Về Phát Triển Con Người Trong Thời Đại Ngày Nay

Không chỉ làm rõ nguồn gốc của ý thức, của ngôn ngữ nói chung, Trần Đức Thảo đã phân tích rõ các góc độ của ý thức: ý thức khởi nguyên về khách thể, về sự diễn đạt của ý thức khởi nguyên trong đó ngôn ngữ và ngôn ngữ học, ý thức ban đầu về cái tôi, về sự hình thành ý thức bản ngã, về sự hình thành ý thức bản ngã và cái tôi ở trẻ em. Có thể nói, quan hệ ngôn ngữ và ý thức đã được ông xem xét một cách toàn diện ở nhiều góc độ sinh học, tâm lý học, giáo dục học đến xã hội. Trần Đức Thảo đi đến kết luận quan trọng: “Lán trại là tuyến đến đích của khoa nghiên cứu nguồn gốc loài người và là tuyến xuất phát của quá trình tiến hóa thành người” [110, tr.112]. Lán trại, theo ông, là một không gian xã hội được quy định bởi không gian tự nhiên, cho phép chuyển từ các quan hệ sống thành xã hội sang các quan hệ xã hội đầu tiên; biện chứng của tự nhiên một mặt dựa vào nguyên nhân tự nhiên, nhờ đó tổ chức hệ thần kinh của con vật thích nghi với hoàn cảnh; mặt khác, do xuất phát từ những điều kiện sinh sống khác nhau, những trình độ phát triển nào đó mà hình thành những tổ chức mới.

Theo ông, trong phép biện chứng của tự nhiên có những bước nhảy vọt, có hiện tượng biến đổi chất từ trình độ này lên trình độ khác, cái mới xuất phát từ cái cũ, kế thừa những điểm tốt từ cái cũ và phát triển hoàn thiện hơn cái cũ. Rằng, mâu thuẫn trong tự nhiên cũng phát triển theo điều kiện khách quan quy định. Qua sự phân tích mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và đặc biệt là biện chứng của tư duy con người, Trần Đức Thảo đi đến khẳng định điểm cốt lõi vấn đề biện chứng của mâu thuẫn chính là động lực để sự vật, hiện tượng trong xã hội phát triển.

Để chứng minh cho nhận định đó, Trần Đức Thảo đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về sự phát triển của hệ thần kinh từ các động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, về sự phát triển loài người và xã hội loài người từ cổ đại (xã hội nguyên thủy) tới trung đại, cận đại và hiện đại. Ở đây, có sự khác nhau giữa C.Mác và Trần Đức Thảo trong phân tích về biện chứng của mâu thuẫn thông qua logic của bộ Tư bản, còn Trần Đức Thảo thông qua phân tích dẫn chứng về tự nhiên, xã hội.

Trần Đức Thảo cũng đề cập đến nội dung quy luật lượng - chất trên cơ sở lý giải sự chuyển biến từ loài vật sang loài người. Khi dẫn chứng về việc Người khéo sinh ra từ sự tiến hóa của loài Vượn phương Nam với một sự tiến bộ thêm được 200 cm³ vật chất não (từ 500 đến 700 cm³), điều này có làm tăng việc sản xuất các mảnh vỡ và các công cụ đập vỡ (hành vi chế tạo công cụ lao động đầu tiên). Ông viết: “Nhưng nhóm này vẫn còn ở trong giới hạn của tính động vật. Nói cách khác, những Người khéo đầu tiên còn chưa thực hiện được những bước nhảy vọt sinh học.

Chúng còn chưa hoàn thành bước nhảy vọt về chất trên phương diện tính gần gũi xã hội” [110, tr.112]. Theo ông chỉ khi “với sự tiến bộ về lượng được thực hiện trong việc sản xuất dụng cụ và các quan hệ sống thành xã hội của nhóm cuối cùng còn mang tính động vật, một tập thể của những Con người khéo ở vào một tình thế cực kì thuận lợi, đã có thể vượt qua giới hạn của đời sống động vật, đi đến sản xuất ra được các phương tiện sinh hoạt và điều đó mở ra việc chuyển từ sự phát triển về lượng sang sự biến đổi về chất” [110, tr.112].

