Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Của Các Ngân Hàng Thương Mại


Tháng 12 năm 2011, NHNN lại ban hành Thông tư số 10/2011/TT- NHNN (hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2012) quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Nhằm đảm bảo sàng lọc được các tổ chức tham gia thành lập ngân hàng thực sự có tiềm lực tài chính đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới của hệ thống ngân hàng thì theo Thông tư, cổ đông sáng lập NHTM là tổ chức phải có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập ngân hàng mới, tăng gấp đôi với quy định trước đây là 50.000 tỷ đồng. Về điều kiện đối với cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, thông tư bổ sung điều kiện “Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của một TCTD Việt Nam” để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống TCTD, xung đột lợi ích tiềm tàng và bảo đảm nguồn lực tài chính của mọi cổ đông, thành viên sáng lập tập trung vào một NHTM. Ngoài ra, Thông tư thay thế điều kiện về tỷ lệ nợ xấu bằng quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ nhằm phản ánh được khả năng quản trị rủi ro và sự chuẩn bị của NHTM khi tổn thất phát sinh.

Để được hoạt động kinh doanh, ngân hàng xin cấp phép thành lập phải nhận được sự cấp phép từ cơ quan thanh tra, giám sát trên cơ sở hồ sơ xin cấp phép đảm bảo các điều kiện theo quy định về năng lực tài chính, vốn tối thiểu theo quy định, đủ vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, sự đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội...

+ Về quy định mức vốn tối thiểu: trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, với mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, NHNN cũng ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, quy định tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) từ 8% lên 9%.

Trên thực tế, hầu hết các NHTM đều đáp ứng được tỷ lệ CAR tối thiểu 9% tại thời điểm cuối 2017. Một số ít các ngân hàng, chưa đáp ứng được bao


gồm Ngân hàng TMCP Hàng Hải (8,1%) và Ngân hàng TMCP Nam Việt (8,9%), trong đó một số ngân hàng đã tiến hành tăng vốn trong thời gian vừa qua để đáp ứng mức CAR theo yêu cầu.

+ Về các biện pháp kiểm soát khác: kiểm soát trần lãi suất, giới hạn lĩnh vực cho vay đầu tư, hạn chế tốc độ tăng trưởng, công bố thông tin minh bạch... Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra NHNN đã phát hiện và yêu cầu các TCTD khắc phục kịp thời tồn tại, sai phạm trên một số lĩnh vực: Quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ; hoạt động tín dụng, bảo lãnh...; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, khả năng thanh khoản. Kịp thời có các biện pháp, giải pháp xử lý chấn chỉnh toàn hệ thống, đặc biệt là những đơn vị có nợ xấu cao, khả năng thanh khoản thấp. Chấn chỉnh việc xử lý, khắc phục các tồn tại, thiếu sót việc thực hiện kết luận thanh tra; xử lý kỷ luật, yêu cầu bồi hoàn vật chất các tổ chức, cá nhân vi phạm. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều cơ chế, chính sách chưa phù hợp với thực tế; đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế, tạo thuận lợi cho các TCTD hoạt động.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có các công văn số 1819/NHNN- TTGSNH và 1820/NHNN-TTGSNH xử lý vi phạm lãi suất huy động vốn của các NHTM cổ phần (TMCP) Kiên Long và Ngân hàng TMCP Phương Tây.

+ Về vấn đề hạn chế tình trạng sở hữu chéo: Trước đây, dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng có cấm các ngân hàng sở hữu cổ phần của nhau. Tuy nhiên, khi luật này chính thức ban hành thì lại không cấm. Điều 55 của Luật cho phép tổ chức được sở hữu tối đa là 15%. Điều 129 của luật quy định một ngân hàng và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng đó không được góp vốn vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp. Về việc xử phạt với ngân hàng vi phạm, đã có một số văn bản khẳng định sẽ hạn chế và xử lý sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn và người có liên quan về giới hạn sở hữu đối với ngân hàng... Thế nhưng vẫn cho phép đến năm 2015 mới phải xử lý dứt điểm. Đối với việc xử lý các ngân hàng yếu kém và các trường hợp được chỉ định góp vốn vượt giới hạn còn được kéo đến năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


