Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


thừa nhà không bán được, làm cho giá nhà đất tại Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống vào giữa năm 2006. Điều này làm cho những khách hàng vay không thể thực hiện các khoản thanh toán với lãi suất cao và cũng không thể tiếp tục đi vay để trả cho các khoản vay trước. hậu quả là gia tăng các khoản nợ quá hạn, tịch thu nhà để bán thu hồi tiền và cung cấp nhà tiếp tục gia tăng kéo theo giá nhà tiếp tục giảm, làm giảm phần vốn của người mua nhà trên giá trị ngôi nhà so với phần vốn vay ngân hàng. Đây đúng là một vòng luẩn quẩn dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhìn nhận cụ thể hơn vào quá trình xét duyệt và các điều kiện cấp tín dụng để thấy rõ mức độ rủi ro đạo đức của các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng có mức độ rủi ro cao. Trong nhiều năm trước khi khủng hoảng xảy ra, hành vi cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đã thay đổi đáng kể. Các tổ chức đã cung cấp ngày càng nhiều các khoản tín dụng cho các khách hàng có mức độ rủi ro cao, trong đó có cả những người đi vay là người nhập cư không có giấy tờ chứng minh rõ ràng. Khoản tín dụng dưới chuẩn đã tăng từ 35 tỉ đô la năm 1994 lên tới 600 tỉ đô la năm 2006 [89]. Đồng thời, mức chênh lệch lãi suất trung bình giữa các khoản tín dụng đủ tiêu chuẩn và dưới chuẩn đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2001-2007. Việc giảm mức bù đắp rủi ro và điều kiện tín dụng nới lỏng là những điều kiện cơ bản dẫn tới bùng nổ hoạt động tín dụng. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng khuyến khích đi vay bằng việc giảm số tiền phải trả trước ban đầu xuống chỉ còn 2% và thậm chí có tới 43% trong số các khách hàng đi vay không phải trả trước một khoản tiền ban đầu [93]. So sánh con số này tới mức 20% trả trước của thị trường Trung Quốc thì thấy rằng điều kiện cấp tín dụng của thị trường Mỹ lúc đó rất nới lỏng.

Đồng thời, nhiều tiêu chuẩn cấp tín dụng đã có sự thay đổi trong giai đoạn đó. Ban đầu, các tổ chức tín dụng không đòi hỏi các điều kiện về báo cáo thu nhập và tài sản của người đi vay; người đi vay chỉ cần thông báo về mức thu nhập của mình và chứng minh cho ngân hàng thấy rằng họ có tiền trong tài khoản. Tiếp theo, điều kiện về nghề nghiệp cũng được dỡ bỏ. Người đi vay chỉ cần chứng minh có tiền trong tài khoản ngân hàng. Các chuẩn mực tín dụng đã dần nới lỏng nhằm cho vay được nhiều hơn và tạo ra nhiều chứng khoán hơn. Thậm chí, người đi vay trong giai đoạn đầu tiên không phải trả tiền gốc mà chỉ phải trả tiền lãi.


Hoặc, người đi vay được trả tiền lãi không cố định và số tiền lãi chưa trả sẽ được cộng vào gốc. Điều này dẫn tới rủi ro khi trong giai đoạn đầu lãi suất thấp nhưng ở giai đoạn sau khi lãi suất điều chỉnh tăng cao thì người đi vay phải chịu gánh nặng trả lãi cao hơn [95].

Với những khuyến khích đi vay của các ngân hàng, những nhà môi giới bất động sản cũng cung cấp các khoản tín dụng dưới chuẩn với lãi suất điều chỉnh thậm chí cho các khách hàng đủ tiêu chuẩn đi vay. Việc sử dụng các biện pháp cấp tín dụng tự động đã cho phép các ngân hàng thực hiện cho vay mà không cần các biện pháp đánh giá và chuẩn bị hồ sơ một cách thích hợp. Trong năm 2007, khoảng 40% các khoản tín dụng dưới chuẩn được thực hiện dưới hình thức phê duyệt tự động thông qua các tổ chức môi giới bất động sản [95]. Chủ tịch của Hiệp hội Ngân hàng cho vay bất động sản cho rằng những tổ chức môi giới bất động sản thu lợi từ việc bùng nổ hoạt động cho vay bất động sản, nhưng đã không làm đúng trách nhiệm trong việc xem xét khả năng trả nợ của người đi vay [77].

Thứ hai, quá trình chứng khoán hóa ồ ạt nhằm phát hành các trái phiếu được bảo đảm bằng các Hợp đồng vay bất động sản (MBS) cũng xuất phát từ mức độ rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong mô hình cho vay bất động sản truyền thống, một ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho một khách hàng, cụ thể ở đây là người mua nhà, và trong suốt quá trình cho vay, ngân hàng này sẽ phải chịu rủi ro tín dụng. Với mô hình cho vay chứng khoán hóa, ngân hàng vẫn là người cấp tín dụng bất động sản, nhưng sau đó lại chuyển rủi ro tín dụng sang cho các nhà đầu tư thông qua việc phát hành các chứng khoán được bảo đảm bởi bất động sản. Điều này có nghĩa là bên phát hành tín dụng bất động sản sẽ không cần phải nắm giữ khoản tín dụng đó cho tới khi đáo hạn. Với việc bán các khoản tín dụng bất động sản cho nhà đầu tư, các ngân hàng cấp tín dụng ban đầu lại có vốn để tiếp tục thực hiện các khoản tín dụng mới và thu được phí giao dịch; Quy trình này đã làm nảy sinh rủi ro đạo đức vì các ngân hàng sẽ chú trọng vào việc tạo ra thật nhiều các khoản tín dụng bất động sản nhưng lại không đảm bảo chất lượng của các khoản tín dụng đã cấp [94].

Thứ ba, chính sách của các ngân hàng trung ương cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro đạo đức. Một số nghiên cứu cho rằng những động thái


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

của Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể là một nguyên nhân dẫn tới rủi ro đạo đức. Một quan chức chính phủ cho rằng việc thường xuyên can thiệp nhằm cứu trợ các tổ chức tài chính quy mô hoạt động lớn trong các vụ sụp đổ trước đó có thể làm cho các tổ chức tài chính lớn của Mỹ tin rằng Cục dự trữ liên bang sẽ can thiệp cứu trợ nếu các khoản tín dụng có mức độ rủi ro cao mất khả năng thanh toán, vì các tổ chức này quan niệm rằng “không thể thất bại nếu có quy mô hoạt động lớn”. Chính vì vậy, các NHTM ỷ vào sự cứu trợ của chính phủ đã đầu tư nhiều vào các hoạt động kinh doanh rủi ro [74].

Thứ tư, rủi ro đạo đức thể hiện ở mức độ duy trì đòn bẩy tài chính cao của các tổ chức tín dụng. Nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư đã thực hiện vay nợ với khối lượng lớn từ trong giai đoạn 2004-2007, và đầu tư số tiền đó vào thị trường MBS, với việc đánh cược rằng giá nhà đất tiếp tục tăng và do đó chủ hộ sẽ tiếp tục thanh toán được các khoản tín dụng bất động sản đã cấp. Việc đi vay với lãi suất thấp và đầu tư với lãi suất cao hơn mang lại mức sinh lời cao trong giai đoạn bùng nổ giá nhà đất, nhưng sẽ dẫn tới các khoản lỗ lớn nếu giá nhà bắt đầu giảm và các khoản tín dụng bị vỡ nợ. Đầu năm 2007, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ MBS đã chịu những khoản lỗ lớn từ các khoản tín dụng mất khả năng thanh toán và kết quả là giá MBS sụt giảm [75]. Trong giai đoạn 2004-2007, 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ hệ số đòn bẩy và làm cho các ngân hàng này dễ bị tổn thương khi giá MBS sụt giảm. Trong năm 2008, 3 ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố phá sản như Lehman Brothers hoặc được bán với giá rất thấp cho các ngân hàng khác như Bear Strearns và Merrill Lynch, hai ngân hàng đầu tư khác là Morgan Stanley và Goldman Sachs buộc phải chuyển đổi thành NHTM và do đó phải chịu sự quản lý chặt chẽ hơn [95].

Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Có thể nói, trong điều kiện hội nhập quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và phức tạp hơn, gây khó khăn cho nhiều quốc gia trong việc kiểm soát rủi ro dựa trên các phương pháp truyền thống. Nhất là việc kiểm soát vấn đề rủi ro đạo đức tài chính. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng này các cơ quan quản lý tài chính cũng như bản thân các ngân hàng đã sửa đổi nhiều quy định theo hướng thắt chặt để kiểm soát


nguy cơ tiềm tàng từ rủi ro đạo đức. Sau đây là kinh nghiệm của Ủy Ban Chứng khoán Quốc gia Mỹ,

a. Kinh nghiệm từ Ủy Ban Chứng khoán Quốc gia (SEC)

Qua các cuộc khủng hoảng, khung pháp lý điều chỉnh thị trường vốn nói chung và hoạt động của hệ thống NHTM và ngân hàng đầu tư đều được bổ sung và hoàn thiện. Ví dụ, Đạo luật Gramm-Leach- Billey Act 1999 điều chỉnh về hoạt động của NHTM, NHĐT cho phép NHTM, NHĐT, công ty bảo hiểm sát nhập với nhau trong mô hình tập đoàn tài chính (ngân hàng tổng hợp). Đạo luật Sarbanes- Oxley Act 2002 thiết lập ủy ban giám sát kế toán đối với công ty đại chúng và quy định áp dụng các yêu cầu mới về quản trị doanh nghiệp cũng như báo cáo tài chính đối với công ty đại chúng; bổ sung các quy định về kế toán các sản phẩm tài chính theo giá trị hợp lý, hoạt động của các công ty định mức tín nhiệm, quy chế an toàn vốn, quản trị rủi ro của các định chế tài chính, các chức năng hoạt động của NHTM và ngân hàng đầu tư, lương thưởng trong ngành tài chính…

b. Kinh nghiệm của Bank of America

Quy tắc đạo đức của Ngân hàng Mỹ mới được sửa đổi và ban hành ngày 1/3/2011, bao gồm các quy tắc đạo đức áp dụng cho cả Ban điều hành và cán bộ ngân hàng. Bộ quy tắc đạo đức được ban hành năm nay so với Bộ quy tắc trước đây bổ sung thêm những quy định mới về trách nhiệm của Ban điều hành, trách nhiệm xã hội và khuôn khổ rủi ro. Bộ quy tắc đạo đức bao gồm 5 giá trị cốt lõi của Quy tắc đạo đức Ngân hàng và được minh họa cụ thể qua 8 nội dung chính.

Năm giá trị cốt lõi của Quy tắc đạo đức

Làm đúng: Ngân hàng có trách nhiệm làm đúng cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng.

Tin tưởng và làm việc theo nhóm: Ngân hàng chịu trách nhiệm tập thể cho sự hài lòng của khách hàng và vì sự thành công của ngân hàng.

Chế độ đãi ngộ nhân tài: Ngân hàng luôn chú trọng phát triển nhân tài, đánh giá cao giá trị khác biệt của từng thành viên và tập trung vào kết quả phấn đấu để giúp tất cả các thành viên phát huy hết tiềm năng của họ.


Mục tiêu chiến thắng: Ngân hàng luôn có một niềm đam mê cho kết quả đạt được và giành chiến thắng cho khách hàng của Ngân hàng, các cổ đông của Ngân hàng và cộng đồng của Ngân hàng.

Thực hiện quyết định đúng đắn: Ngân hàng sẽ luôn là nhà lãnh đạo, quyết định đúng đắn ở mọi cấp độ, mở rộng tầm nhìn và thực hiện hành động để giúp xây dựng một tương lai tốt hơn.

Tám nội dung chính của Quy tắc đạo đức

- Hoạt động quản lý điều hành: Phần này quy định các hành vi của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc ngân hàng đối với các giao dịch liên quan như công bố báo cáo tài chính, giao dịch với các cơ quan quản lý, kế hoạch đào tạo, phát triển cán bộ.

- Các trường hợp mâu thuẫn lợi ích: Cán bộ ngân hàng cần tránh và xử lý hợp lý các trường hợp mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích ngân hàng, lợi ích của cổ đông và lợi ích của khách hàng. Mâu thuẫn lợi ích phát sinh khi lợi ích liên quan làm ảnh hưởng đến quyết định hoặc khả năng thực hiện nhiệm vụ của bạn. Mâu thuẫn lợi ích thường phát sinh khi có giao dịch với nhà cung cấp, các bên liên quan hay với khách hàng, chẳng hạn như nhận quà tặng, tiết lộ thông tin, các giao dịch tiền gửi hoặc cho vay…

- Bảo mật và an toàn thông tin: Cán bộ ngân hàng có trách nhiệm bảo quản các thông tin về khách hàng, về ngân hàng, về đối tác hoặc nhà cung cấp bí mật an toàn. Cụ thể, đối với Thông tin khách hàng: Bạn không được phép truy cập thông tin khách hàng ngoại trừ cho mục đích kinh doanh thích hợp và phải bảo vệ thông tin khách hàng. Ngân hàng có chính sách và quy định cụ thể về bảo vệ thông tin khách hàng, cán bộ ngân hàng cần tuyệt đối tuân thủ; đối với thông tin về ngân hàng, bất kỳ thông tin của ngân hàng không công khai ra công chúng cần được bảo quản cẩn thận. Cán bộ ngân hàng không được chia sẻ những thông tin này ra ngoài hoặc giữa cán bộ ngân hàng với nhau trừ khi có quy định khác; đối với thông tin về các đối tác, các bên liên kết của ngân hàng: ngân hàng có chính sách quy định cụ thể về bảo mật thông tin cho đối tác và các bên liên kết của ngân hàng.


- Tài sản của ngân hàng: Cán bộ ngân hàng có nghĩa vụ bảo quản tài sản ngân hàng. Tài sản ngân hàng bao gồm, nhưng không giới hạn các khoản mục sau: các phần mềm chuyên dụng, thông tin khách hàng, cơ sở dữ liệu ngân hàng, trang thiết bị ngân hàng, ý tưởng và phát minh sáng chế của ngân hàng, thông tin về các bên liên quan, sở hữu trí tuệ, tiền và quỹ, báo cáo nội bộ… Cán bộ ngân hàng không được sử dụng tài sản ngân hàng vào các giao dịch cá nhân cũng như không được ăn cắp, tham ô, chiếm dụng tiền, quỹ, tài sản của ngân hàng.

- Nghĩa vụ tài chính: Cán bộ ngân hàng không được nhận bất kỳ khoản hoa hồng hay phí mà khách hàng trả, trừ khi ngân hàng có quy định khác; Cán bộ ngân hàng có nghĩa vụ báo cáo các chi phí phát sinh kịp thời, chính xác; không được sử dụng thẻ ngân hàng với mục đích khác ngoài mục đích thực hiện giao dịch ngân hàng phù hợp.

- Tuân thủ pháp luật: Cán bộ ngân hàng không được phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dù là hành vi cá nhân hay với tư cách là đại diện của ngân hàng. Không thể liệt kê được tất cả các hành vi vi phạm luật pháp. Bộ Quy tắc đạo đức chỉ giới thiệu một số hành vi vi phạm chủ yếu, hay gặp như: rửa tiền, đầu cơ trục lợi, tham nhũng, mua bán thông tin, phân biệt đối xử.

- Những hạn chế về giao dịch kinh doanh chứng khoán và giao dịch nội bộ: Cán bộ ngân hàng đang sở hữu tài liệu, thông tin về chứng khoán hoặc các thông tin tài chính không được phép mua, bán, giới thiệu hoặc làm môi giới giao dịch kinh doanh chứng khoán hoặc công cụ tài chính. Ngoài ra bạn không được phép giao tiếp hoặc tiết lộ những thông tin đó cho những người quen, các thành viên trong gia đình.

- Trách nhiệm xã hội: Ngân hàng luôn hành động để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Trách nhiệm xã hội được thể hiện qua việc ngân hàng luôn thúc đẩy và khuyến khích; Liên kết để tạo ra và duy trì một môi trường kinh doanh ổn định, góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và giúp thúc đẩy tăng trưởng của bản thân ngân hàng.

c. Kinh nghiệm của Golmach Sachs

Ngân hàng đầu tư lớn chủ động xây dựng những bộ nguyên tắc đạo đức và công khai trên websites của mình để tạo ra một văn hóa kinh doanh trong sáng, có


tác dụng khuyến khích nhân viên tuân thủ theo pháp luật, quy tắc đạo đức chung của xã hội, đồng thời bảo vệ uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Ngân hàng đã xây dựng một khung chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp tiên tiến bao gồm các chính sách cụ thể như:

- Các nguyên tắc kinh doanh

- Điều lệ các ủy ban trực thuộc hội đồng quản trị

- Các hướng dẫn về quản trị doanh nghiệp

- Bộ quy tắc đạo đức và chuẩn mực hành vi chuyên nghiệp

- Báo cáo các vấn đề quan tâm và khiếu nại

- Chính sách xác định tính độc lập của các thành viên hội đồng quản trị

- Trách nhiệm công dân doanh nghiệp

- Chính sách bảo vệ môi trường

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm cho các cấp quản lý vĩ mô

- Xây dựng bộ quy tắc đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng

Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của từng ngân hàng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người quản trị, điều hành với cổ đông; giữa ngân hàng, nhân viên ngân hàng với khách hàng, đối tác được thể hiện qua chất lượng dịch vụ, cam kết trách nhiệm, mức độ mẫn cán, trung thực trong hoạt động tác nghiệp. Thực chất của bộ quy tắc đạo đức kinh doanh này là xác định quan hệ đạo đức bên trong và bên ngoài của ngân hàng. Mục tiêu của bộ quy tắc đạo đức kinh doanh này là để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm duy trì chức năng dẫn truyền vốn cho nền kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích của người gửi tiền, duy trì niềm tin và sự ổn định của thị trường tài chính. Việc xây dựng bộ quy tắc này mang tính đặc thù của từng ngân hàng, phản ánh các giá trị cốt lõi nhằm xác lập sự khác biệt, định hướng giá trị thương hiệu của từng ngân hàng. Tuy nhiên, về cơ bản, một số quy tắc đạo đức chung cần đề cập đến như tính trung thực, tính công bằng, tính tin cậy, đúng pháp luật, tính minh bạch…

- Xây dựng chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ/ giấy phép hành nghề ngân hàng

Các ngành dịch vụ tài chính khác như kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, chứng khoán, hải quan… đều có chứng chỉ/ giấy phép hành nghề chuyên môn theo pháp


luật quy định. Một trong các tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ hành nghề là phải có đạo đức nghề nghiệp bên cạnh các yêu cầu về chuyên môn. Khi có sự vi phạm các quy định hành nghề thì người đó phải chịu các chế tài xử lý theo luật định, cao nhất là tước giấy phép hành nghề và không được phép hành nghề vĩnh viễn kèm theo các mức độ xử lý khác theo luật.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngân hàng

Với tính chất là tổ chức đại diện cho các tổ chức tín dụng, Hiệp hội ngân hàng có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động nhất định nhằm mục đích bảo vệ và định hướng cho thành viên hoạt động đúng pháp luật cũng như những quy tắc do hiệp hội ngành nghề đặt ra. Hiệp hội ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc hình thành những quy tắc ứng xử cho các tổ chức tín dụng thành viên, là tiền đề cho việc hình thành những chuẩn mực ứng xử được cộng đồng doanh nghiệp thành viên tán thành và tuân thủ, những chuẩn mực ứng xử này là cơ sở đưa ra những phán quyết khi phát sinh các mâu thuẫn giữa các thành viên. Nói cách khác, thông qua tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động của mình, Hiệp hội ngân hàng sẽ hình thành những chuẩn quy tắc ứng xử giữa các thành viên phù hợp với đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, làm tiền đề cho việc phán xử những hành vi vi phạm của các thành viên.

- Xây dựng nền tảng đạo đức kinh doanh thông qua văn hóa, giá trị cốt lõi của ngân hàng

Hiện tại các NHTM Việt Nam đã xây dựng giá trị cốt lõi cũng như lựa chọn khẩu hiệu kinh doanh, thể hiện quan điểm kinh doanh của ngân hàng mình. Các nội dung này cần được thiết kế để nhấn mạnh hơn nữa tới đạo đức kinh doanh bởi giá trị cốt lõi cũng như khẩu hiệu kinh doanh cho phép các NHTM hành động theo những tiêu chuẩn mà họ đưa ra, là cơ sở cho việc định hướng phát triển ở hiện tại, tương lai.

- Cần phải xây dựng một nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính

Cần phải xây dựng một nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính, trong đó cần phải thiết lập một khuôn khổ pháp lý về giám sát và tuân thủ nhằm cho phép các cấp quản lý thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm đối với các

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí