Nội Dung Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức


Tuyến phòng vệ thứ hai: Bộ phận quản lý rủi ro


Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một cách tiếp cận dựa trên các nguyên tắc 1

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một cách tiếp cận dựa trên các nguyên tắc để quản trị rủi ro chứ không phải loại bỏ rủi ro. Nhiều mô hình QTRR được chuẩn hóa thành thông lệ quốc tế:

Khung quản trị rủi ro tích hợp COSO - COSO ERM

Khung quản trị rủi ro ANZ - ANZ ERM

Khung quản trị rủi ro theo ISO - ISO 31000

Hướng dẫn Turnbull

Tiêu chuẩn QTRR của FERMA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Quy chế của Casualty Actuarial Society

Tuyến phòng vệ thứ ba: Kiểm toán nội bộ


Doanh nghiệp nên nâng cao chức năng KTNB để đáp ứng yêu cầu của các bên liên 2


Doanh nghiệp nên nâng cao chức năng KTNB để đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và đặc biệt trong quản trị rủi ro doanh nghiệp.

b Quản trị rủi ro theo chiều dọc Xác định nguyên nhân rủi ro để tìm ra 3


b Quản trị rủi ro theo chiều dọc Xác định nguyên nhân rủi ro để tìm ra 4

b. Quản trị rủi ro theo chiều dọc

Xác định nguyên nhân rủi ro để tìm ra biện pháp phòng ngừa

Phần lớn các hiện tượng xảy ra là kết quả của một trong những hình thức bình thường sau:

Phần lớn sự thanh tra được tập trung vào các dạng sau:


Môi trường xã hội

Sai lầm của

Hành động bất cẩn

Tai nạn rủi ro

Tổn thất


THAY ĐỔI MỘT THÀNH PHẦN

(Lý thuyết DOMINO - H.W. Henrich)


NIST: National Institute of Standards and Technology - Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ đưa ra quy trình quản trị rủi ro gồm 7 bước:

Bước 1: Chỉ rõ toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp và môi trường doanh nghiệp hoạt động; Mô tả các chỉ dẫn này chi tiết trên tài liệu.

Bước 2: Căn cứ tài liệu mô tả chi tiết, tìm cách định danh các nguy cơ có thể đến từ bên trong và bên ngoài hệ thống.

Bước 3: Căn cứ tài liệu mô tả chi tiết, tìm cách định danh các điểm dễ tổn thương mà qua đó nguy cơ có thể xâm nhập vào hệ thống.

Bước 4: Căn cứ vào kết quả bước 2 và bước 3, kết hợp các nguy cơ và điểm dễ tổn thương để hình thành danh sách các rủi ro tiềm tàng.

Bước 5: Với mỗi rủi ro đưa ra các kiểm soát có thể.

Bước 6: Căn cứ trên tình hình thực tế, lựa chọn một hoặc một số kiểm soát khả thi nhất.

Bước 7: Lập kế hoạch thực hiện các kiểm soát hay kế hoạch xử lý sự cố.

1.2.4.2. Nội dung quản lý rủi ro đạo đức

a. Nội dung quản lý rủi ro đạo đức tại các cơ quan quản lý nhà nước

Vấn đề quản lý rủi ro đạo đức không chỉ dừng lại ở vai trò quản lý trong hoạt động kinh doanh của từng NHTM mà còn là vấn đề của các cấp vĩ mô như Ngân hàng Nhà nước, cơ quan giám sát tài chính ngân hàng, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước.

Bài học kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở nhiều nước và khu vực trên thế giới cho thấy, rủi ro đạo đức nảy sinh ngay trong hoạt động kinh doanh của chính các NHTM, xuất phát từ sự mất cân xứng về thông tin và tâm lý ỷ lại vào các chính sách vĩ mô của các chính phủ trong việc bảo vệ hoặc giảm thiểu rủi ro sụp đổ của các NHTM tại các quốc gia này. Mặc dù các ngân hàng đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định, nhưng do thiếu thông tin và cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các NHTM vẫn để lọt các khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của họ trong giao dịch vay vốn để thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao. Vậy, ngay chính tại từng NHTM cũng cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu việc mất cân xứng về thông tin, hạn chế sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, nhằm cho


vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc lẫn lãi đã cấp ra. Nếu điều này không được thực hiện nghiêm túc, một khi rủi ro đạo đức có cơ hội tồn tại thì hậu quả tiềm tàng là tổn thất không chỉ dừng lại ở một NHTM mà có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng.

- Chính phủ, NHNN cần ban hành đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng các chính sách, quy định, quy trình đối với mọi hoạt động dịch vụ của NHTM; đối với các loại hình dịch vụ ngân hàng mới phát triển phía cơ quan quản lý cần có quyết định, hướng dẫn kịp thời, cụ thể để các NHTM thực hiện; chỉnh sửa các chính sách, quy định kịp thời cho phù hợp với tình hình, diễn biến của nền kinh tế thị trường hiện tại; xử lý nghiêm các ngân hàng cố ý thực hiện không đúng, trái với chủ trương, chính sách, đường lối của Chính phủ, NHNN.

- Yêu cầu các NHTM trên cơ sở chính sách, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành đầy đủ, chi tiết các chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng như: Quy chế cho vay, quy trình cho vay; quy định về tài sản bảo đảm; quy định về kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, xây dựng phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ cho mỗi loại hình khách hàng vay vốn... đảm bảo mỗi loại hình giao dịch đều phải có văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể và phân định rõ trách nhiệm của từng cán bộ ngân hàng tham gia thực hiện.

- Yêu cầu các NHTM phải cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng vay vốn cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN. Từ đó CIC có thể cập nhật thông tin thường xuyên cũng như cảnh báo NHTM về các khách hàng vay vốn có vấn đề để biết và phòng ngừa rủi ro.

- NHNN thực hiện giám sát từ xa chặt chẽ mọi hoạt động của các NHTM thông qua việc yêu cầu các NHTM gửi báo cáo tài chính định kỳ về tình hình hoạt động/ yêu cầu báo cáo đột xuất đến NHNN để từ đó đánh giá, phát hiện những hoạt động bất thường để có quyết định quản lý kịp thời.

- NHNN chỉ đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lập kế hoạch tổ chức định kỳ/ đột xuất các cuộc thanh tra, kiểm tra trực tiếp trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHTM: từ việc NHTM đã ban hành đầy đủ, phù hợp


với quy định của các cơ quan quản lý; có văn bản hướng dẫn thực hiện đối với tất cả hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng; đánh giá chất lượng hoạt động của Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàng; đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với các cấp lãnh đạo trong hoạt động của ngân hàng; NHTM có đảm bảo đầy đủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN; đánh giá việc triển khai thực hiện các dịch vụ ngân hàng có chấp hành đúng quy định của pháp luật, NHNN cũng như quy chế, quy trình của NHTM ban hành hay không… nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại, sai phạm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân thực hiện chưa đúng chức năng, nhiệm vụ, chưa đúng quy trình, quy định của NHTM, quy định của NHNN và pháp luật; vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì mục đích lợi nhuận hay trục lợi cá nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Khi phát hiện các trường hợp sai phạm nghiêm trọng xảy ra, NHTM/ NHNN phối hợp với cơ quan pháp luật để xử lý nghiêm minh các cá nhân, tập thể đã vi phạm quy định, quy trình, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây thất thoát tài sản của ngân hàng và khách hàng.

- Yêu cầu các NHTM trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện kết quả kiểm toán đã được Công ty kiểm toán độc lập được phép kiểm toán theo quy định của pháp luật cho NHNN.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn để nâng cao năng lực và kiến thức cho các cán bộ NHNN nhằm nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt rõ các sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng để từ đó có thể nhận biết, phát hiện các rủi ro có thể xảy ra.

- Yêu cầu các NHTM phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro; có đầy đủ các chính sách, quy trình, thông lệ và hạn mức rủi ro; có đầy đủ hệ thống đo lường, thu thập dữ liệu, kiểm tra, giám sát rủi ro, lập chiến lược phòng ngừa rủi ro và báo cáo vào hệ thống thông tin quản lý.

- Yêu cầu các NHTM cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết, trong đó xác định cụ thể vai trò, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của


từng bộ phận trong tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin tố giác gian lận trong hoạt động ngân hàng.

b. Nội dung quản lý rủi ro đạo đức tại các Ngân hàng thương mại Tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty

Quản trị công ty là một thuật ngữ xuất hiện và phát triển trên thế giới thông qua nhiều thế kỷ nhưng những cuộc khủng hoảng gần đây nhất như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, sự sụp đổ của tập đoàn Enron và vụ lừa đảo của Madofff ở Mỹ đã nâng tầm nhận thức về khái niệm quản trị công ty. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), “Quản trị công ty là một loạt mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện”. Có thể hiểu đơn giản, quản trị công ty là một tập hợp các quy trình, thông lệ, chính sách, quy tắc và thể chế điều chỉnh cách thức điều hành, quản lý và kiểm soát một công ty. Nội dung chủ yếu của quản trị công ty thể hiện qua 4 nhóm nguyên tắc:

- Các nguyên tắc về cơ cấu, tổ chức của công ty, bao gồm các nguyên tắc về cơ cấu HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, cơ chế hoạt động, phối hợp và chế độ thù lao của các bộ máy này. Nhóm nguyên tắc này đảm bảo cho công ty có bộ máy vận hành công ty có hiệu quả.

- Các nguyên tắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên HĐQT, Ban giám đốc trước cổ đông, người có liên quan và xã hội. Nhóm nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các thành viên của hai bộ máy này vận hành công ty thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ vì lợi ích tối cao của cổ đông, người có liên quan.

- Các nguyên tắc về thực hiện quyền của cổ đông và đại hội đồng cổ đông. Nhóm nguyên tắc này đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cổ đông thông qua cơ quan quyền lực tối cao trong công ty cổ phần là đại hội đồng cổ đông.


- Các nguyên tắc về minh bạch và công bố thông tin: Nhóm nguyên tắc này đảm bảo tính minh bạch trong công ty cổ phần để cổ đông và xã hội nắm bắt kịp thời tình hình của công ty, đánh giá chính xác hoạt động của công ty.

Như vậy, có thể thấy rằng nếu các NHTM tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quản trị công ty sẽ đảm bảo cân bằng hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan, giải quyết hợp lý mối quan hệ đại lý - ủy thác trong ngân hàng và hạn chế hành vi rủi ro đạo đức.

Quản trị công ty trong ngân hàng tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, là thước đo cho khả năng chống đỡ của ngân hàng trước biến động của nền kinh tế. Bản thân NHTM là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động của ngân hàng cũng có những đặc thù khác với các doanh nghiệp khác, đó là: Sự đa dạng về các đối tượng thụ hưởng nên khó quản lý; độ rủi ro lớn và dễ dẫn đến phá sản; chịu sự quản lý chặt chẽ với nhiều quy định khắt khe và chi tiết do tầm quan trọng trong hệ thống, nếu đổ vỡ có thể gây ra tổn thất lớn và trên phạm vi rộng. Tại cùng một thời điểm, các ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn về quản trị so với các doanh nghiệp thông thường vì tính không rõ ràng, có nghĩa là phạm vi căn cứ, chuyển giao rủi ro, lợi ích của cá nhân và sự chiếm dụng công khai (hoạt động ngầm, chiếm đoạt,…) lớn hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính. Do đó, vai trò quản trị công ty trong ngân hàng cần đặc biệt coi trọng vì chỉ với quản trị tốt, ngân hàng có thể minh bạch hơn, giá trị cao hơn và tạo điều kiện giám sát hiệu quả hơn. Công tác quản trị tại ngân hàng sẽ tác động trực tiếp không chỉ đến giá trị của ngân hàng mà còn tới vị thế và uy tín của ngân hàng.

Xây dựng hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Các NHTM cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các chính sách, quy trình, thông lệ và cơ cấu tổ chức được thiết lập nhằm có được sự đảm bảo ở mức độ hợp lý rằng ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh và phòng ngừa, phát hiện hoặc khắc phục các sự việc xảy ra ngoài mong muốn. Bên cạnh đó là việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống kiểm toán nội bộ một cách độc lập và khách quan bên trong ngân hàng nhằm mang lại cho ngân hàng sự đảm bảo về khả năng kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, tư vấn cho


chính ngân hàng các giải pháp chấn chỉnh hoạt động của mình, góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho ngân hàng.

Điều kiện cấp tín dụng và thực hiện hoạt động đầu tư

Các điều kiện cấp tín dụng và thực hiện đầu tư phải tuân thủ theo quy định của các cơ quan quản lý vĩ mô và phù hợp với điều kiện hoạt động của từng NHTM. Các điều kiện và cam kết cấp tín dụng chính là cơ sở để các NHTM có căn cứ xác định mức độ vi phạm trong quá trình sử dụng vốn so với hợp đồng đã cam kết. Đây được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích hoạt động giám sát của NHTM cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt kịp thời khi bên sử dụng vốn (bên đại lý) vi phạm hợp đồng.

Tại Việt Nam, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng được quy định bởi các văn bản cao nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng. Các điều kiện cấp tín dụng và thực hiện đầu tư cơ bản phải bảo đảm các nội dung sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Yêu cầu về bảo đảm tiền vay

Không thể phủ nhận vai trò của bảo đảm tiền vay trong việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Trước hết, các biện pháp bảo đảm tiền vay có thể giúp ngăn chặn sự thất bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và thậm chí giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro. Tiếp đó, áp dụng hình thức này có thể loại bỏ rủi ro đạo đức từ phía bên đi vay và do đó ngân hàng không phải chấp nhận mức độ rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng.

Các tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng cho khách hàng thông thường theo các hình thức đảm bảo gồm: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí