Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện


vận động, tạo sức lan tỏa đến các hội viên, cộng tác viên, người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Đối với người dân: cần phối hợp UBND xã, thị trấn, các thôn bon tổ chức các buổi tuyền truyền hoặc lồng ghép qua các buổi hội nghị.

g) Tổ chức duy trì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

- Đối với đối tượng đã tham gia:

BHXH huyện hàng tháng trích xuất dữ liệu các đối tượng đã tham gia gửi về Đại Lý, trực tiếp liên hệ để đối tượng tham gia tiếp theo theo phương thức đã lựa chọn.

Thông qua hệ thống nhắn tin tự động của ngành để gửi tin nhắn đến đối tượng khi sắp đến kỳ hạn đóng tiền; gửi tin nhắn trong vòng 1 ngày kể từ ngày đối tượng đóng tiền BHXH tự nguyện; định kỳ hàng tháng gửi tin nhắn về tình trạng tham gia BHXH tự nguyện của đối tượng; chúc mừng ngày lễ, tết và chúc mừng sinh nhật.

Tiếp nhận và xử lý, giải đáp những khiếu nại, thắc mắc của đối tượng thông qua số điện thoại đường dây nóng /cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH.

- Đối với đối tượng chưa tham gia và đã qua công tác tuyên truyền: Thông qua tin nhắn, mạng xã hội, gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật;

thông tin về chính sách BHXH tự nguyện như mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện, thủ tục hồ sơ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ…. để gửi đến đối tượng để tạo sự thân thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Mời đối tượng tham dự các chương trình livestream trực tiếp qua mạng xã hội.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BHXH tự nguyện

Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 5

1.3.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương phản ánh khả năng tiêu dùng và đầu tư, vì vậy nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của


người dân dần được cải thiện; việc sản xuất, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, người dân cũng sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện cho bản thân và cho gia đình. Xã hội phát triển, kinh tế tăng cao và bền vững chứng tỏ nhiều người dân có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, sản xuất và là điều kiện đầu tiên để người dân có cơ hội tham gia BHXH. Hơn nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người dân cũng được nâng cao, ngoài những việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản BHXH khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, tử tuất khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập của bản thân, Tuy nhiên điều kiện kinh tế phát triển, người dân ít quan tâm lĩnh vực BHXH tự nguyện để mục đích hưởng quyền lợi khi về già mà chủ yếu nhìn nhận hiện tại, chưa thực sự mặn mà với chính sách BHXH tự nguyện.

1.3.2. Kiến thức về chính sách BHXH tự nguyện

Việc nắm vững các văn bản pháp luật về BHXH và các quy định về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện nhằm mục tiêu mang những lợi ích từ kiến thức và sự hiểu biết để truyền đạt cho đối tượng tham gia đồng thời nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của BHXH tự nguyện.

Hiện nay vẫn còn một số người dân ít hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện, do công tác tuyên truyền chưa thực sự tới hầu hết người dân, nên các quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện người dân chưa nắm bắt đầy đủ, vì vậy quá trình vận động người dân tham gia chưa hiệu quả.

1.3.3. Hệ thống đại lý

Trong các hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác, để đạt mục tiêu theo kế hoạch hoạch đề ra, thì mạng lưới đại lý mang tầm rất quan trọng mang tính hiệu quả hay không hiệu quả, mạng lưới đại lý là khâu kết nối giữa các tổ chức với đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng.


Để xây dựng được mạng lưới đại lý bảo phủ cần đưa ra các kế hoạch và mục tiêu cụ thể, đánh giá mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các đối tượng, vì vậy việc đào tạo công tác chuyên môn và công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng đối với hệ thống mạng lưới đại lý.

Mặc dù đã xây dựng các đại lý rãi khắp từ bưu điện tới phường xã và các hội đoàn thể, tuy nhiên mức độ nắm bắt và hiểu về các chính sách BHXH tự nguyện của Đại lý chưa đạt yêu cầu, qua đó làm ảnh hưởng đến công tác vận động cũng như phát triển người dân tham gia BHXH tự nguyện.

1.3.4. Trình độ cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định sự thành bại. Trong

công tác thực hiện BHXH tự nguyện thì con người có năng lực, trình độ, khả năng tư duy và có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả của công tác thực hiện các chính sách BHXH tự nguyện. Hiện nay các nghiệp vụ phát sinh về thực hiện BHXH tự nguyện, Chuyên viên quản lý thu Bảo hiểm xã hội hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ phát sinh trên phần mềm do các đại lý gửi đến, do đó đòi hỏi phải được tuyển chọn cẩn trọng, được đào tạo bài bản, được bố trí hợp lý và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:

- Phải có kiến thức kinh tế và xã hội, nắm vững luật pháp, các quy định để nắm vững chuyên môn; chịu khó đi sâu, đi sát đơn vị; am hiểu tới từng người dân, thôn bon và các xã, thị trấn.

- Phải có đạo đức, trung thực và trách nhiệm nghề nghiệp cao.

- Giao tiếp tốt, có bản lĩnh.

- Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện công tác BHXH tự nguyện:

Đây là yếu tố phản ánh trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, khai thác và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; là quá trình vận dụng, triển khai chủ trương, chính sách BHXH tự nguyện để tổ chức thực hiện vào mỗi địa phương theo những mục tiêu đã định.


Nhưng nơi nào năng lực tổ chức, điều hành thực hiện BHXH tự nguyện tốt, thì hiệu quả người dân tham gia sẽ tăng cao đồng thời người dân sẽ ngày càng nắm vững kiến thức BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy được thiết lập hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, từng bộ phận thực hiện tốt chức năng và quyền hạn trách nhiệm của mình thì công tác phát triển BHXH tự nguyện sẽ đạt kết quả tốt.

Để đạt được yếu tố này cần phải thể hiện phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và cán bộ thu BHXH, cán bộ truyền thông và phát triển đối tượng, Nếu đội ngũ cán bộ này có năng lực, chuyên môn vững, phẩm chất đạo đức tốt thì năng lực, tổ chức quản lý điều hành thực hiện chính sách BHXH tự nguyện sẽ đạt kết quả cao và ngược lại.

1.3.5. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Khả năng về tài chính của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, vì chỉ khi có điều kiện về kinh tế khá, thì người dân mới có điều kiện, mới có ý thức tham gia BHXH tự nguyện ngược lại nếu nền kinh tế ở địa phương nhất là các địa phương ở vùng sâu, vùng xa nền kinh tế còn lạc hậu thì mức độ tham giam BHXH tự nguyện càng khó khăn hơn.

Môi trường tăng trưởng kinh tế ở địa phương cùng với các thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của người dân trong việc tham gia BHXH tự nguyện.

1.3.6. Trình độ nhận thức của người tham gia BHXH tự nguyện.

BHXH tự nguyện là một trong những chính sách về an sinh xã hội, đảm bảo đời số cho người dân khi về già, đảm bảo mỗi người dân khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động để được hưởng các chính sách BHXH.


Việc tham gia BHXH là tích lũy một phần nhỏ số tiền hiện có để luôn đảm bảo rằng chế độ BHXH tự nguyện luôn được nhà nước đảm bảo và đảm bảo tính ổn định trong công tác ổn định kinh tế.

Tuy nhiên Do nhận thực của người dân chưa thực quan tâm đến lĩnh vực BHXH tự nguyện nên chưa xác định rằng tham gia BHXH tự nguyện mang tầm quan trọng và đảm bảo chế độ mà chủ yếu nhận thức được và đảm bảo mang tính tương lai gần và hiện tại.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 Nêu lên những cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong đó, đã khái quát chung về thực hiện BHXH tự nguyện, thực hiện quy trình chính sách BHXH tự nguyện, nội dung cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và kinh nghiệm một số địa phương về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện một số huyện . Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.


Chương 2

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN‌

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ

2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông

Cơ quan BHXH huyện Krông Nô có trụ sở trên địa bàn Thị trấn Đăk Mâm, Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Nông, BHXH huyện được thành lập theo Quyết định số 25/QĐ-BHXH ngày 15 tháng 8 năm 1995 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đắk Lắk. Năm 2004 Quốc hội ban hành Nghị Quyết điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Tỉnh Đắk Nông, do đó từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 Bảo hiểm xã hội Huyện Krông Nô là đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đắk Nông. Qua chặng đường sau hơn 26 năm hình thành và phát triển, được sự chỉ đạo sát sao của Bảo hiểm xã hội Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, viên chức trong đơn vị, Bảo hiểm xã hội Huyện Krông Nô đã có sự phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tập thể Bảo hiểm xã hội Huyện luôn đoàn kết, gắn bó, Tuy nhiên về lĩnh vực thực hiện chính sách BHXH tự nguyện còn nhiều yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách:

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đắk Nông, có tổng diện tích tự nhiên 81.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn (TT. Đắk Mâm và các xã: Đắk Sôr, Nam Xuân, Nam Đà, Đắk Drô, Tân Thành, Buôn Choáh, Nâm N’Dir, Nâm Nung, Đức Xuyên, Đắk Nang và Quảng Phú); có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Krông Ana và huyện


Lắk, tỉnh Đắk Lắk; Phía Tây Nam giáp huyện Đắk Song; Phía Tây Bắc giáp huyện Đắk Mil; Phía Nam giáp huyện Đắk Glong; Phía Bắc giáp huyện Cư Jút. Các tuyến giao thông quan trọng chạy qua trung tâm huyện như tuyến

Quốc lộ 28 đoạn qua huyện dài 54,5 km; tuyến tỉnh lộ 3 đi thị trấn Đắk Mil, đoạn qua huyện dài 20 km đã được đầu tư nâng cấp, ngoài ra huyện còn có các tuyến giao thông kết nối với tuyến Quốc lộ 27 (Đắk Lắk – Lâm Đồng); tuyến phà nối Buôn Choah với Quỳnh Ngọc; Có nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng đã được biết đến như thác Dray Sáp, khu bảo tồn Nâm Nung, khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV... đặc biệt trên địa bàn huyện có quần thể hang động núi lửa Buôn Chóal.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Krông Nô đa dạng và được chia thành ba dạng chính:

- Dạng địa hình núi cao: Phân bố về phía Tây và phía Nam của huyện, chiếm khoảng 51% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trung bình cấp V, VI, độ cao trung bình từ 800 - 1.200 m so với mặt nước biển. Các xã Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nâm Nung mang nét đặc trưng của dạng địa hình này.

- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: Tập trung ở phía Bắc và trung tâm huyện, chiếm khoảng 39% tổng diện tích, độ cao trung bình 450 - 600 m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt; độ dốc trung bình cấp II đến cấp IV. Tập trung ở các xã Đắk Sôr, Nam Đà, thị trấn Đắk Mâm. Đây là dạng địa hình được hình thành từ đá mẹ chủ đạo là đá sét và biến chất, đá bazan và đá granit. Quá trình hình thành đất chủ đạo là phong hoá tích luỹ Fe-Al tương đối, quá trình sói mòn rửa trôi đất.

- Dạng địa hình thung lũng: Tập trung phía Đông, dọc theo dòng sông Krông Nô và các suối lớn, chủ yếu ở các xã Đức Xuyên, Buôn Choáh, Đắk Nang, Nâm N’Đir, chiếm khoảng 10% tổng diện tích, độ dốc trung bình cấp I,


II, độ cao trung bình 400 - 450 m so với mặt nước biển. Khu vực này chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa, hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ven sông Krông Nô và các suối chính trên địa bàn.

2.1.1.3. Khí hậu

Krông Nô mang đặc điểm khí hậu của miền cao nguyên nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng rò rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 và tháng 3 hầu như không mưa. Đặc điểm cơ bản của khí hậu huyện Krông Nô được thể hiện qua các yếu tố sau:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm 22,2oC.

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 31,4oC (tháng 3, 4).

+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 19,6oC (tháng 12, 1).

Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình từ 12 – 14oC, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 4 – 5oC, vùng núi cao nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so với vùng khác từ 1 – 2oC.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình 2.248 – 2.450 giờ/năm. Trong đó, tháng 8 và tháng 9 có số giờ chiếu nắng thấp nhất (141 – 154 giờ/tháng) và tháng nhiều nhất là tháng 3 (258 – 271 giờ/tháng). Bình quân một năm có 5 tháng với số giờ nắng trên 200 giờ/tháng và có 6 tháng số giờ nắng dao động ở mức 144 - 190 giờ/tháng.

- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa của huyện bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố địa hình. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn từ 1.800 – 1.900 mm, lượng mưa cao nhất có năm lên tới 2.800 mm. Tháng 8 là tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa lên tới 320 mm. Lượng mưa, số ngày mưa phân bố không đều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022