2.2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức của các Ngân hàng thương mại

Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

a. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức qua chuyên môn nghiệp vụ

Thực tế, các NHTM Việt Nam luôn chú trọng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng, chú trọng công tác quản trị rủi ro, đặc biệt rủi ro đạo đức, khi chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà quản trị ngân hàng vững vàng, rủi ro đạo đức của các đối tượng khác có liên quan sẽ bị phát hiện kịp thời. Trên thực tế, trong những năm qua, yếu kém về nghiệp vụ rất ít khi để xảy ra thất thoát tài sản. Xảy ra 4 trên tổng số 50 vụ, chiếm 8% nhưng gây thiệt hại hơn 1 tỷ, chiếm 9% tổng số tiền thiệt hại.

Có thể kể đến vụ Ngô Công Bình cố ý làm trái tại Vietinbank Trà Vinh, gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng.

Một trong những điển hình nữa là vụ Vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp III (Centrimex) - Chi nhánh Hà Nội là một đơn cử hiếm hoi đó. Chi nhánh Agribank Thăng Long trong thanh toán quốc tế đã bắt lỗi sai bộ chứng từ theo thông lệ quốc tế. Nhưng khi hàng về đến cảng lại từ chối nhận hàng, dựa trên báo lỗi để từ chối thanh toán cho người bán hàng. Mặc dù có sự chỉ đạo của Agribank hội sở chính và cả công văn của văn phòng Chính phủ nhưng Agribank Thăng Long vẫn không chấp hành. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh, Agribank Thăng Long đáng lẽ không mất 1,4 triệu đô la vì sự non kém về nghiệp vụ mà còn không chấp hành sự chỉ đạo của cấp cao hơn.

b. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức qua công cụ lãi suất

Việc cho vay lãi suất cao là không có cơ sở trong một nền kinh tế. Người sử dụng vốn dễ bị thua lỗ do chi phí sử dụng vốn từ đó không có khả năng để trả cho người gửi. Mặt khác, lãi suất cao là miếng mồi béo bở cho những kẻ huy động vốn và thực hiện lừa đảo. Điển hình như vụ cán bộ Lê Nam Long của ngân hàng SHB Đà Nẵng đã lừa đảo nhiều cá nhân lên đến 17 tỷ đồng.

Việc quy định lãi suất tái cấp vốn thấp chính là nguyên nhân để cho các ngân hàng nhận và gửi tiết kiệm với lãi suất cao vụ án Nguyễn Đức Kiên là điển hình về loại kinh doanh trái phép này. Nguyễn Đức Kiên đã làm cho Ngân hàng TMCP ACB thất thoát 719 tỷ đồng. Tương tự như vậy lãi suất điều vốn của SHB


Đà Nẵng thấp hơn tiền gửi của khách hàng đã để cho Lê Nữ Dạ Thảo nhân viên ngân hàng SHB Đà Nẵng kinh doanh trái phép 9,3 tỷ đồng. Mặc dù thủ đoạn tinh vi nhưng nguyên nhân chính là do chênh lệch về lãi suất không hợp lý.

c. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức thông qua kiểm soát các thủ đoạn

Trước hết, trong những vụ án này cần rút ra là thủ đoạn lập nhiều công ty để lừa đảo: Điển hình như vụ nữ doanh nhân Lê Thị Hồng Vân lừa bảy NHTM trên địa bàn Hà Nội chiếm đoạt gần 200 tỷ đồng. Bài học ở đây là cần phải kiểm soát hồ sơ thành lập công ty. Đối chiếu với lại những người thành lập và địa chỉ trụ sở với cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp hay cơ quan thuế để phát hiện ra những trường hợp cá nhân hay người nhà lập nhiều công ty. Việc kiểm soát hồ sơ mua bán như là các hóa đơn bán hàng, các hợp đồng mua hàng hóa theo từng lô hàng cũng có thể hạn chế được việc quay vòng hóa đơn hay làm giả hồ sơ. Đặc biệt là cán bộ ngân hàng trực tiếp đối chiếu giữa chứng từ, hợp đồng với hàng hóa thực nhập cũng có thể phát hiện ra việc giả mạo hồ sơ. Các NHTM thường xuyên kiểm tra tài sản bảo đảm tương ứng với số nợ vay cũng là cách để các NHTM giảm thiểu rủi ro.