Trong Sự hình thành con người, Trần Đức Thảo đã nêu dẫn chứng về hoạt động của hai nhóm người săn bắt (đàn ông) và hái lượm (phụ nữ) để minh chứng cho quy luật phủ định của phủ định và còn phân tích về sự hình thành ý thức bản ngã. Quy luật phủ định của phủ định đã được ông mô phỏng tương đối rõ ràng trong phần này.

4.1.3. Về giải phóng và phát triển con người

4.1.3.1. Về giải phóng con người trong xã hội

Nghiên cứu những nội dung, khía cạnh của vấn đề con người, Trần Đức Thảo, một mặt, bảo vệ vấn đề con người trong triết học Mác, mặt khác, phân tích rõ thêm vấn đề đó: quá trình hình thành con người, sự hình thành những phẩm chất người, những đặc điểm của con người xã hội, chiều sâu bản chất con người. Về con người chung với tư cách loài và con người cụ thể trong xã hội, trong giai cấp, ông phân tích rõ rằng, do nguồn gốc, môi trường và các điều kiện sống và hoạt động mà có con người xã hội, con người giai cấp. Con người giai cấp được ông chứng minh có ý mới - vừa là một bước phát triển về mặt xã hội của con người, vừa là một sự hạn chế về mặt thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Bởi vì, sự phân chia giai cấp chính là sự phân biệt đẳng cấp của tầng lớp người này với tầng lớp người kia, giữa người này với người khác, giai cấp chính là cái tạo nên sự phân biệt giữa lao động và hưởng thụ sản phẩm lao động: lao động làm chủ và lao động làm thuê, lao động bóc lột - giai cấp bóc lột sức lao động của công nhân để trục lợi cá nhân.

Từ quan điểm của C.Mác về quan hệ giai cấp trong xã hội tư bản, Trần Đức Thảo đã phân tích rõ quan hệ bóc lột, điều kiện và môi trường làm tha hóa con người - con người ngày càng xa lạ với bản thân mình, con người bị tước mất bản chất con người. Trần Đức Thảo phân tích có tính mở rộng và cụ thể về sự tha hóa con người trong xã hội có giai cấp, trong xã hội tư bản, chứng minh một cách thuyết phục về sự tha hóa con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi trình độ và điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế, tác động đến việc bảo đảm bản chất gốc, những phẩm chất của con người với tư cách loài của mỗi con người, mỗi cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Điều đó cũng có nghĩa, Trần Đức Thảo đã làm rõ rằng, tha hóa luôn tồn tại với con người, kể cả trong xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực. Ông đã phân tích khá sâu sắc về bản chất của sự tha hóa con người trong quan hệ chính trị - kinh tế - xã hội, trong cơ chế và quản lý kinh tế - xã hội; những yếu tố chi phối và hạn chế những cá nhân với tư cách chủ thể thực sự trong xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, lý giải này của ông là sắc sảo.

Điều này không chỉ chỉ ra rằng, sự tha hóa con người luôn xảy ra, không phải chỉ trong xã hội bóc lột và áp bức con người, mà cả trong xã hội, khi điều kiện không đáp ứng được các nhu cầu con người. Bởi, bản chất con người với tư cách loài, khát vọng luôn hoàn thiện con người là vô tận. Cho nên, trong quá trình phát triển con người với tư cách con người đúng nghĩa của nó, con người luôn luôn bị tha hóa. Tha hóa con người trong các xã hội tiến bộ, phát triển vẫn không ngừng xảy ra. Điều đó chỉ ra quan niệm đúng đắn và đầy đủ về tha hóa con người rằng, không thể hiểu con người bị tha hóa theo nghĩa hạn hẹp rằng, chỉ trong xã hội giai cấp, trong môi trường bị áp bức, bóc lột mới có hiện tượng tha hóa con người.

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 18

Phân tích của Trần Đức Thảo về con người tha hóa và sự tha hóa con người chỉ rõ một nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về quá trình phát triển và hoàn thiện con người. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về giải tha hóa và phát triển con người được Trần Đức Thảo mở rộng, phân tích cụ thể và sâu sắc thêm. Nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc về tha hóa con người; đòi hỏi có ngay con người phát triển trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển và hoàn thiện con người được mở rộng ở chỗ, không thể có cái nhìn siêu hình, máy móc, cứng nhắc, không thể cắt khúc, làm đứt đoạn của cả quá trình, mà là một quá trình vận động, tiến lên tuần tự, từng bước, từng yếu tố, quá trình mà ông gọi là “các bước trung gian” - điều mà giáo dục học hiện đại cho rằng, phải học tập suốt đời.

Quan điểm về tha hóa con người trong chủ nghĩa xã hội hiện thực của Trần Đức thảo cung cấp cái nhìn, quan điểm và cách tư duy về chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược giải tha hóa con người trong điều kiện kinh tế - xã hội ta hiện nay. Nó cũng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các chủ thể chính trị, người lãnh đạo và quản lý trong việc đề xuất chủ trương, đường lối, hoạch định chính sách xây dựng con người trong điều kiện thực tế hiện nay.

Lý luận về bản chất, nguyên nhân tha hóa và cách thức giải tha hóa con người trong chủ nghĩa xã hội hiện thực của Trần Đức Thảo chủ yếu dựa trên quan điểm của triết học Mác về con người tha hóa trong lao động tư bản, nhưng có ý

nghĩa mới đối với nội dung, cách thức thực hiện mục tiêu giải phóng và xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay:

Trước hết, giải tha hóa con người không chỉ là giải phóng họ về mặt xã hội, thực hiện xong công cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người về quan hệ xã hội – giai cấp. Quan điểm của Trần Đức Thảo về giải phóng con người còn là giải phóng mọi sự ràng buộc, sự hạn chế, sự kìm hãm khả năng hoạt động của con người. Giải tha hóa con người, quan trọng nhất, theo ông, chính là quá trình đưa con người về với chính con người; đó cũng chính là giải phóng mọi sức mạnh bản chất người. Đây là một quá trình kép - trả lại tất cả những gì con người vốn có và đồng thời cũng là quá trình làm cho mọi năng lượng, tiềm năng vốn có của con người được phát huy.

Thứ hai, giải tha hóa và giải phóng con người bằng việc xây dựng cơ chế, chính sách xây dựng con người, trước hết là xây dựng chiến lược, sách lược, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Kinh tế, văn hoá, xã hội là những lĩnh vực cơ bản bảo đảm đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi cá nhân con người. Vì vậy chủ trương, đường lối, chính sách cũng phải là chủ trương, đường lối, chính sách mở và linh hoạt, vừa phù hợp với điều kiện hiện tại, vừa mở ra hướng phát triển từng bước trong tương lai, tương lai gần và tương lai xa.

Thứ ba, cũng như xã hội - vận động đi lên qua “những bước trung gian”, sự giải tha hóa, giải phóng con người, xây dựng con người cũng phải qua những bước trung gian. Cho nên, mỗi chủ trương, chính cách thực hiện mục tiêu giải phóng và xây dựng con người thông qua phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải là mỗi bước tạo điều kiện bứt phá, tạo ra những bước nhảy vượt qua các bước trung gian. Quá trình đó phải liên tục, không có điểm dừng, nhưng phải đi từng bước, không nóng vội, phi thực tế, bởi sự phát triển con người cũng là một quá trình liên tục không có điểm dừng và không có tận cùng. Quan điểm đó giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn khoa học vừa cấp bách, vừa bình tĩnh trong thực hiện chủ trương, chính sách về con người. Giải tha hóa, giải phóng con người là nhu cầu tất yếu và cấp bách, nhưng không thể chủ quan, thiếu thực tế, duy ý chí, mà phải phù hợp với điều kiện thực tế.

