Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14. Các Bộ, cơ quan liên quan cần khẩn trương rà soát tổng thể hệ thống phát luật về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, nhà ở và các chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, xem xét đồng bộ với Luật hỗ trợ DNNVV. Trong đó, cần chú trọng đồng bộ các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP- BTNMT ngày 23/06/2016. Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách về bảo lãnh cho DNNVV vay vốn theo hướng phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên tham gia và thể hiện được vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNNVV thông qua công cụ này.
Hai là, tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cho DNNVV.
Chính phủ cũng cần thực hiện các chương trình đào tạo, tư vấn nâng cao năng lực quản lý cho DNNVV. Các chương trình này nên được tổ chức đều đặn, rộng khắp cho những doanh nhân khởi nghiệp và những người đang đảm nhiệm vị trí quản lý tại các DNNVV. Phương pháp và tài liệu học tập cần được đổi mới, cập nhật những kiến thức hiện đại, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, Chính phủ cần xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về đào tạo tài chính cho DNNVV. OECD (2015) có đưa ra một tập hợp các chủ đề đào tạo tài chính hướng tới mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các lãnh đạo DNNVV như:
- Xây dựng và lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp;
- Giao tiếp với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và đánh giá những dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp;
- Xác định nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư, đáp ứng các yêu cầu của họ và tiếp cận nguồn tài trợ;
- Quản trị rủi ro tài chính;
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Cần Khai Thác Và Phát Huy Hiệu Quả Tiềm Năng, Nội Lực Sẵn Có Của Bản Thân, Sản Xuất Kinh Doanh Hướng Vào Các Lĩnh Vực Là
- Đa Dạng Hóa Và Đẩy Mạnh Quảng Bá Các Chương Trình, Sản Phẩm Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại Tới Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Mở Rộng Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa, Đặc Biệt Tăng Doanh Số Cho Vay Trung Và Dài Hạn Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 24
- Khung Thiết Kế Nghiên Cứu Của Luận Án
- Tên Doanh Nghiệp: ……………………………………………………………….
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
- Hiểu biết chung về tài chính như hiểu biết về lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của những yếu tố này tới tiết kiệm, đầu tư hay doanh thu của doanh nghiệp.
Những chủ đề trên hướng tới giải quyết nhu cầu đào tạo tài chính của phần lớn các DNNVV. Tuy nhiên mỗi nhóm đối tượng lại có nhu cầu đào tạo khác nhau. Để làm được điều này thì Chính phủ cần xây dựng khung chính sách, thiết lập các tổ chức điều hành và xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.
Ba là, nghiên cứu và thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các nguồn vốn khác đầu tư vào DNNVV.
Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà nước nhằm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. Để thực hiện tốt nội dung này, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước (Phụ lục 8). Hiện nay, do việc cân đối ngân sách còn gặp khó khăn, nên việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách để thành lập Quỹ này là khó khả thi, tuy nhiên vẫn có thể thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm thông qua việc sử dụng nguồn vốn thu hồi từ việc thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước. Về nguyên tắc thì nguồn vốn thu về từ việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước vẫn cần tiếp tục được tái đầu tư, bởi có như vậy thì vai trò kinh tế của Nhà nước mới tiếp tục được khẳng định và củng cố. Nếu nguồn vốn này tiếp tục tái đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp nhà nước khác thì có thể hiệu quả không cao. Nhưng nếu nguồn vốn này được sử dụng nhằm hình thành nên các Quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp thì sẽ
đem lại hiệu quả cao, vì sử dụng Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà nước hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp sẽ làm tăng niềm tin cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó, kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư.
Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi cho các quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, xúc tiến hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để tăng chất lượng doanh nghiệp và giải quyết những khó khăn cấp thiết cho nhóm DNNVV có nguy cơ phá sản đang cần nguồn lực bên ngoài để vực dậy.
Bốn là, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, giải quyết nợ xấu, hạ lãi suất cho vay,…
Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định, các DNNVV mới có môi trường thuận lợi để định hướng lâu dài, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh và dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn. Đồng thời, một nền kinh tế vĩ mô ổn định còn giúp các NHTM ổn định lãi suất cho vay và yên tâm hơn trong cấp tín dụng, nhất là với đối tượng DNNVV dễ bị tổn thương bởi các biến động của thị trường. Tiếp tục ban hành và đẩy mạnh các chính sách kích cầu tiêu dùng, duy trì chính sách miễn giảm thuế cho các DNNVV để các DNNVV có đủ thời gian phục hồi sau khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về cho vay của tổ chức tín dụng nhằm giảm bớt những thủ tục rườm rà không phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Mở rộng các đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi, đặc biệt là các DNNVV.
- NHNN bên cạnh việc điều hành lãi suất theo hướng duy trì lãi suất ổn định, cần tăng cường thực hiện ưu đãi hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp, giúp các DNNVV xác định được chi phí vốn, yên tâm sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư các dự án mới. Khuyến khích các NHTM áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để mở rộng cho vay tín chấp đối với các DNNVV có dự án đầu tư/phương án kinh doanh khả thi, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây. Cần có chính sách khuyến khích các NHTM có tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV ở mức cao, đặc biệt khuyến khích các NHTM cấp tín dụng cho DNNVV thuộc các đối tượng ưu tiên hỗ trợ phát triển của Chính phủ, cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực là tiềm năng, lợi thế của tỉnh Phú Thọ.
- NHNN cần tiếp tục tổ chức và phát huy các kết quả đã đạt được của chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng. Huy động hơn nữa việc tham gia của các chi nhánh ngân hàng, các DNNVV trên địa bàn. Đồng thời cần tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các DNNVV để các DNNVV nắm được thông tin về chương trình. NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ nên tổ chức chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng định kỳ hằng quý thay vì một năm tổ chức một lần như hiện nay để giải quyết kịp thời nhu cầu vốn của DNNVV.
- NHNN cần tiếp tục có những phương án, chính sách xử lý nợ xấu hiệu quả hơn giúp các NHTM có được định hướng trong việc hỗ trợ vốn vay cho DNNVV, hỗ trợ các NHTM điều chỉnh cơ cấu tín dụng hướng tới DNNVV, khuyến khích các NHTM tăng cường cung cấp các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ DNNVV phát triển kinh doanh như tư vấn tài chính, lập và quản lý điều hành dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh,… từ đó nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
- NHNN cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện các hoạt động cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt
Nam. Khi có được nguồn vốn tín dụng, NHNN có thể ủy thác cho các NHTM tiến hành cấp tín dụng cho các DNNVV ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng với lãi suất thấp.
3.3.3. Đối với tỉnh Phú Thọ
Một là, tỉnh Phú Thọ cần rà soát, nghiên cứu để vận dụng thực hiện đầy đủ và phù hợp các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước đã ban hành đối với DNNVV.
Các sở ban ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để DNNVV tiếp cận với các chương trình cho vay ưu đãi của trung ương, đặc biệt tập trung vào các chương trình hỗ trợ lãi suất, vay vốn ưu đãi đối với các dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cần xây dựng định hướng chiến lược phát triển DNNVV trong từng thời kỳ, gắn chặt với quy hoạt tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của từng ngành, lĩnh vực và từng vùng kinh tế.
Tỉnh Phú Thọ cần có chính sách khuyến khích và thành lập một số trung tâm tư vấn, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp DNNVV nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, giúp DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Phối kết hợp với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xây dựng các chương trình hỗ trợ, tư vấn phát triển các DNNVV, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới cho các DNNVV.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; tăng khả năng hấp thụ vốn của DNNVV. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, hình thành thêm các khu, cụm công nghiệp mới tại huyện Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh và thị xã Phú Thọ nhằm tạo quỹ đất cho các DNNVV có mặt
bằng sản xuất kinh doanh; đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, nhất là khu công nghiệp Thụy Vân, Phú Hà, Trung Hà, cụm công nghiệp Đồng Lạng, Bạch Hạc,... ưu tiên đầu tư hạ tầng các khu công nghệ cao.
Tăng khả năng hấp thụ vốn của DNNVV thông qua hỗ trợ các DNNVV tháo gỡ các khó khăn như chính sách kích cầu giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp, hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, thực hiện xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, tập trung giải quyết các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo thuận lợi cho các dự án của DNNVV sớm đi vào hoạt động, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào tỉnh Phú Thọ.
Ba là, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, khơi thông dòng chảy vốn trong điều kiện tài sản thế chấp không đủ. Đồng thời, giữa các chủ thể cũng cần có cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin để Quỹ bảo lãnh có thể tiếp cận thông tin của các khoản vay có bảo lãnh, cũng là một cách để giám sát khoản vay. Sau đó mở rộng mạng lưới thông tin này ra các kênh khác như cơ quan thuế, NHNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp,… nhằm giảm rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và NHTM.
Tỉnh Phú Thọ cần xây dựng cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa NHTM với NHNN tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế và các hiệp hội
doanh nghiệp,… trong việc trao đổi thông tin về DNNVV, trên cơ sở đó giúp NHTM có thể đánh giá, xếp hạng tín nhiệm và lựa chọn DNNVV để cấp tín dụng thuận lợi hơn.
Năm là, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền các chính sách đến DNNVV, phát huy tốt vai trò cầu nối của các hiệp hội doanh nghiệp.
Tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ DNNVV rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các DNNVV biết và phát huy quyền lợi của mình. Định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo địa phương, các sở, ban, ngành với đại diện các DNNVV, hiệp hội doanh nghiệp nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh của các DNNVV, qua đó xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh doanh của DNNVV. Thực hiện tốt kế hoạch tổ chức đối thoại với doanh nghiệp: Lãnh đạo tỉnh đối thoại doanh nghiệp định kỳ 2 lần/năm; Lãnh đạo huyện, thành, thị đối thoại doanh nghiệp 4 lần/năm [46].
Để trợ giúp các DNNVV phát triển thì các tổ chức hiệp hội cần thực hiện các giải pháp sau: Khuyến khích các DNNVV tham gia hiệp hội bằng các chương trình hữu ích; thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền kiến thức liên quan đến kỹ năng vay vốn, tổ chức các hội thảo, sự kiện để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng; quan tâm đến các DNNVV thành viên trong hiệp hội, đặc biệt trong việc giới thiệu các chương trình cho vay ưu đãi hỗ trợ sản xuất kinh doanh đến các doanh nghiệp; các hiệp hội doanh nghiệp cần xây dựng, rà soát danh mục DNNVV thành viên có uy tín và tiềm lực tài chính tốt giới thiệu cho NHTM để xét duyệt cấp tín dụng,...
Tăng cường hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp để giúp đỡ các DNNVV như cung cấp thông tin, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với DNNVV, thông tin thị trường giúp các DNNVV tiếp cận, tìm kiếm tốt hơn các nguồn tài chính thông qua hợp tác xúc tiến thương mại; triển khai các
dự án, các chương trình hợp tác, giúp DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; quảng bá giới thiệu hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng việc tổ chức khảo sát thị trường; vận động tài trợ, tổ chức liên kết hỗ trợ trong cộng đồng doanh nghiệp, từng bước tham mưu cho tỉnh Phú Thọ xây dựng hệ thống cơ chế chính sách kinh tế để tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sớm đưa DNNVV của tỉnh hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.