Một mình Nguyễn Thành Hưng không thể lấy 13 công ty giả, khác nhau, lập hồ sơ vay vốn, thế chấp tài sản không có thật để chiếm đoạt 382 tỷ. Sở dĩ Nguyễn Thành Hưng có thể làm được là do có sự tiếp tay của cán bộ tại ngân hàng Vietinbank. Hầu hết các vụ án trong hoạt động NHTM đều do lỗi cố ý của cán bộ ngân hàng.

Trong bài học này cũng cần kể đến là bài học đại án gây thất thoát 966 tỷ tại Agribank. Tháng 5/2016, tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đưa ra xử sơ thẩm 11 bị cáo gồm Dương Thanh Cường và đồng phạm. Đây là một trong vụ đại án gây thất thoát 966 tỉ đồng tại Agribank chi nhánh 6.

Nhóm cán bộ, lãnh đạo Agribank chi nhánh 6 gồm: Hồ Đăng Trung - nguyên giám đốc Agribank chi nhánh 6; Hồ Văn Long - nguyên trưởng phòng tín dụng và ba nhân viên Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang và Nguyễn Hoàng Quốc Thụy.

Dương Thanh Cường chỉ đạo cho cấp dưới là Thái Cường lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6. Dù biết dự án chưa được phê duyệt, tài


sản thế chấp lô đất số 10 Âu Cơ là giấy chứng nhận tạm thời. Các điều kiện cho vay không đảm bảo nhưng lãnh đạo và nhân viên Agribank chi nhánh 6 vẫn cho vay. Không những thế, để lách quyền phán quyết cho vay Cường và Trung đã hợp thức hóa khoản vay của Cường, Trung đã sử dụng mức phân quyền cho vay của dự án khác.

Sau đó, Cường tiếp tục chỉ đạo cho cấp dưới lập hồ sơ vay của Agribank 628 tỷ đồng dù tài sản thế chấp chưa sang tên công ty. Điều ngạc nhiên là biết sai, khả năng đảm bảo tiền vay không có nhưng lãnh đạo và cán bộ tín dụng của Agribank vẫn phê duyệt cho vay. Số tiền vay được, Cường dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đến tháng 9/2012, Agribank bị thiệt hại hơn 966 tỷ đồng.

d. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức qua việc nâng cao năng lực thẩm định khả năng quản lý vốn vay

Trong quá trình cho vay các ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc quyền phê duyệt, quyền phán quyết cho vay theo quy định. Việc một khách hàng có nhu cầu vay lớn hơn quyền phán quyết có thể được thông qua phê duyệt của ngân hàng cấp trên. Các ngân hàng có thể là thực hiện kiểm soát ngay trên hệ thống Core Banking có thể biết được chi nhánh nào cho vay vượt quyền phán quyết với bất kỳ khách hàng nào. Mặc dù được ủy quyền cho vay nhưng hội sở chính của các NHTM cần thực hiện chức năng thường xuyên kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Điển hình là vụ án cho vay thẩm định sai, không kiểm soát cho vay tại chi nhánh Agribank Bình Chánh TP HCM làm thất thoát 231 tỷ đồng. Chỉ cần thông qua hệ thống Core Banking cũng có thể đánh giá giá trị tài sản bảo đảm với độ chính xác tương đối cao theo định mức, đơn giá của giá trị nhà đất hay máy móc thiết bị.

Hơn thế nữa các ngân hàng cũng phải thường xuyên thực hiện kiểm tra đối chiếu hàng hóa tại kho hàng, sản phẩm sản xuất ra hay tài sản bảo đảm nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp kê khai tài sản bảo đảm không đúng hay cố ý nâng giá trị bảo đảm.

Trong vụ án của đại gia thủy sản lừa 5 ngân hàng có 1 bài học về phương pháp thẩm định cho cán bộ ngân hàng đó là cảnh giác với các công ty gia đình.


Gia đình của đại gia thủy sản này đã giao cho người con làm cấp phó giám đốc đứng ra giao dịch ngân hàng. Bộ máy điều hành hầu hết là những người thân trong gia đình. Chính những người thân trong gia đình dễ dẫn đến việc thông đồng với nhau và tìm cách để lừa đảo hay đối phó với ngân hàng. Những hành vi này sẽ là rất khó nếu họ không có những mối quan hệ thân thiết.

Tương tự như vậy chi nhánh Agribank Bách Khoa không bị thiệt hại hơn 200 tỷ đồng nếu chi nhánh phát hiện ra Nguyễn Văn Hải lập 7 công ty để thực hiện chiếm đoạt tiền. Ở đây công tác kiểm soát sẽ phát hiện ra được nếu tất cả các nghiệp vụ đều được hội sở chính phát hiện ra như việc xếp hạng doanh nghiệp không chính xác, cho vay không có tài sản bảo đảm, ký bảo lãnh vượt quyền. Ngay cả việc mua nhà xưởng hình thành vốn vay không có thật cũng có thể bị phát hiện khi việc khai báo tài sản trong hệ thống được kiểm soát chặt chẽ.

e. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức qua kiểm soát về chữ ký, con dấu

Điển hình là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ đồng. Bài học chúng tôi nhắc đến là hội sở chính không nên ủy quyền đến các phòng giao dịch được trực tiếp ký hợp đồng vay tiền. Các phòng giao dịch chỉ nên tập trung huy động tiền gửi của khách hàng và tiền tiết kiệm của các cá nhân vì được ủy quyền huy động vốn nên Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả con dấu và phát sinh những khoản tiền gửi lòng vòng của Ngân hàng Á Châu. Mặt khác, nếu quá nhiều các chi nhánh và phòng giao dịch ký hợp đồng nhận tiền từ bên ngoài thì người cho vay không có cách gì để kiểm tra sự chính xác về thẩm quyền, tài liệu và con dấu.

Bài học cho các cán bộ kế toán sẽ dễ dàng phát hiện ra những chữ ký của khách hàng đăng ký và chữ ký của khách hàng vào ngày giao dịch. Nếu cán bộ kế toán không tin tưởng và kiểm soát chặt chẽ thì Hồ Thanh Tân cán bộ ngân hàng Agribank Kontum không thể giả chữ ký của 39 khách hàng để chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng.

Nếu cán bộ kế toán có năng lực thì sẽ đối chiếu được hồ sơ góp vốn giả vào Ree của Nguyễn Thị Phương Hoa vào Agribank chi nhánh Tân Bình HCM sẽ không bị thất thoát 120 tỷ đồng.


Bài học về chữ ký cũng được rút ra từ vụ Nguyễn Thị Hoa và bốn cán bộ ngân hàng Agribank Cẩm Phả Quảng Ninh đã lập chứng từ giả để rút tiết kiệm để tham ô 114 tỷ đồng. Nếu cán bộ kế toán và thủ quỹ của chi nhánh này kiểm soát chặt chẽ chữ ký thì Nguyễn Thị Hoa không thể rút được.

Việc kiểm soát chữ ký cũng là bài học tại Agribank Buôn Ma Thuật tại Đắc Lắc. Cán bộ ngân hàng đã lấy được giấy tờ tài sản thế chấp của khách hàng ở ngân hàng Agribank Buôn Ma Thuật tỉnh Đắc Lắc để đi vay tiền. Cán bộ ngân hàng nếu kiểm soát chính xác về người và chữ ký sẽ không thể để người không đứng tên có thể vay được tiền. Tương tự như vậy vụ hai nhân viên Agribank huyện Thường Tín Hà Nội lập chứng từ khống để tất toán sổ tiết kiệm trị giá hơn 6 tỷ đồng cũng không thể thực hiện được nếu thủ quỹ và kế toán kiểm soát chặt chẽ chữ ký.

f. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức qua quản lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay vốn

Vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng của Hồ Đăng Chung Agribank chi nhánh 6 HCM cho thấy bài học về các cơ quan Nhà nước không nên cấp giấy chứng nhận tạm thời. Chính vì việc cấp này gây nên sự nhầm lẫn đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Cơ quan nhà nước cần phải có quyết định dứt khoát về giấy chứng nhận tài sản.