Thứ tư, quan điểm của Trần Đức Thảo về bản chất và nguyên nhân tha hóa con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực là tha hóa từ cơ chế kinh tế, quản lý nhà nước, v.v.. có ý nghĩa to lớn đối với việc đổi mới, chỉnh sửa cơ chế quản lý kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Nếu như đường lối, chính sách, cách thức quản lý các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội là nguyên nhân dẫn đến tha hóa người

lao động, thì đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, kỹ năng quản lý các lĩnh vực đó chính là cách thức, điều kiện cởi trói chân tay của người lãnh đạo, quản lý, người thực hành. Làm tất cả những điều đó cũng có nghĩa là đưa các chủ thể xã hội trở về với chính mình; người công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức, v.v.. mỗi người được thực sự đứng ở vị trí là chủ và làm chủ. Nó không chỉ có ý nghĩa làm tăng trưởng kinh tế, làm giàu xã hội, làm phong phú bản thân, mà điều quan trọng trong ý nghĩa giá trị con người; là con người được giải phóng không chỉ về thể xác mà quan trọng là tinh thần, ý chí, điều mà một chế độ xã hội tốt đẹp mong muốn - cái đích mà chủ nghĩa xã hội phải đạt tới.

Xét đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là chấm dứt sự tha hóa và kìm hãm sức mạnh bản chất người của mỗi con người. Sự tha hóa và kìm hãm này là đặc điểm của cái xã hội mà trong đó, sự bóc lột giữ địa vị thống trị, tha hóa và sự kìm hãm đối với chính quyền, với sức sản xuất, với kết quả lao động, với cả những giá trị tinh thần. Quan điểm này của Trần Đức Thảo rất có ý nghĩa đối với quá trình giải phóng, xây dựng con người ở nước ta, nơi đang tồn tại nhiều khiếm khuyết, cả cơ chế và năng lực quản lý phát triển kinh tế - xã hội - những cái kìm hãm sự vận động và phát triển xã hội.

4.1.3.2. Về phát triển con người trong thời đại ngày nay

Một nội dung cốt lõi của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo là xác định chính xác về mặt khoa học bản chất con người - tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội - mà ông quan niệm không chỉ ở mặt đồng đại (trong một lớp xã hội của một thời đại), mà là toàn bộ các lớp xã hội của tất cả các thời đại mà loài người đã trải qua, đã làm nên lịch sử loài người - là tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội của 3 triệu năm mà loài người đã đạt được tạo nên. Bản chất con người mà Trần Đức Thảo xác định là cái căn cốt nhất của con người với tư cách con người chung, loài người (được kết tinh cả 3 triệu năm), cái mà dù qua tác động của thời gian, của xã hội, v.v.. con người vẫn là con người, con người mà với các bản chất, năng lực tinh thần, ý chí của nó, các tác động của tính giai cấp, tính thời đại không thể xóa nhòa.

Quan điểm đó của Trần Đức Thảo có ý nghĩa quyết định đối với lý luận về sự tha hóa và sự kìm hãm con người. Dựa vào quan điểm của C.Mác, Trần Đức Thảo lý giải con người tha hóa là con người xa lạ với chính mình, khác với chính mình. Nhưng cái quan trọng là, ông nhấn mạnh vào cái tận cùng của sự tha hóa, cái bản chất vô giá của con người bị tước đoạt, con người không còn là con người. Ông viết: “…“sự tha hóa con người” có nghĩa là sự phủ định con người, tức là con người

bị đặt trong tình trạng “bất nhân”” [Xem 118, tr.25]. Cho nên, mục đích của con người, của mỗi xã hội, mỗi chủ thể là phải giải tha hóa, giải phóng chính mình, đưa con người trở về với chính mình. Tất nhiên, việc giải tha hóa và giải phóng con người, tức là hóa giải tình trạng “bất nhân” để con người thực sự là con người, không thể thực hiện được trong một thời gian và không thể tuyệt đối. Xã hội xã hội chủ nghĩa (cũng vận động và phát triển biện chứng – tiến dần từng bước tới vô cùng), phải thực hiện cái sứ mệnh thiêng liêng nhất của mình là giải tha hóa con người, tiến tới giải phóng con người bằng việc khắc phục sự sai lệch xã hội, mọi hạn chế, cản trở trong cơ chế, chính sách… để có được con người đúng nghĩa xã hội chủ nghĩa (theo từng bước của quá trình “phủ định sự phủ định”).

Nội dung của giải tha hóa vậy là bao gồm cả việc giải phóng mọi yếu tố của bản chất và năng lực người với tư cách con người chung - bản chất và sức mạnh con người. Đó là công việc trước tiên và cũng là điều kiện tiên quyết của nội dung và quá trình phát triển con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa với tư cách môi trường và điều kiện phải tự đổi mới để nó được xây dựng, được phát triển đúng bản chất xã hội chủ nghĩa. Trần Đức Thảo viết: “…nội dung của sự phủ định sự phủ định có nghĩa là dựa vào những đức tính của con người, để giải phóng sức sáng tạo của con người, phát triển bản cách con người” [118, tr.25].

Quan điểm này của Trần Đức Thảo chỉ rõ thực chất sâu xa của việc xây dựng và phát triển con người. Theo đó, xây dựng con người, trước hết là phải có quan điểm đúng, hiểu đúng bản chất và sức mạnh con người - con người nhân cách, con người chứa đựng trong nó các phẩm chất, năng lực, tiềm năng vốn có của nó, những gì đã được kết tạo nên từ lịch sử hàng triệu năm. Nghĩa là, muốn xây dựng và phát triển con người thì phải xác định đúng bản chất và sức mạnh con người với tất cả các phẩm chất, năng lực và toàn bộ sức mạnh tiềm tàng của nó; phải dựa vào kiến thức, trí tuệ của mỗi người, vào tất cả những đặc tính tốt đẹp nhất của con người.

Muốn xây dựng và phát triển con người thì, theo Trần Đức Thảo, bằng mọi cách phải khơi dậy, phát huy, phát triển tất cả các phẩm chất, năng lực, tiềm năng vốn có đó của con người. Việc khơi dậy, phát huy, phát triển đó, như ông đã chỉ rõ, là phải xây dựng một xã hội đúng bản chất con người, tức đáp ứng những gì con người muốn có và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của con người, trong đó, phải xóa bỏ áp bức, bóc lột, phải khắc phục những hạn chế và cản trở về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phải xóa bỏ những cản trở về cơ chế, chính sách kìm hãm sự vận động khách quan theo đúng quy luật phát triển xã hội và xu hướng thời đại. Về chủ

thể chính trị - xã hội, ông thể hiện quan điểm của mình theo tư tưởng Đại hội ĐCS Liên Xô năm 1988: “Phải tẩy rửa các lớp hoen rỉ quan liêu ra khỏi những giá trị và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, quét ra khỏi chủ nghĩa xã hội (đúng nghĩa của nó) tất cả cái gì bất nhân mà người ta đã mưu toan lấy cái bất nhân ấy để thay thế cho chủ nghĩa xã hội. Phải giải phóng những lực lượng tốt đẹp nhất, những lực lượng sáng tạo của con người, bảo đảm sự triển khai tinh thần của nhân cách” [18, tr.2].

Việc xác định nguyên nhân tha hóa con người trong chủ nghĩa xã hội của Trần Đức Thảo gợi mở cho các nội dung, các vấn đề khơi dậy và phát huy tính tự do sáng tạo của con người, phát huy mọi sức mạnh bản chất người trong mỗi cá nhân người lao động trong xã hội ta hiện nay. Chính cơ chế, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội hợp lý, khoa học là điều kiện và môi trường để người lao động phát huy các năng lực, tiềm năng tìm kiếm, khám phá, sáng tạo của mình. Trong thực tế đổi mới hơn 30 năm qua, chúng ta đã đổi mới rất nhiều về cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực hoạt động đó và do đó, đã khơi dậy và phát huy hiệu qua rất nhiều năng lực, tiềm năng sáng tạo của người dân, làm cho kinh tế, văn hoá xã hội khởi sắc. Bản thân người lao động cũng có được vị trí vai trò là chủ trong xã hội. Từ đó, hiệu quả lao động, sáng tạo ở mọi tầng lớp nhân dân được nâng cao. Mỗi cá nhân nhận thấy rõ giá trị thực sự của mình trong xã hội.

Trước đổi mới, cơ chế hành chính, mệnh lệnh đã ngăn cản sự tham gia quản lý các quá trình kinh tế, xã hội, gạt người lao động ra khỏi quá trình chính trị, kìm hãm tính năng động, sáng tạo của họ. Chính Trần Đức Thảo đã khẳng định, sự khắc phục sự kìm hãm dẫn đến kìm hãm tính tự chủ, độc lập, tích cực sáng tạo của con người có ý nghĩa to lớn trong quá trình đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Đó là thực hiện dân chủ hóa trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Dân chủ hóa là giải pháp để người dân trở về chính người công dân, người lao động trở thành người chủ của quá trình hoạt động sống. Theo Trần Đức Thảo, dân chủ như vậy chính là tạo ra sự tham gia có quyền lợi và có ý thức của những người lao động vào tất cả các công việc của chủ nghĩa xã hội. Quan điểm đó của Trần Đức Thảo chỉ ra rằng, chính dân chủ xã hội là môi trường, điều kiện phát huy tính độc lập, tự chủ, tích cực, sáng tạo cao độ của người dân vừa góp phần xây dựng, phát triển xã hội, vừa phát triển bản thân. C.Mác từng nói rằng, chỉ trong lao động của chủ nghĩa xã hội, con người mới có điều kiện phát triển tất cả trí tuệ, tài năng của mình, và chính vì thế mà trong lao động xã hội chủ nghĩa, con người được phát triển toàn diện, hài hòa.

Trần Đức Thảo đưa ra quan điểm đó từ những năm 60-80 thế kỷ trước gợi ra một nhận thức mới và cách thực hành thực tiễn quan trọng là, không giải phóng được mọi sức lực, tiềm năng, ý chí con người thì không thể tạo ra được tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân trong xã hội. Không phát huy được các năng lực, tiềm năng con người thì cũng có nghĩa là chúng ta đã làm thui chột, dập tắt ý chí phấn đấu vươn lên để mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn, phát triển ngày càng cao hơn các phẩm chất, năng lực, tài năng vốn có của chính con người. Quan điểm về phát huy sức mạnh con người của Trần Đức Thảo phù hợp với chủ trương phát huy sức mạnh của người lao động trong lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời đúng với khoa học phát triển con người: Con người được phát triển không chỉ do môi trường và điều kiện sống, do chủ thể xã hội tạo ra, mà điều quan trọng là, tự mỗi cá nhân được thể hiện, rèn luyện và thể nghiệm tất cả những tố chất, phẩm chất, năng lực vốn có của mình.

Trần Đức Thảo đã đưa ra một chỉ báo có giá trị và ý nghĩa trong xây dựng và phát triển con người thời kỳ đó là, đổi mới cần tiến hành trên hai mặt gắn chặt với nhau: một mặt, bảo đảm đầy đủ quy tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, người lao động tham gia thực sự quản lý xã hội. Đồng thời, động viên lực lượng tinh thần nhằm phát triển những giá trị chân chính của con người: chân lý và lương tri, chính trực và tự do, đạo lý và nhân bản. Toàn bộ quá trình lịch sử phát triển những phẩm chất, năng lực, tiềm năng con người – bản chất con người được Trần Đức Thảo luận giải, chứng minh trong vấn đề con người là toàn bộ những giá trị văn hóa: chân - thiện - mỹ. Quan điểm này trong vấn đề con người của Trần Đức Thảo phù hợp với nhận thức và hoạt động thực tiễn xây dựng và phát triển con người phải bằng văn hóa và phát triển văn hóa cho mỗi cá nhân. Quan điểm xây dựng và phát triển con người bằng văn hóa cũng được Trần Đức Thảo trích dẫn quan điểm của V.I.Lênin: Làm cho mình phong phú thêm bằng sự hiểu biết văn hóa, văn hóa này là thành quả của loài người, vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó.

Quan điểm về xây dựng, phát triển con người bằng việc khơi dậy, phát huy mọi năng lực, tiềm năng con người của Trần Đức Thảo cũng có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng và phát triển con người trong thời đại công nghiệp lần thứ 4 (4.0) - nền công nghiệp kết tinh toàn bộ thành quả của khoa học - nghệ loài người - công nghiệp kết nối vạn vật. Một mặt nền công nghiệp đó làm thay đổi rất lớn cuộc sống con người, tạo điều kiện rất cao cho cuộc sống, nâng cao chất lượng sống của con người. Mặt khác nền công nghiệp này đòi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022