nên các đơn vị, tổ chức cá nhân, đặc biệt là các cơ quan, doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào và ủng hộ đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, coi đây là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm. Vì vậy, việc huy động xây dựng nguồn quỹ đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố. Từ nguồn quỹ thu được đã xây dựng, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ khó khăn cho người có công, phần nào bù đắp nỗi đau thương mất mát đối với người có công, giúp họ ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng”.
Trong giai đoạn 2013 – 2020, toàn thành phố đã đã huy động được gần 10 tỷ đồng; từ nguồn quỹ huy động được đã xây mới 48 căn nhà tình nghĩa tặng cho các đối tượng chính sách có công khó khăn về nhà ở; với kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng; nâng cấp sửa chữa 78 căn nhà tình nghĩa của đối tượng chính sách bị hư hỏng, xuống cấp,