Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Ngân Hàng - Bài Học Cho Việt Nam


vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; cho vay không có tài sản đảm bảo. Để có được điều kiện được cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, chứng minh được khả năng trả nợ của mình. Để có được điều kiện cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án cộng với tài sản đảm bảo tối thiểu ở một tỉ lệ nhất định so với tổng mức đầu tư của dự án.

Tuy nhiên, các NHTM cũng phải có lựa chọn dựa vào tình chất của loại tài sản bảo đảm trong quyết định và giám sát tín dụng. Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của tài sản bảo đảm tới rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng, J.P.Niinimaki (2007) đã chỉ ra rằng nếu giá trị của tài sản bảo đảm là chắc chắn, thì việc sử dụng tài sản bảo đảm sẽ làm giảm thiểu mức độ biến động lợi nhuận của ngân hàng do tác động của rủi ro đạo đức gây ra, làm cho ngân hàng trở nên an toàn hơn. Nhưng nếu giá trị của tài sản bảo đảm có sự biến động mạnh, đơn cử trường hợp khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ dưới sự biến động mạnh về giá nhà đất, thì việc sử dụng tài sản bảo đảm có thể sẽ gây ra vấn đề rủi ro đạo đức. Và tác động ngược chiều này của tài sản bảo đảm thậm chí làm cho tình hình xấu đi nếu giá trị của tài sản bảo đảm có liên hệ mật thiết với khả năng sinh lời của dự án hoặc giá trị của tài sản bảo đảm được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay chứ không phải từ nguồn vốn tự có của khách hàng vay vốn.

Trở lại thực tế các cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn và khủng hoảng tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, tài sản bảo đảm đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng. Hoạt động cho vay dưới chuẩn đã chứng minh cho nghiên cứu của J.P.Niinimaki. Nghiên cứu của tác giả này nhằm trả lời cho việc liệu các ngân hàng cho vay dưới chuẩn có đang đánh bạc với giá trị của tài sản bảo đảm, cụ thể ở đây là giá trị bất động sản? Khách hàng vay vốn của các ngân hàng này thường là khách hàng có mức độ rủi ro cao nhưng những khoản tín dụng của họ lại được bảo đảm bởi giá trị nhà đất. Vậy, thậm chí khi khách hàng không thể trả được nợ từ thu nhập chính của mình, các ngân hàng có thể sẽ không bị lỗ nếu giá trị nhà tăng trong giai đoạn cho vay. Do đó, các ngân hàng này sẽ đạt được mức lợi nhuận lớn nếu tài sản bảo đảm tăng giá. Nhưng nếu tài


sản bảo đảm giảm giá trị, các ngân hàng này sẽ chịu những khoản lỗ lớn vì phần lớn các khách hàng vay vốn không thể trả được nợ và giá trị của tài sản bảo đảm không đủ lớn để trả cho các khoản nợ. Đây chính là ván cờ của các ngân hàng cho vay dưới chuẩn. Thực tế, giá trị của tài sản bảo đảm đã biến động mạnh, chúng có mối liên hệ mật thiết với khả năng sinh lời của các khoản đầu tư của khách hàng vay vốn, đồng thời đa phần các tài sản bảo đảm này được hình thành từ vốn vay ngân hàng. Hơn nữa, người đi vay không đủ tiêu chuẩn hầu hết là khách hàng có mức độ rủi ro lớn sẵn sàng chi trả mức lãi suất cao cho các khoản tín dụng. Như vậy, rủi ro đạo đức xuất hiện ở đây. Nhiều ngân hàng cho vay nợ dưới chuẩn đã dựa chủ yếu vào việc tăng giá nhà đất để cấp tín dụng mà không xem xét đánh giá các tiêu chuẩn khác của khách hàng vay vốn.

Quy định về việc thẩm định, xét duyệt cho vay, giám sát thu hồi vốn vay

Cùng với việc áp dụng các điều kiện cấp tín dụng và bảo đảm tín dụng trong việc giảm thiểu rủi ro đạo đức phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, một biện pháp mất thời gian và chi phí nhưng lại rất cần thiết và hiệu quả mà các NHTM áp dụng là sử dụng cơ chế giám sát. Trong cơ chế này, bên cho vay là NHTM thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng luôn có điều khoản yêu cầu khách hàng vay cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, những thay đổi tác động nhiều đến bên đi vay… Ngoài ra, bên cho vay còn sử dụng hệ thống giám sát khách như hệ thống thông tin tín dụng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý… Trong hệ thống giám sát, đối với các tổ chức tín dụng, quan trọng nhất là hệ thống thông tin tín dụng và hệ thống này thường do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng thiết lập và tổ chức hoạt động. Hệ thống thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến hoạt động của tất cả các đối tượng được cấp tín dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này hoặc cung cấp (bán) cho các đối tượng khác có nhu cầu. Ngoài ra, tại các thị trường tài chính phát triển, còn có một hệ thống giám sát khác rất có hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp loại độc lập như S&P,


Moody… vì kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập mà có ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Để đảm bảo một cơ chế giám sát có hiệu quả và phân rõ trách nhiệm của các bộ phận tham gia, việc thẩm định, xét duyệt cho cấp tín dụng và giám sát thu hồi khoản tín dụng được cấp phải tuân thủ các quy định như sau:

- Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.

Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

- Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả khoản tín dụng được cấp của khách hàng để quyết định cấp tín dụng.

- Việc cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện cấp tín dụng, mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp, phương thức cấp tín dụng, lượng tín dụng được cấp, lãi suất, thời hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và khả năng thu hồi khoản tín dụng đã cấp.

Với các quy định pháp lý nêu trên, tổ chức tín dụng được tự chủ và phải chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình, đồng thời đảm bảo điều kiện nhằm có thể tìm đúng khách hàng, đúng dự án cấp tín dụng và giám sát để khách hàng thực hiện những hành vi đúng sau khi được cấp tín dụng, đảm bảo hoàn trả cho tổ chức tín dụng khoản vốn đã được cấp phép.

Chính sách khuyến khích

Các NHTM không chỉ sử dụng các biện pháp hạn chế còn có thể sử dụng biện pháp khuyến khích nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức. Đây là một cơ chế rất hữu hiệu trên cơ sở chính sách “cây gậy và củ cà rốt”. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, tài sản bảo đảm… cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả sòng phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị


hạn chế hạn mức tín dụng, thậm chí chấm dứt quan hệ tín dụng, phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về bảo đảm tiền vay.

1.2.5. Công cụ quản lý rủi ro đạo đức

Chức năng cơ bản của NHNN là tạo lập, thực hiện chính sách tiền tệ và tín dụng nhằm mục tiêu thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, ngăn chặn lạm phát cao và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh tế khác của quốc gia. Để thực hiện được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ của NHNN là phải quản lý tốt hoạt động của các NHTM. Hoạt động kinh doanh của NHTM lại rất đa dạng, phong phú luôn luôn biến động và phát triển, trong mỗi loại hình dịch vụ ngân hàng đều chứa đựng rủi ro tiềm ẩn. Do vậy, ngoài việc đảm bảo cho hoạt động NHTM phát triển ổn định, an toàn có hiệu quả thì việc giúp cho NHTM kiểm soát được các loại rủi ro, trong đó quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động của NHTM cũng là mục tiêu được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Để theo đuổi các mục tiêu quan trọng đó, NHNN phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau:

- Khuôn khổ pháp lý, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước, Chính phủ; các quyết định, quy định, hướng dẫn thực hiện của NHNN đối với mọi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.

Các quyết định về chính sách và hoạt động của NHNN có tác động rất lớn tới hoạt động của NHTM. Việc thực thi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới giá trị tài sản, giá trị các khoản vốn vay và giá trị ròng của ngân hàng, đồng thời nó cũng góp phần hình thành cơ cấu và quy mô thu nhập, chi phí của ngân hàng. Thông qua hệ thống chính sách, pháp luật đối với hoạt động ngân hàng nhằm thiết lập khung pháp lý hướng hoạt động của các NHTM thực hiện theo thông lệ quốc tế, pháp luật của nhà nước cũng như giúp cho các cá nhân, lãnh đạo, nhân viên NHTM thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Cụ thể: Để kiểm soát rủi ro và quản lý rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý liên quan đã ban hành các chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng như: Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN và các quyết định sửa đổi 1627, hệ thống Luật liên quan: Luật đất đai và nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật


các tổ chức tín dụng… Để kiểm soát, quản lý hoạt động huy động vốn có các quy định như: Quy định của NHNN về lãi suất huy động tối đa bằng VND, USD từng thời kỳ; Quy chế gửi tiết kiệm…Để quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối có các văn bản: Pháp lệnh ngoại hối, văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngoại hối, quy định về việc mua bán ngoại tệ mặt với khách hàng cá nhân, các quyết định về tỷ giá ngoại tệ…

- Thông qua các chính sách, quy định, quy chế, quy trình, văn bản hướng dẫn thực hiện của các NHTM về các hoạt động kinh doanh ngân hàng phù hợp với các quy định của NHNN và pháp luật.

Các NHTM căn cứ vào tình hình thực tế của ngân hàng mình, quy mô, chiến lược, cơ cấu, chất lượng nhân sự…sẽ ban hành chi tiết, cụ thể hơn các chính sách, quy định, văn bản hướng dẫn các hoạt động kinh doanh ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Ví dụ, đối với hoạt động cho vay, mỗi ngân hàng phải có một chính sách cho vay cụ thể mô tả toàn bộ các loại hình cho vay mà ngân hàng cho là cần thiết để duy trì sự phát triển lành mạnh cũng như để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Chính sách cho vay phải xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền ra quyết định của các cá nhân, phòng ban liên quan đến quá trình thẩm định, xét duyệt khoản vay, thu hồi nợ và thậm chí là xử lý nợ; định hướng đối với việc định giá tài sản thế chấp; các thủ tục, trình tự cho vay và xác định rõ loại hình ngân hàng hạn chế cho vay; quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát sau cho vay…Đối với các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ huy động vốn, mua bán ngoại tệ…đều phải có người thực hiện và người kiểm soát thậm chí là kiểm soát sau.

- Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHTM: Trên cơ sở quy mô, quy trình, số lượng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các báo cáo kiểm tra, kiểm toán định kỳ/đột xuất của NHTM mà NHNN đưa ra các nhận xét, đánh giá, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng trong công tác kiểm tra, kiểm soát của NHTM. Một hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu


quả tài sản và các nguồn lực, đồng thời kiểm soát được mọi hành vi, quyết định của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng trong quá trình thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro đạo đức có thể xảy ra.

- Các báo cáo kiểm toán độc lập của các Công ty kiểm toán có đủ điều kiện kiểm toán NHTM theo quy định của pháp luật.

Báo cáo kiểm toán độc lập giúp các cơ quan quản lý vĩ mô đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật về chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đánh giá được tình hình tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của NHNN trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống này trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và các mục tiêu khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Công cụ quan trọng nhất là thông qua cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHTW từ việc kết hợp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trên cơ sở Báo cáo giám sát từ xa và Kết luận thanh tra tại chỗ, NHNN đánh giá được các rủi ro chủ yếu có khả năng xảy ra đối với từng NHTM, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; đánh giá được việc tuân thủ của cán bộ ngân hàng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình từ đó đưa ra được quyết định quản lý phù hợp với từng NHTM.

- Trung tâm thông tin tín dụng của NHTW: Đối với hoạt động cho vay, đây là một kênh thông tin đáng tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như đảm bảo trong hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng; đồng thời hỗ trợ các tổ chức tín dụng hạn chế việc cho vay đối với các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn như đang có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là công cụ của NHNN nhằm quản lý rủi ro đạo đức phát sinh từ phía khách hàng vay vốn khi khách hàng không thực hiện đúng nguyên tắc vay vốn và các cam kết tại Hợp đồng tín dụng.


1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG - BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm những năm 1980

Cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm (S&L) trong những năm 1980 và 1990 ở Mỹ là một trong những thảm họa tài chính tồi tệ nhất của thế kỉ 20, với sự thất bại của 747 trong số 3234 tổ chức tiết kiệm và cho vay. Mức tổng thiệt hại dự kiến để bù đắp cho cuộc khủng hoảng này khoảng 500 tỷ đôla, bao gồm thiệt hại của người dân khoảng 150 tỉ đô la và những khoản chi phí bán trái phiếu mà chính phủ Mỹ phải bỏ ra trong vòng 30 năm để cứu giúp cho ngành tài chính Mỹ [83]. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới câu chuyện đổ vỡ của hệ thống S&L những năm 1980, nhưng nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất và cho là cốt lõi của cuộc khủng hoảng này chính là vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức S&L. Mức độ rủi ro đạo đức biểu hiện rõ nhất dưới dạng đầu tư kinh doanh mạo hiểm và xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, xuất phát điểm từ những sự cải cách pháp lý trong hoạt động tài chính vào những thập kỉ 1960, 1970 và đầu thập kỉ 1980, nhiều tổ chức S&L đã chịu sự sụt giảm lợi nhuận. Các tổ chức này phải đương đầu với việc khó thu hút nguồn vốn khi bị hạn chế về mức lãi suất trần huy động không được vượt quá 5%. Khi lợi nhuận giảm sút trong hoạt động kinh doanh truyền thống, vào giữa những năm 1980, các tổ chức tài chính S&L buộc phải tìm kiếm các hoạt động kinh doanh mới và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm duy trì lợi nhuận ổn định với việc đầu tư một số lượng tài sản lớn vào bất động sản và hỗ trợ các doanh nghiệp mua lại hoặc thôn tính các doanh nghiệp khác với đặc tính là tỉ lệ nợ cao.

Thứ hai, nới lỏng các điều kiện kinh doanh vào những năm 1980 đã tạo cơ hội cho các tổ chức S&L đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao. Việc cung cấp bảo hiểm tiền gửi liên bang lên tới mức 100.000 đô la trên một khoản tiền gửi, công việc dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi, yêu cầu duy trì vốn tự có thấp trên tổng tài sản đầu tư và gia tăng quyền lực đã tạo cơ hội cho ban điều hành của các tổ chức S&L thấy rằng với các dòng tiền gửi đã được bảo hiểm chắc chắn, họ sẽ đầu tư vào bất kì một


khoản đầu tư sinh lợi nào mà họ cho rằng phù hợp. Nếu các hoạt động đầu tư thực sự mang lại lợi nhuận, số tiền thu về sẽ được chia thưởng và chia cổ tức một cách thoải mái. Nhưng nếu việc đầu tư thất bại, các khoản lỗ sẽ chắc chắn được FSLIC (Tập đoàn bảo hiểm tiết kiệm và cho vay liên bang) trả thay (và thậm chí nếu FSLIC cũng bị phá sản, thì khi đó chính phủ Mỹ sẽ phải sử dụng tiền từ những khoản thuế thu được từ người nộp thuế để trả thay). Từ đó, các tổ chức S&L với mục tiêu tăng trưởng nhanh và đầu tư vào các dự án rủi ro lúc đó có thể thu hút được đủ nguồn vốn cần thiết bằng việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi mệnh giá lớn có bảo hiểm với mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất do các đối thủ cạnh tranh đưa ra. Khi điều kiện kinh doanh nới lỏng và dễ dàng, nhiều chủ đầu tư đã gia nhập vào ngành kinh doanh này vì họ có những cơ hội đầu tư sinh lợi một cách gian lận và rất hấp dẫn. Và ở các bang như Califonia, một tổ chức S&L có thể làm bất kì điều gì họ muốn, ví dụ như một tổ chức này có thể có được một lượng tài sản 100 đôla chỉ cần với 3 đôla vốn tự có. Đây chính là cơ hội cho việc đầu tư mạo hiểm của các tổ chức này [84]

Thứ ba, hoạt động bảo hiểm tiền gửi không phát huy đúng vai trò trong việc kiểm soát mức độ rủi ro của các tổ chức S&L. Không cần quan tâm tới mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức S&L, bảo hiểm tiền gửi bảo đảm rằng người gửi tiền sẽ không bị mất tiền trong mọi trường hợp. Do đó, mức phí bảo hiểm đã không phản ánh đúng mức độ rủi ro trong các khoản đầu tư của từng tổ chức S&L [81]. Tận dụng các cơ hội trên, các tổ chức S&L với chức năng ban đầu giới hạn chủ yếu trong các hoạt động cho vay mua nhà, thì thời điểm đó đã được phép đầu tư tới 40% tổng tài sản vào các khoản cho vay bất động sản thương mại, tới 30% vào cho vay tiêu dùng và tới 10% vào cho vay thương mại và cho thuê. Các ban điều hành của S&L đã không ngần ngại đầu tư tới 10% tổng tài sản vào trái phiếu rủi ro cao hoặc đầu tư trực tiếp như mua cổ phiếu phổ thông, bất động sản hoặc đầu tư vào doanh nghiệp dịch vụ. Bên cạnh đó, vì có quá nhiều tổ chức S&L bị mất khả năng thanh toán hoặc đóng cửa vào đầu những năm 1980, hiện tượng rủi ro đạo đức đã trở thành một vấn đề nóng bỏng và ngày càng gia tăng tại các tổ chức này. Khi không có gì để mất nữa, ban điều hành của các tổ chức S&L ngày càng có động lực đầu tư vào các hoạt động rủi ro hơn bao giờ hết, giống như những người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022