- Dịch vụ chứng khoán: Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ …) cho khách hàng.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử: Hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e- commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).
Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, thông qua nghiệp vụ huy động vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. Thông qua các nghiệp vụ, NHTM đã chứng tỏ được sự cần thiết của hệ thống ngân hàng trong phát triển nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy của nền kinh tế.
1.1.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện hai hình thức hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, để cấp tín dụng cho khách hàng có yêu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ nhất, NHTM là tổ chức trung gian trong nền kinh tế nhằm mục đích kiếm lời: Các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng.
Thứ hai, hoạt động NHTM phải tuân thủ theo quy định của pháp luật: nghĩa là chỉ khi NHTM thoả mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật qui định
như điều kiện về vốn, phương án kinh doanh...thì mới được phép hoạt động trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Nhân Tố Thuộc Về Các Ngân Hàng Thương Mại
- Nội Dung Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Thứ ba, hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao, cạnh tranh khốc liệt: cạnh tranh gay gắt, rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành khác và cả nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ do các ngân hàng tiến hành huy động vốn của người khác rồi đem vốn đó để cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định, nên đã tạo rủi ro cho các hoạt động NHTM. Rủi ro đến từ phía ngân hàng, khách hàng vay tiền, rủi ro đến từ những yếu tố khách quan. Bởi vậy, NHTM phải đối mặt với rủi ro cao, kéo theo là rủi ro đối với những người gửi tiền ở NHTM cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ những tổn hại do ngân hàng vỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc gia đặt ra những đạo luật riêng, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, hoạt động NHTM có quy mô lớn, phạm vi rộng: Quy mô của các NHTM dù vừa mới thành lập hay đã có bề dầy lịch sử thì quy mô hoạt động của các NHTM vẫn theo mô hình tập đoàn kinh tế đa năng, phạm vi hoạt động của các NHTM không chỉ bó hẹp trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà hoạt động của các NHTM mang tính toàn cầu.
Thứ năm, sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, khách hàng đông đảo: Mọi chủ thể trong nền kinh tế đều là khách hàng của các NHTM nên số lượng khách hàng của các NHTM rất đông đảo, cả số lượng và doanh số. Để phòng ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh rất đặc biệt của NHTM là kinh doanh tiền tệ nên các sản phẩm dịch vụ của NHTM vô cùng đa dạng, phong phú.
Thứ sáu, doanh số hoạt động kinh doanh lớn: Doanh số hoạt động của các NHTM vô cùng lớn, do khách hàng của NHTM đa dạng, phong phú, nhiều giao dịch phát sinh…
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Rủi ro có nghĩa khác nhau với người khác nhau và khái niệm rủi ro cũng thay đổi với các quan điểm, thái độ và kinh nghiệm khác nhau. Một số học giả nhấn mạnh về hậu quả xấu của rủi ro và cho rằng rủi ro là phải xử lý, trong khi đó, một số người khác cho rằng, rủi ro có 2 mặt của vấn đề: Mặt xấu là sự đe doạ với hậu quả xấu, mặt kia là cơ hội. Hơn nữa, rủi ro đến từ sự không chắc chắn - bất trắc, vài định nghĩa đã liên hệ rủi ro tới sự không chắc chắn. Knight cho rằng rủi ro có thể tính toán được khá chính xác trong khi sự không chắc chắn thì không thể tính toán được. Tuy nhiên, một số học giả cho rằng có mối liên hệ giữa rủi ro và sự không chắc chắn vì khả năng xảy ra của sự không chắc chắn thường được dự tính chủ quan bởi sự xét đoán và rất khó để được ranh giới rõ ràng giữa niềm tin biết và không biết. Hillson cho rằng sự không chắc chắn mà không ảnh hưởng đến mục tiêu thì không được coi là rủi ro.
Hiện tại, một vài tiêu chuẩn quốc tế và khu vực về quản trị rủi ro đã chấp nhận 2 mặt của rủi ro, liên hệ giữa rủi ro và mục tiêu của tổ chức. Ví dụ, ISO đã định nghĩa rủi ro là “ảnh hưởng của sự không chắc chắn lên mục tiêu” (ISO31000:2009). Định nghĩa này cũng đã được chấp nhận ở BSI. Tiêu chuẩn của Úc/NewZealand (AS/NZS 4630:2004) định nghĩa rủi ro là “khả năng xảy ra việc gì đó làm ảnh hưởng đến mục tiêu”. Trong luận văn này, tác giả chấp nhận sử dụng định nghĩa rủi ro của ISO31000:2009
- Ngày nay do dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin đã dẫn đến nhiều rủi ro thanh khoản. Về phía các NHTM, điều kiện thuận lợi trong kinh doanh những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn. Chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan tỏa trong toàn hệ thống ngân hàng.
- Khả năng dễ xảy ra rủi ro cao trong hoạt động ngân hàng là do:
+ Tiền tệ vừa là đối tượng vừa là phương tiện kinh doanh;
+ Khách hàng của NHTM rất đa dạng về năng lực tài chính, đạo đức kinh doanh cũng khác nhau;
+ Hoạt động của ngân hàng có tính nhạy cảm cao với sự biến động của nền kinh tế;
+ Do sự phát triển của công nghệ và hội nhập quốc tế về ngân hàng.
1.1.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
a. Rủi ro tín dụng
Đây được coi là loại rủi ro nguy hiểm nhất trong ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngân hàng, nó chiếm nguồn vốn lớn trong tài sản có và trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo lợi nhuận. Chính vì thế, tỷ lệ thuận với nó là mức độ tạo rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Nói cách khác, “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch nào đó, không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính.
b. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản.
Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Rủi ro lãi suất có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:
- Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân
hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.
- Trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường…
c. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là những rủi ro xuất phát từ việc các quy định nội bộ, con người và hệ thống không đầy đủ hoặc xuất phát từ những yếu tố bên ngoài bao gồm rủi ro tác nghiệp, rủi ro pháp luật, thiên tai,… đều gọi chung là rủi ro hoạt động.
Thị trường tài chính Việt Nam đang dần dần phát triển theo đà thế giới. Kéo theo đó là các NHTM Việt Nam sẽ gặp phải nhiều rủi ro và thách thức khi mà dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng nề dịch vụ ngân hàng truyền thống.
d. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức trong ngân hàng cùng với những hệ lụy do nó gây ra đang trở thành vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm. Số vụ vi phạm đạo đức bị truy tố và đưa ra xét xử ngày một tăng và vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Những thiệt hại mà nhà nước và nhân dân phải gánh chịu đã phần nào nói lên tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng.
đ. Rủi ro khác
- Rủi ro hệ thống: Là việc nhân viên làm việc không cẩn thận, thiếu kinh nghiệm dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn dẫn đến dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ…
- Rủi ro bên ngoài: Là các rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng như hỏa hoạn, thiên tai, biểu tình, bạo loạn…
- Rủi ro pháp lý: Là rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế.
1.1.2.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Định nghĩa của quản lý rủi ro cũng được ghi trong tiêu chuẩn quản lý rủi ro ISO31000:2009, ngắn gọn định nghĩa quản lý rủi ro là “các hoạt động phù hợp để chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức liên quan đến rủi ro”; trong khi đó, Viện quản lý rủi ro (IRM, 2002) định nghĩa quản lý rủi ro là “quá trình trong đó các tổ chức có phương pháp giải quyết những rủi ro gắn liền với hoạt động của mình với mục tiêu đạt được lợi ích bền vững trong từng hoạt động và qua các danh mục đầu tư của tất cả các hoạt động”. Trong luận án này: Quản lý rủi ro là quá trình được hỗ trợ bởi các nguồn lực để đối phó với nguy cơ bằng cách giám sát và kiểm soát khả năng và/hoặc tác động của các mối đe dọa hoặc tìm kiếm việc thực hiện thực hoá các cơ hội.
Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Thời gian gần đây các ngân hàng đã ý thức được tầm quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro cũng như mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận. Một ngân hàng phải có sức đề kháng tốt, ít bị tác động bởi những tác động không lường trước và có khả năng đưa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro thì ngân hàng đó là ngân hàng quản trị rủi ro tốt.
Mục đích nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, phòng ngừa rủi ro trong tương lai, các NHTM đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến. Quản lý rủi ro vẫn là một chức năng khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh các ngân hàng đang chật vật xây dựng “khẩu vị” rủi ro, khả năng chịu đựng và các giới hạn rủi ro, cũng như làm thế nào để nâng cao quy trình, kiểm soát và quản lý các nguồn lực. Giải quyết các vấn đề rủi ro trong ngân hàng không chỉ đơn giản là chi phí thực hiện kinh doanh mà còn là con đường để hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn thế nữa, sự kết hợp giữa giám sát của NHTW và sự sẵn sàng chủ động của các ngân hàng sẽ giúp xây dựng hệ thống NHTM vững mạnh.
Quản lý rủi ro được xây dựng chủ yếu qua 4 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Do hoạt động quản lý rủi ro hoạt động vẫn đang phát triển và môi trường kinh doanh thường xuyên biến động nên ban lãnh đạo ngân hàng cần đảm bảo rằng các chính sách, quy trình và hệ thống của khuôn khổ này đều phải đầy đủ và có hiệu lực. Khả năng tăng cường công tác quản lý rủi ro hoạt động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc những vấn đề quan ngại do cán bộ quản lý rủi ro hoạt động đưa ra được cân nhắc đến mức độ nào cũng như việc lãnh đạo cấp cao có sẵn sàng hành động nhanh chóng và thích hợp đối với những dấu hiệu cảnh báo đưa ra hay không.
Nguyên tắc 2: Các ngân hàng cần xây dựng, triển khai và duy trì một khuôn khổ tích hợp toàn diện vào các quy trình quản lý rủi ro nói chung của toàn ngân hàng.
Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị phải phê duyệt và rà soát lại “khẩu vị” cũng như khả năng chịu rủi ro hoạt động gắn với bản chất, loại hình và mức độ rủi ro hoạt động mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận.
Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần có kế hoạch hồi phục và vận hành liên tục để đảm bảo khả năng hoạt động bình thường và giảm thiểu tổn thất trong trường hợp gặp đổ vỡ nghiêm trọng hoạt động kinh doanh.
Theo chuẩn mực quốc tế, một số khung quản trị rủi ro cho các NHTM như sau:
Chiến lược của ngân hàng và phương pháp quản lý rủi ro hoạt động phải ăn khớp với nhau
Xác định được các phương pháp quản lý và đo lường rủi ro hoạt động
Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, đo lường, kiểm tra, giám sát, báo cáo rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống…
1.1.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Khái niệm
Đạo đức là một từ Hán Việt, chiết tự ra “đạo” có nghĩa là lẽ làm người, “đức” trong đức hạnh, sống có đức là sống theo lẽ phải, sống hài hòa với mọi người. Dịch ra đạo đức có nghĩa là đạo lí làm người chân chính. Đối với mỗi ngành, mỗi
nghề, khái niệm đạo đức lại mang một nét nghĩa riêng, đặc thù nhưng vẫn không xa rời nền tảng nghĩa gốc ban đầu. Nếu như đạo đức nghề giáo là toàn tâm toàn ý vì học trò, “lương y như từ mẫu” là kim chỉ nam về chữ đức của nghề y, thì trong kinh tế, đạo đức nghề nghiệp mang nhiều nét nghĩa đa chiều hơn. Kinh doanh lấy chữ tín đặt đầu là đạo đức, làm đúng chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ của mình là đạo đức, tôn trọng quyền lợi của khách hàng cũng là đạo đức.
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng có thể được hiểu thông qua các khía cạnh xét về chuyên môn của từng bộ phận hoạt động, đặc biệt là liên quan đến tín dụng, bảo lãnh, tiền gửi và ngân quỹ. Đạo đức ngân hàng là sử dụng đúng chức vụ quyền hạn của mình, không lợi dụng nó hoặc làm lơ đi những quy định, thủ tục nhằm làm lợi cho cá nhân mình.
Tóm lại, rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái;
Rủi ro đạo đức là một loại thất bại thị trường xảy ra trong môi trường thông tin phi đối xứng;
Rủi ro đạo đức là vấn đề chênh lệch thông tin diễn ra sau khi thực hiện giao dịch. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin.
1.1.3.2. Các hình thức biểu hiện của rủi ro đạo đức
a. Rủi ro đạo đức do khách hàng
Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro đạo đức của khách hàng thường thể hiện ở việc khách hàng thực hiện không đúng mục đích cam kết với Ngân hàng thương mại. Từ sự thiếu thông tin và thiếu giám sát, NHTM sẽ dễ dàng gặp rủi ro đạo đức khi khách hàng vi phạm đạo đức.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, rủi ro đạo đức biểu hiện ở những hành vi gian lận, lừa đảo của khách hàng. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu của mình, nhiều khách hàng đã làm giả hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo. Vậy đây chính là sự bất