mất”; các bộ phận kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra chéo phần việc của các bộ phận khác: thêm nữa định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban và cuối cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của ngân hàng.
Techcombank cũng gần như là ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ chi nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cao cấp. Mô hình này có thể đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng vào công tác truyền thông định kỳ cập nhật các thông tin liên quan tới các vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng cùng với những bài học kinh nghiệm để gửi tới toàn bộ cán bộ nhân viên, đặt hòm thư góp ý tại các điểm giao dịch; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin tố giác gian lận; sử dụng phần mềm hiện đại để kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ để đưa ra những trường hợp nghi vấn sớm...
Quan điểm của Techcombank, ông Vinh nói, là những trường hợp vi phạm dù nhỏ tại ngân hàng cũng sẽ được xử lý nghiêm khắc. Với những sai phạm nghiêm trọng, ngân hàng chủ động hợp tác với cơ quan pháp luật, đưa ra xử lý công khai.
Đối với lãnh đạo của ACB giải pháp được đưa ra trong ngắn hạn cũng đồng nhất với Techcombank đó là nhanh chóng thi hành các quyết định trong kết luận thanh tra số 3957/KL-TTCP ngày 30/12/2010 về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất tại ACB. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị ACB thu hồi từ khách hàng vay và hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền 22.778 triệu đồng của 85 khách hàng.
Tính đến ngày 10/07/2011, ACB đã thu hồi được từ 79/85 khách hàng với số tiền đã hoàn trả ngân sách nhà nước là 19.391 triệu đồng, tương đương 88% số tiền phải thu hồi và 107 triệu đồng sai số trong tính toán đã được Thanh tra Chính phủ loại trừ khỏi số tiền phải thu. Như vậy, hiện nay chỉ còn 6 khách hàng
đang làm thủ tục để hoàn trả với số tiền phải hoàn trả là 3.387 triệu đồng. Nguyên nhân là do một số khách hàng cho rằng họ thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất và đã có văn bản giải trình để tiếp tục được hỗ trợ lãi suất, một số khách hàng khác đề nghị thanh tra Chính phủ có quyết định thu hồi trực tiếp đối với họ mà không thông qua ACB để họ có điều kiện giải trình trực tiếp.
Tiếp theo, ACB công bố các thông tin này một cách công khai trên trang web của ngân hàng để thị trường và công chúng có đủ thông tin ở mức nào đó để có nhận định không sai lệch và khái quát được tình hình. Đây là một cách phát tín hiệu cho công chúng thay rằng ACB tôn trọng họ và nghiêm túc khắc phục các sai phạm của mình.
Xét về dài hạn, để hạn chế rủi ro đạo đức, các NHTM đã chú trọng công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, vấn đề rủi ro đạo đức có liên quan đến yếu tố con người, do vậy để quản lý vấn đề này cần quan tâm công tác quản trị rủi ro hoạt động. Vì theo định nghĩa của B1S, “Rủi ro hoạt động của ngân hàng là nguy cơ thiệt hại phát sinh do yếu tố con người, do hệ thống, do công nghệ hoặc quy trình kiểm soát nội bộ không phù hợp, hay do những sự cố khách quan từ bên ngoài”. Cũng giống như quản lý các loại rủi ro khác, quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM được xem xét từ khía cạnh tổ chức, xây dựng chính sách, thực hiện quản trị rủi ro theo quy trình: Nhận biết - Đo lường đánh giá - Lựa chọn chiến lược quản lý và các biện pháp kiểm soát rủi ro. Hiện tại, trong mô hình tổ chức của nhiều NHTM Việt Nam đã có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro hoạt động và bước đầu xây dựng chính sách, quy trình quản lý loại rủi ro này như: Vietinbank, BIDV, ACB, Techcombank, MB, Maritime Bank...
Chẳng hạn, trong hoạt động tín dụng, ACB cũng như các ngân hàng khác khá và đang hoàn thiện quy trình tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định tín dụng, phù hợp với đặc điểm, mục tiêu hoạt động và chính sách tín dụng của từng TCTD và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi khoản tín dụng đã cấp. Trong quy trình tín dụng, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Tuy nhiên, trên
thực tế, tùy từng trường hợp cụ thể mà các giai đoạn của quy trình tín dụng có thể được các cán bộ quan hệ khách hàng áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với chính sách tín dụng của từng NHTM và NHNN Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Nguyên tắc thận trọng trong nghiệp vụ tín dụng yêu cầu ngân hàng phải xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định cho vay và giám sát chặt chẽ sau khi đã giải ngân để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích.
Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ của từng NHTM đang được lãnh đạo các ngân hàng quan tâm và chỉ đạo thực hiện trong thời gian gần đây. Hiện nay, trong một số NHTM, hệ thống lưu trữ, xử lý thông tin chưa hiệu quả và tính hệ thống gần như không có. Thậm chí việc kiểm soát tổng dư nợ của một khách hàng (kể cả các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ) là một vấn đề rất khó khăn đối với các NTHM.
Thông tin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp ngân hàng xác định khá chính xác về đối tượng vay vốn, tính cách, uy tín, năng lực tài chính của khách hàng và tính khả thi của dự án, phương án. Thông tin chính xác và đầy đủ. quyết định tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ- NHNN vào ngày 1/8/2006, yêu cầu các ngân hàng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Trong năm 2007 và 2008 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ theo quyết định này. Đến nay, các ngân hàng lớn như VCB, Vietinbank hay ACB đã có một bộ phận kiểm toán nội bộ khá mạnh với các nhân viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ ngân hàng rất nhiều trong công tác phát hiện và phòng ngừa rủi ro đạo đức.
Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng (khách hàng không thiện chí trả nợ, cố tình sử dụng vốn sai mục đích hoặc bán tài sản bảo đảm…) để từ đó phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng bị tổn thất hay đi chệch hướng khỏi chính sách tín dụng của ngân hàng và làm cơ sở để xác định mức dự
phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD” là một biện pháp mà các ngân hàng sử dụng để đối phó với rủi ro đạo đức.
Tuy nhiên, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của các NHTM theo thống kê trên mới chỉ xác định theo tiêu chí định lượng thời gian quá hạn của khoản vay mà chưa xác định theo các tiêu chí định tính căn cứ trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng (thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quyết định 493). Để các NHTM thực hiện đúng quy định này là môi trường công khai minh bạch về thông tin, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khách hàng; chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ của các ngân hàng. Hiện nay, mới chỉ có một số ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện phân loại trên cơ sở chủ động đánh giá về hiện trạng tài chính của các khách hàng.
h. Tổng hợp khảo sát thực trạng quản lý rủi ro đạo đức tại các NHTM Việt Nam
Để thực hiện khảo sát việc quản lý rủi ro đạo đức tại các NHTM Việt Nam NCS đã gửi 300 phiếu khảo sát đến các địa chỉ bao gồm các Hội sở một số NHTM tại Hà nội, các chi nhánh các NHTM trên địa bàn Hà nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Đà Nẵng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long. Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ nghiệp vụ, cán bộ kiểm tra - kiểm soát nội bộ và cán bộ quản lý tại 15 NHTM được khảo sát. Ngoài ra, NCS thực hiện khảo sát thực tế tại các Hội Sở, xin ý kiến một số chuyên gia, cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ thông qua phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến qua thư điện tử và điện thoại. Số phiếu thu về 278 phiếu, kết hợp với kết quả phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia và cán bộ nghiệp vụ, NCS tổng hợp kết quả khảo sát như sau:
I. Thông tin chung
Số phiếu phát ra | Số phiếu thu về | Tỷ lệ | |
Hội Sở | 20 | 20 | 100% |
Hà nội | 50 | 50 | 100% |
Bắc Ninh | 35 | 35 | 100% |
Phú Thọ | 40 | 38 | 95% |
TP HCM | 50 | 50 | 100% |
Vĩnh Long | 25 | 20 | 80% |
Đà Nẵng | 50 | 40 | 80% |
Nghệ An | 30 | 25 | 83,33% |
Tổng cộng | 300 | 278 | 92,67% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Nội Dung Kt-Ksnb Hoạt Động Hoạt Động Kinh Doanh Tại Nhtm
- Định Hướng Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Đến 2030
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Số phiếu phát ra | Số phiếu thu về | Tỷ lệ | |
VCB | 45 | 42 | 93,33 |
VietinBank | 45 | 45 | 100,00 |
BIDV | 45 | 43 | 95,56 |
ACB | 15 | 14 | 93,33 |
MB | 15 | 12 | 80,00 |
SHB | 15 | 13 | 86,67 |
NCB | 15 | 11 | 73,33 |
KienlongBank | 15 | 13 | 86,67 |
Agribank | 45 | 41 | 91,11 |
Sacombank | 15 | 15 | 100,00 |
Các NHTM khác | 30 | 29 | 96,67 |
Tổng cộng | 300 | 278 | 92,67% |
II. Thông tin về quản lý rủi ro đạo đức
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại NHTM
140/278 | 50,36% | |
Hợp lý | 90/278 | 32,37% |
Chưa hợp lý | 48/278 | 17,27% |
Rất không hợp lý | 0/278 | 0% |
Không quan tâm | 0/278 | 0% |
2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại NHTM
0/278 | 0% | |
(2) Giao dịch, hướng dẫn KH | 0/278 | 0% |
(3) Hoàn thiện hồ sơ HĐKD | 0/278 | 0% |
(4) Thẩm định hoạt động kinh doanh | 0/278 | 0% |
(5) Thu nợ | 0/278 | 0% |
(6) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn | 0/278 | 0% |
(7) Xử lý nợ quá hạn | 0/278 | 0% |
(8) Tất cả các nhiệm vụ trên | 168/278 | 60,43% |
(1), (2), (3), (4), (6), (7) | 59/278 | 21,22% |
(1), (2), (3), (4), (5), (6) | 51/278 | 18,35% |
3. Tầm quan trọng của quản lý rủi ro đạo đức tại NHTM
0/278 | 0% | |
Không quan trọng | 0/278 | 0% |
Quan trọng | 14/278 | 5,04% |
Rất quan trọng | 108/278 | 38,85% |
Đặc biệt quan trọng | 156/278 | 56,12% |
4. Chất lượng hoạt động kinh doanh tại NHTM
0/278 | 0% | |
Rất tốt | 16/278 | 5,76% |
Tốt | 119/278 | 42,81% |
Thấp | 128/278 | 46,04% |
Rất thấp | 15/278 | 5,39% |
5. Qui trình quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức hiện nay tại NHTM
0/278 | 0% | |
Không hợp lý | 16/278 | 5,75% |
Tương đối hợp lý | 222/278 | 79,86% |
Hợp lý | 40/278 | 14,39% |
Rất hợp lý | 0/278 | 0% |
6. Mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tại NHTM
0/278 | 0% | |
Không tuân thủ | 5/278 | 1,80% |
Tương đối tuân thủ | 207/278 | 74,46% |
Tuân thủ | 46/278 | 16,56% |
Rất tuân thủ | 20/278 | 7,19% |
7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH
0/278 | 0% | |
Phân tích, dự báo | 0/278 | 0% |
Kiểm tra, giám sát | 0/278 | 0% |
Làm việc nhóm | 0/278 | 0% |
Tất cả các kỹ năng trên | 228/278 | 82,01% |
Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát | 12/278 | 4,32% |
Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát, giao tiếp thuyết trình | 38/278 | 13,67% |
8. Cơ sở để thẩm định năng lực tài chính khách hàng
38/278 | 13,67% | |
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán | 38/278 | 13,67% |
Báo cáo của cơ quan Thuế | 0/278 | 0% |
Báo cáo các cơ quan thanh tra | 0/278 | 0% |
Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán | 133/278 | 47,84% |
Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán và báo cáo cơ quan thuế | 69/278 | 24,82% |
9. Vai trò của bộ phận QHKH trong việc quản lý rủi ro đạo đức
0/278 | 0% | |
Không quan trọng | 0/278 | 0% |
Quan trọng | 50/278 | 26,88% |
Khá quan trọng | 91/278 | 48,92% |
Rất quan trọng | 45/278 | 24,20% |
10. Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu cho cán bộ tại NHTM
75/278 | 26,98% | |
Đào tạo online | 0/278 | 0% |
Tự đào tạo | 43/278 | 15,47% |
Kèm cặp tại NHTM | 24/278 | 8,63% |
Đào tạo tập trung và tự đào tạo | 59/278 | 21,22% |
Đào tạo tập trung và kèm cặp | 38/278 | 13,67% |
Đào tạo tập trung, tự đào tạo và kèm cặp | 39/278 | 14,03% |
11. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên tại NHTM
0/278 | 0% | |
Rất tốt | 86/278 | 30,94% |
Tốt | 98/278 | 35,25% |
Chưa tốt | 91/278 | 32,73% |
Đáng báo động | 3/278 | 1,08% |
12. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên tại NHTM
0/278 | 0 | |
Kém | 13/278 | 4,68% |
Trung bình | 143/278 | 51,44% |
Tốt | 101/278 | 36,33% |
Rất tốt | 21/278 | 7,55% |
13. Đánh giá yếu tố “tư cách” của khách hàng vay khi thẩm định hoạt động kinh doanh
0/278 | 0% | |
Không quan trọng | 0/278 | 0% |
Quan trọng | 0/278 | 0% |
Rất quan trọng | 31/278 | 11,15% |
Đặc biệt quan trọng | 247/278 | 88,85% |
14. Hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ tại NHTM
0/278 | 0% | |
Rất không hiệu quả | 0/278 | 0% |
Không hiệu quả | 91/278 | 32,73% |
Hiệu quả | 177/278 | 63,67% |
Rất hiệu quả | 10/278 | 3,60% |
15. Phương pháp KT-KSNB tại NHTM
0/278 | 0% | |
Giám sát từ xa hàng ngày | 0/278 | 0% |
Giám sát từ xa định kỳ | 60/278 | 21,58% |
Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ | 145/278 | 52,16% |
Kết hợp các hình thức trên | 73/278 | 26,26% |