Mô hình SWOT đánh giá du lịch thành phố Vũng Tàu được nêu trong bảng 3.4:
Bảng 3. 3: Mô hình SWOT đánh giá du lịch thành phố Vũng Tàu
ĐIỂM YẾU: - Các sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng - Nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiệp vụ tốt, thông thạo các ngoại ngữ còn hạn chế - Lượng khách du lịch quốc tế còn ít - Công tác quảng bá du lịch chưa được chú trọng, đặc biệt là quảng bá online - Thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, mức chi tiêu thấp - Một số kh vực trong trung tâm thành phố còn hiện tượng ngập nước khi mưa lớn như khúc giữa tuyến đường Lê Hồng Phong | |
CƠ HỘI: - Với vị trí thành phố Vũng Tàu nằm trên đường hàng hải quốc | THÁCH THỨC: - Phát triển nguồn nhân lực địa phương hướng đến chuẩn quốc |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Trên Thế Giới
- Hệ Thống Các Di Tích Lịch Sử Đã Được Xếp Hạng Tại Thành Phố Vũng Tàu
- Một Số Cơ Sở Ăn Uống Đáng Tin Cậy Tại Thành Phố Vũng Tàu
- Xây Dựng Và Định Vị Thương Hiệu Cho Du Lịch Thành Phố Vũng Tàu
- Tổ Chức Quản Lý Tiếp Thị Thương Hiệu Du Lịch Thành Phố Vũng Tàu
- Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu - 9
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
tế trong bối cảnh lao động trong khối ASEAN được phép dịch chuyển giữa các quốc gia khiến doanh nghiệp có thể mất đi chất xám, số lao động còn lại có thể thua ngay trên “sân nhà”. - Nếu không sử dụng công nghệ trong thời đại 4.0 du lịch thành phố Vũng Tàu sẽ bị lu mờ. - Các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng và phát triển. - Các yếu tố bất lợi về biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới thời tiết, một số hiện tượng có thể phá vỡ cảnh quan du lịch như: bão, nước biển dâng, sạt lở, xâm lấn,... |
3.2. Xác định khách hàng mục tiêu cho du lịch thành phố Vũng Tàu
Xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong việc marketing thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu, cần xác định đặc điểm đối tượng khách hàng để cung cấp những thông tin họ cần, có mặt ở nơi họ thường có mặt để quảng bá và đưa ra mức giá mà họ có thể chi trả, gợi ý các tour phù hợp,.... Từ
đó, tăng hiệu quả marketing, giảm các chi phí không cần thiết. Mỗi một loại hình du lịch sẽ phù hợp với một đối tượng du khách nhất định, ở đó họ có những đặc điểm chung và ta cần nắm được các đặc điểm đó.
Như đã nêu ở trên, các loại hình du lịch hiện có ở thành phố Vũng Tàu bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch MICE,...Vậy đặc điểm các du khách theo từng loại hình du lịch là gì?
3.2.1. Đặc điểm của khách du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm đến những nơi khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, cảnh quan đẹp và yên bình…để thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Loại hình du lịch này có tác dụng rất tích cực trong việc phục hồi và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, giúp lấy lại tinh thần và thể lực để con người trở lại với công việc và cuộc sống ngày thường chịu nhiều áp lực.
Đặc điểm của khách du lịch nghỉ dưỡng là:
- Độ tuổi: người trong độ tuổi lao động và người nghỉ hưu
- Giới tính: nam và nữ
- Khu vực sống: thường sống ở những nơi thành thị ồn ào, tấp nập, đông đúc
- Tính chất công việc: căng thẳng, áp lực mệt mỏi, sức khỏe suy giảm,...
- Du khách tìm kiếm thông tin qua các kênh:
+ Người trẻ: internet, người quen,...
+ Người lớn tuổi: báo, radio, người quen, công ty du lịch,...
- Thời gian đi du lịch: ngắn ngày hoặc dài ngày
- Hành vi, sở thích của du khách:
+ Người trẻ: thích chụp hình, không nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn kết hợp vui chơi giải trí, khám phá,...
+ Người lớn tuổi: thường là du lịch nghỉ dưỡng đơn thuần
Du lịch nghỉ dưỡng được xem là thế mạnh của Vũng Tàu với sự phát triển đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với các điểm đến nghỉ dưỡng đẹp và đa dạng. Đối với nghỉ dưỡng biển Vũng Tàu có các bãi biển đẹp như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Vọng Nguyệt,... Nghỉ dưỡng núi phải kể đến khu du lịch Hồ Mây. Hệ thống các resort, khu du lịch ven biển đẹp như: Paradies, Intourco, Biển Đông, New Wave, Marina Bay... Ngoài ra, hệ thống các nhà hàng ven biển cũng là địa điểm yêu thích của các đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng như: Gành Hào, Lâm Đường, Làng Chài, Sông Rạch Hào,... Để phục vụ tốt đối tượng khách trên, các điểm đến cần: nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá, không chặt chém,...
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2020 xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước.
3.2.2. Đặc điểm của khách du lịch tham quan
Là loại hình du lịch mà du khách lựa chọn điểm đến là nơi có phong cảnh đẹp, độc đáo, lạ; hay là nơi có nét văn hóa, kiến trúc đặc sắc,...(xem hình 3.1)
Đặc điểm của khách du lịch tham quan là:
- Khu vực sống: các khu vực lân cận thành phố Vũng Tàu
- Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, người quen, báo, đài,...
- Thời gian đi tham quan: ngắn ngày, có thể là đi trong ngày
- Hành vi, sở thích của du khách: Chụp hình, khám phá những nét độc đáo của thiên nhiên và văn hóa
Các điểm tham quan mà du khách có thể tìm thấy tại Vũng Tàu như: Hải đăng , đồi Con Heo, Bạch Dinh, Bảo tàng vũ khí cổ, thiền viện
Chơn Không, tượng chúa Kitô, miếu Hòn Bà,...
Hình 3. 1: Bạch Dinh – Điểm tham quan độc đáo với nét kiến trúc Pháp
3.2.3. Đặc điểm của khách du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch tham gia vào những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nhằm đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình, tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo. Nói cách khác, khách du lịch đến một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn tâm linh mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo là cách giúp họ xây dựng cho mình một niềm tin về sức mạnh của nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm tư, thăng hoa cuộc sống hướng thượng… Đó cũng là mục đích cao nhất của các chương trình du lịch tâm linh.
Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng hiện đại thì con người lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Du lịch tâm linh là xu hướng phát triển tất yếu trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia
Châu Á ảnh hưởng Phật giáo lâu đời như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Đặc điểm của khách du lịch tâm linh là:
- Tính chất công việc: là những người tin, theo một tôn giáo nhất định
- Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, báo, tổ chức mà họ tham gia,...
- Thời gian đi tham quan: ngắn ngày
- Hành vi, sở thích của du khách: kết hợp với du lịch tham quan, không tham gia nhiều vào hoạt động vui chơi giải trí, thành tâm hướng về đức tin của họ,...
Du khách đi theo loại hình tâm linh sẽ được thỏa mãn khi tới thành phố Vũng Tàu bởi là nơi hội tụ của nhiều ngôi chùa cổ kính, kiến trúc đặc sắc; ngoài ra một số ven biển có cảnh quan rất đẹp. Một số chùa tại Vũng Tàu là: Thích Ca Phật Đài (nằm trên sườn Núi Lớn với điểm nhấn là bức tượng Thích Ca Mâu Ni), Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ Tự (xem hình 3.2), Tịnh Xá Ngọc Bích, chùa Quan Âm Nam Hải, các chùa nằm ở khu vực Bến Đình,...
Hình 3.2: Linh Sơn Cổ Tự
Đối với du khách theo đạo Thiên Chúa có thể tìm đến: Nhà thờ Vũng Tàu, nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu, Tượng chúa Kitô,...
Thành phố Vũng Tàu có tiềm năng du lịch tâm linh rất lớn bởi sự đa dạng các điểm đến tâm linh, trong mỗi điểm đến luôn có sự kết hợp giữa các nét kiến trúc đặc sắc và cảnh quan núi, biển đẹp, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên, thư giãn, quên đi bộn bề của cuộc sống. Cùng với sự phát triển của cơ sơ hạ tầng, hàng năm thành phố Vũng Tàu là nơi uy tín tổ chức Đại Lễ Phật Đản thu hút nhiều tăng ni, phật tử hội tụ về đất biển.
3.2.4. Đặc điểm khách du lịch văn hóa
Theo định nghĩa của WTO, du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa của một cộng đồng.
Đặc điểm khách du lịch văn hóa là:
- Khu vực sống: Là những nơi có nét văn hóa khác với văn hóa điểm đến
- Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, báo, đài, người quen,...
- Thời gian đi tham quan: ngắn ngày
- Hành vi, sở thích của du khách: tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc trong cuộc sống của người dân bản địa, các di sản, kiến trúc, lễ hội, ẩm thực,...
Nói về du lịch văn hóa là một phạm trù rất rộng. Du khách có thể đi tới Vũng Tàu vì yêu thích các điểm đến di tích lịch sử, ẩm thực, các lễ hội nơi đây, bao gồm lễ hội truyền thống hoặc lễ hội hiện đại. Lễ hội truyền thống tiêu biểu đã liệt kê ở trên như: Lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Đình Thần Thắng Tam, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành, lễ giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo,... Tuy
nhiên, các lễ hội truyền thống chưa thực sự đủ sức hút, sức hấp dẫn của khách du lịch, cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chức năng để các lễ hội không bị mai một, tạo sức hút góp phần thúc đẩy du lịch.
Thành phố Vũng Tàu còn đăng cai tổ chức các lễ hội hiện đại như: Festival diều quốc tế (xem hình 3.3), Festival ẩm thực, Festival biển,... Tuy nhiên, thực trạng chung của các lễ hội vẫn còn thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, các lễ hội có sự tham gia của các đơn vị nước ngoài dần kém thu hút đối với người tham gia và du khách.
Hình 3. 3: Festival diều quốc tế tại thành phố
Vũng Tàu
Ẩm thực Vũng Tàu thu hút du khách bởi các món ăn được chế biến đa dạng từ hải sản tươi sống. Ngoài ra còn một vài món mà du khách không thể bỏ qua như: bánh khọt, bánh bông lan trứng muối, bánh bèo,...
Hiện thành phố Vũng Tàu có 17 di tích lịch sử như đã nói trên hoàn toàn có thể thỏa mãn được khách du lịch muốn tìm hiểu về lịch sử. Các di tích ở Vũng tàu hiện được bảo tồn rất chặt chẽ nên không xảy ra tình trạng bị tàn phá, hư hỏng nặng.