Bài học về nâng giá trị tài sản cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê Tài chính ALC II thuộc ngân hàng Agribank. Tổng giám đốc Vũ Quốc Hảo biết khách hàng nâng giá trị tài sản cho thuê tài chính nhưng vẫn cho vay, để khách hàng chiếm đoạt 120 tỷ đồng.

Quản lý người vay

Đại gia thủy sản Cần Thơ bỏ trốn ra nước ngoài để lại nợ cho 8 ngân hàng 1.600 tỷ. Lâm Ngọc Khuân mặc dù nợ số tiền rất lớn nhưng lại dễ dàng được xuất cảnh sang Mỹ, đây là một sơ hở trong việc quản lý những người nợ nhiều có khả năng bỏ trốn. Không chỉ Lâm Ngọc Khuân bỏ trốn mà ngay cả vợ Khuân cũng được xuất cảnh sau đó. Và thật là khó hiểu khi con của Lâm Ngọc Khuân


lên điều hành cũng lại tiếp tục bỏ trốn, đây là bài học cho cơ quan quản lý về xuất nhập cảnh.

g. Thực trạng quản lý rủi ro đạo đức qua quản lý sổ tiết kiệm, kiểm quỹ cuối ngày

Với việc chế sổ tiết kiệm bộ Đỗ Anh Tú, cán bộ ngân hàng Seabank làm được sổ tiết kiệm giả hơn 7 tỷ đồng sẽ không thực hiện được nếu các sổ hỏng có dấu chữ ký được thu hồi nhập kho giống như sổ trắng.

Rất nhiều cán bộ ngân hàng rút được tiền từ kho ngân hàng vì ban quản lý kho quỹ tin tưởng mà không trực tiếp kiểm điếm tồn quỹ cuối ngày. Nguyễn Hữu Khánh tại Agribank Nam Trà My Quảng Nam đã rút tiền quỹ 26 tỷ để cá độ bóng đá. Nếu mỗi khi tiếp quỹ, lãnh đạo chi nhánh trực tiếp kiểm tra xem yêu cầu tiếp quỹ có đúng không thì chắc chắn Nguyễn Hữu Khánh khó có thể dùng tiếp quỹ rút tiền ra để chi tiêu cá nhân.

Đối phó với rủi ro đạo đức, mỗi ngân hàng đều xây dựng các giải pháp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn nhằm giải quyết tận gốc.

Về mặt ngắn hạn, khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh, các NHTM đều thực hiện việc phân tích nguyên nhân, xác định đối tượng có sai phạm và có biện pháp xử lý phù hợp. Chẳng hạn như trường hợp của Techcombank, ngay khi phát hiện ra dấu hiệu sai phạm trong cho vay hỗ trợ lãi suất vào năm 2009, Techcombank đã ngưng giải ngân và yêu cầu các công ty sai phạm bổ sung các tài sản gồm một số ôtô cùng với 15 bất động sản là nhà và đất... để thu hồi nợ và giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại. Sau đó, lãnh đạo của ngân hàng, Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, điểm mấu chốt của rủi ro đạo đức là yếu tố con người. Vì vậy, trước hết ngân hàng này chú trọng xây dựng môi trường làm việc, trong đó, các cán bộ lãnh đạo thường xuyên đào tạo, hướng dẫn để nâng cao năng lực và kiến thức cho cán bộ cấp dưới, giúp phát hiện những rủi ro có thể xảy ra.

Nhưng đồng thời, ngân hàng này cũng xây dựng một mô hình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Cụ thể, bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt) theo nguyên tắc “4

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí