2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở
Sử dụng phiếu hỏi số 3 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát nhận thức đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS, kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018hiện nay
Nhận thức về vai trò, sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học | ĐT ĐG | Mức độ đánh giá | TB | Thứ bậc | ||||||
Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Giúp giáo viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới về dạy học | CBQL | 39 | 65.0 | 13 | 21.7 | 8 | 13.3 | 2.52 | 3 |
GV | 159 | 63.6 | 53 | 21.2 | 38 | 15.2 | 2.48 | 3 | ||
2 | Giúp giáo viên cập nhật thông tin mới về môn học | CBQL | 41 | 68.3 | 15 | 25.0 | 6 | 10.0 | 2.65 | 1 |
GV | 162 | 64.8 | 66 | 26.4 | 22 | 8.8 | 2.56 | 2 | ||
3 | Giúp GV phát triển và hoàn thiện NLDH đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới | CBQL | 42 | 70.0 | 13 | 21.7 | 5 | 8.3 | 2.62 | 2 |
GV | 170 | 68 | 59 | 23.6 | 21 | 8.4 | 2.60 | 1 | ||
4 | Giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp | CBQL | 34 | 56.7 | 15 | 25.0 | 11 | 18.3 | 2.38 | 4 |
GV | 143 | 57.2 | 68 | 27.2 | 39 | 15.6 | 2.41 | 5 | ||
5 | Giúp giáo viên tạo được hứng thú thu hút học sinh tham gia học tập | CBQL | 32 | 53.3 | 16 | 26.7 | 12 | 20.0 | 2.33 | 5 |
GV | 138 | 55.2 | 70 | 28.0 | 42 | 16.8 | 2.38 | 6 | ||
6 | Giúp giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học hiệu quả | CBQL | 31 | 51.7 | 14 | 23.3 | 15 | 25.0 | 2.27 | 6 |
GV | 145 | 58.0 | 71 | 28.4 | 34 | 13.6 | 2.44 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
- Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
- Khái Quát Chung Về Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Và Các Trường Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
- Thực Trạng Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Phong Đáp Ứng Yêu Cầu Ctgd Phổ Thông 2018
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh Đáp Ứng
- Tổ Chức Khảo Sát Nhu Cầu Và Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Từ bảng thống kê số liệu 2.3 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều đã nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho giáo viên, tuy nhiên còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên thể hiện nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ, cụ thể đánh giá điểm trung bình còn thấp như: Giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp; Giúp giáo viên tạo được hứng thú thu hút học sinh tham gia học tập; Giúp giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học hiệu
quả. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS đã có nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS, tuy nhiên nội dung nhận thức chưa được đầy đủ còn thiên về việc nâng cao chất lượng dạy học và phát triển nghề nghiệp mang tính chung chung hoặc bổ sung nội dung kiến thức, kỹ năng môn học chưa thấy rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NL
2.4.2. Mục tiêu bồi dưỡng
Bồi dưỡng NLDH có vai trò rất quan trọng đối với đội ngũ giáo viên THCS, nhờ có bồi dưỡng mà trong nhiều năm học qua đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của ngành. Vì NLDH là tổ hợp các phẩm chất của giáo viên bao gồm tri thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên trong quá trình dạy học do đó bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS là bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho giáo viên nhằm giúp giáo viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực để làm tốt các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018. Cán bộ, giáo viên cần học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, năng cao NLDH và những năng lực khác theo yêu cầu giảng dạy CTGD phổ thông 2018 tạo bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong.
2.4.3. Nội dung bồi dưỡng
Trong những năm qua các trường THCS huyện Yên Phong đã tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo viên. Để xây dựng các nội dung bồi dưỡng, Hiệu trưởng dựa trên nội dung bồi dưỡng của Sở GD&ĐT và các văn bản quy định về công tác bồi dưỡng và đã lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, mang tính đồng bộ để triển khai công tác bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 bao gồm các nội dung chính như sau:
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên THCS (02chuyên đề/năm). Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tích hợp và dạy học theo chủ đề (02chuyên đề/năm)
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phát triển chương trình dạy học trong nhà trường ở trường THCS (03chuyên đề/năm).
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phân hóa, kiến thức, kỹ năng liên môn, kiến thức, kỹ năng theo mô hình lớp học đảo ngược, kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực (01chuyên đề/năm).
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý lớp học trong quá trình dạy học ở trường THCS (03chuyên đề/năm).
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công bằng, khách quan (02chuyên đề/năm).
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm tăng hiệu quả giảng dạy (02 chuyên đề/năm).
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tiễn thông qua các môn học (04 chuyên đề/năm).
Tác giả sử dụng phiếu hỏi số 4 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát nhận thức đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS với 3 mức độ: Mức 3 là thường xuyên,; Mức 2 chưa thường xuyên; Mức 1 là chưa thực hiện; kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
Nội dung | ĐT ĐG | Mức độ đánh giá | TB | Thứ bậc | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Kiến thức chuyên môn | CBQL | 35 | 58.3 | 19 | 31.7 | 6 | 10.0 | 2.48 | 6 |
GV | 189 | 75.6 | 51 | 20.4 | 10 | 4.0 | 2.72 | 1 | ||
2 | Kiến thức, kỹ năng dạyhọctíchhợp | CBQL | 34 | 56.7 | 15 | 25.0 | 11 | 18.3 | 2.38 | 7 |
GV | 193 | 77.2 | 41 | 16.4 | 16 | 6.4 | 2.71 | 2 | ||
3 | Kiến thức, kỹ năng phát triển chương trình dạy học | CBQL | 45 | 75.0 | 12 | 20.0 | 3 | 5.0 | 2.7 | 2 |
GV | 143 | 57.2 | 68 | 27.2 | 39 | 15.6 | 2.41 | 8 | ||
4 | Kiến thức, kỹ năng dạy học phân hóa | CBQL | 37 | 61.7 | 19 | 31.7 | 4 | 6.7 | 2.55 | 5 |
GV | 162 | 64.8 | 66 | 26.4 | 22 | 8.8 | 2.56 | 4 | ||
5 | Kiến thức, kỹ năng dạy học liên môn | CBQL | 43 | 71.7 | 15 | 25.0 | 2 | 3.3 | 2.68 | 3 |
GV | 181 | 72.4 | 53 | 21.2 | 16 | 6.4 | 2.66 | 3 | ||
6 | Kiến thức, kỹ năng theo mô hình lớp học đảo ngược | CBQL | 48 | 80.0 | 11 | 18.3 | 1 | 1.7 | 2.78 | 1 |
GV | 157 | 62.8 | 74 | 29.6 | 19 | 7.6 | 2.55 | 5 | ||
7 | Kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực | CBQL | 32 | 53.3 | 16 | 26.7 | 12 | 20.0 | 2.33 | 8 |
GV | 149 | 59.6 | 80 | 32 | 21 | 8.4 | 2.51 | 6 | ||
8 | Kiến thức, kỹ năng quản lý lớp học | CBQL | 44 | 73.3 | 13 | 21.7 | 3 | 5.0 | 2.68 | 3 |
GV | 159 | 63.6 | 53 | 21.2 | 38 | 15.2 | 2.48 | 7 | ||
9 | Kiến thức, kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng, khách quan | CBQL | 41 | 68.3 | 16 | 26.7 | 3 | 5.0 | 2.63 | 4 |
GV | 65 | 26.0 | 161 | 64.4 | 24 | 9.6 | 2.16 | 9 |
Từ bảng thống kê số liệu 2.4 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều đã đánh giá cao mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS, tuy nhiên còn một số nội dung bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá điểm trung bình còn thấp như: Năng lực quản lý lớp học; Năng lực dạy học tích hợp; Năng lực phát triển chương trình dạy học; Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực;…
2.4.4. Phương pháp bồi dưỡng
Sử dụng phiếu hỏi số 5 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát nhận thức đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng NLDH cần có của giáo viên THCS với 3 mức độ; kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong hiện nay
Phương pháp bồi dưỡng | ĐT ĐG | Mức độ đánh giá | TB | Thứ bậc | ||||||
3 | 2 | 1 | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Phương pháp thuyết trình | CBQL | 39 | 65.0 | 13 | 21.7 | 8 | 13.3 | 2.52 | 3 |
GV | 159 | 63.6 | 53 | 21.2 | 38 | 15.2 | 2.48 | 3 | ||
2 | Phương pháp hỏi đáp | CBQL | 41 | 68.3 | 15 | 25.0 | 6 | 10.0 | 2.65 | 1 |
GV | 162 | 64.8 | 66 | 26.4 | 22 | 8.8 | 2.56 | 2 | ||
3 | Phương pháp nêu vấn đề | CBQL | 42 | 70.0 | 13 | 21.7 | 5 | 8.3 | 2.62 | 2 |
GV | 170 | 68 | 59 | 23.6 | 21 | 8.4 | 2.60 | 1 | ||
4 | Phương pháp thảo luận nhóm | CBQL | 34 | 56.7 | 15 | 25.0 | 11 | 18.3 | 2.38 | 4 |
GV | 143 | 57.2 | 68 | 27.2 | 39 | 15.6 | 2.42 | 5 | ||
5 | Tổ chức dạy học hợp tác | CBQL | 32 | 53.3 | 16 | 26.7 | 12 | 20.0 | 2.33 | 5 |
GV | 138 | 55.2 | 70 | 28.0 | 42 | 16.8 | 2.38 | 6 | ||
6 | Dạy học tình huống | CBQL | 31 | 51.7 | 14 | 23.3 | 15 | 25.0 | 2.27 | 6 |
GV | 145 | 58.0 | 71 | 28.4 | 34 | 13.6 | 2.44 | 4 | ||
7 | Tổ chức thực hành | CBQL | 34 | 56.7 | 15 | 25.0 | 11 | 18.3 | 2.38 | 4 |
GV | 143 | 57.2 | 68 | 27.2 | 39 | 15.6 | 2.42 | 5 | ||
8 | Ứng dụng công nghệ thông tin vào bồi dưỡng | CBQL | 41 | 68.3 | 15 | 25.0 | 6 | 10.0 | 2.65 | 1 |
GV | 162 | 64.8 | 66 | 26.4 | 22 | 8.8 | 2.56 | 2 |
Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp.
Việc sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thuyết trình; Phương pháp hỏi đáp; Phương pháp nêu vấn đề; Ứng dụng công nghệ thông tin vào bồi dưỡng… được đội ngũ giáo viên cốt cán, báo cáo viên quan tâm thực hiện và được giáo viên, cán bộ QLGD đánh giá có điểm trung bình cao.
Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS vẫn còn những hạn chế nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn nhiều phương pháp dạy học chưa được sử dụng trong quá trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS được đội ngũ cán bộ QLGD, giáo viên đánh giá ở mức độ thấp như: Dạy học tình huống; Tổ chức dạy học hợp tác và Tổ chức thực hành…
Qua trao đổi với Thầy Nguyễn Văn M Phó hiệu trưởng trường THCS Yên Phụ, cô Nguyễn Thi D giáo viên trường THCS Đông Phong, chúng tôi nhận thấy: Quá trình tham gia bồi dưỡng NLDH, các báo cáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp được sử dụng thường xuyên như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, hỏi đáp, nêu vấn đề. Việc kết hợp các phương pháp khác nhau khi tiến hành các nội dung bồi dưỡng được nhiều báo cáo viên thực hiện phương pháp bồi dưỡng ở đây chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống: người dạy (báo cáo viên) độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn người học (đội ngũ giáo viên) tiếp thu một cánh thụ động, báo cáo viên làm mẫu còn người học làm theo. Hoạt động bồi dưỡng thường diễn ra theo đợt, có thê là các lớp tập huấn của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức trong hè hoặc những buổi tập huấn đầu năm tại trường do trường tổ chức. Thời gian các đợt bồi dưỡng thường diễn ra trong một ngày hoặc tối đa 3- 4 ngày do đó việc áp dụng các phương pháp hiện đại còn hạn chế. Báo cáo viên và giáo viên tham gia bồi dưỡng không có nhiều thời gian để cho người học được tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo mà phương pháp ở đây vẫn mang tính thụ động: người dạy (báo cáo viên, giáo viên cốt cán) truyền đạt kiến thức, độc thoại, chất vấn hay đặt câu hỏi, áp đặt kiến thức có sẵn còn người học (giáo viên được bồi dưỡng) học thuộc và ghi nhớ các kiến thức. Với phương pháp bồi dưỡng như trên chất lượng của công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.4.5. Hình thức bồi dưỡng
Sử dụng phiếu hỏi số 5 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát nhận thức đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng các hình thức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS; kết quả thu được ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong hiện nay
Hình thức bồi dưỡng | ĐT ĐG | Mức độ đánh giá | TB | Thứ bậc | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Không thực hiện | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Bồi dưỡng tại chỗ | CBQ L | 31 | 51.7 | 14 | 23.3 | 15 | 25.0 | 2.27 | 7 |
GV | 145 | 58.0 | 71 | 28.4 | 34 | 13.6 | 2.44 | 6 | ||
2 | Bồi dưỡng tập trung | CBQ L | 34 | 56.7 | 15 | 25.0 | 11 | 18.3 | 2.38 | 6 |
GV | 143 | 57.2 | 68 | 27.2 | 39 | 15.6 | 2.41 | 7 | ||
3 | Bồi dưỡng từ xa | CBQ L | 35 | 58.3 | 19 | 31.7 | 6 | 10.0 | 2.48 | 4 |
GV | 170 | 68.4 | 59 | 23.2 | 21 | 8.4 | 2.60 | 1 | ||
4 | Bồi dưỡng nâng cao trình độ | CBQ L | 34 | 56.7 | 15 | 25.0 | 11 | 18.3 | 2.38 | 6 |
GV | 151 | 60.4 | 63 | 25.2 | 36 | 14.4 | 2.46 | 5 | ||
5 | Tự bồi dưỡng | CBQ L | 41 | 68.3 | 15 | 25.0 | 6 | 10.0 | 2.65 | 1 |
GV | 162 | 64.8 | 66 | 26.4 | 22 | 8.8 | 2.56 | 2 | ||
6 | Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm | CBQ L | 42 | 70.0 | 13 | 21.7 | 5 | 8.3 | 2.62 | 2 |
GV | 170 | 68 | 59 | 23.6 | 21 | 8.4 | 2.60 | 1 | ||
7 | Tổ chức các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm | CBQ L | 36 | 60.0 | 16 | 26.7 | 8 | 13.3 | 2.47 | 5 |
GV | 157 | 62.8 | 67 | 26.8 | 26 | 10.4 | 2.52 | 3 | ||
8 | Tổchứchộithi,hộithao | CBQ L | 39 | 65.0 | 13 | 21.7 | 8 | 13.3 | 2.52 | 3 |
GV | 159 | 63.6 | 53 | 21.2 | 38 | 15.2 | 2.48 | 4 |
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.6 cho thấy các hình thức bồi dưỡng, phát triển đã được triển khai ở nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên mới nổi trội lên ở các hình thức cơ bản được tiến hành rất thường xuyên đó là: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm; Tổ chức hội thi, hội thao; Tự bồi dưỡng; Tổ chức các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm.
Các hình thức bồi dưỡng được đánh giá ở mức được sử dụng chưa thường xuyên đó là: Bồi dưỡng nâng cao trình độ; Bồi dưỡng tại chỗ; Bồi dưỡng tập trung.
Trao đổi với 10 giáo viên gồm: Nguyễn Tuấn A, Phạm Văn S; Trần Diệu V trường THCS Đông Phong; Phạm Thị Mai L, Mai Thu H, Lại Ngọc D trường THCS Thụy Hòa; Phan Văn M; Tô Thị Bích C, Nguyễn Thị D, Lê Thu H trường THCS Dũng Liệt cho thấy giáo viên chủ yếu được tham gia hình thức tổ chức các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm và tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, Hiệu trưởng các trường hằng năm đều tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường qua hoạt động này tạo môi trường để giáo viên hoàn thiện, bồi dưỡng NLDH và học hỏi lẫn nhau, các hình thức khác hầu như giáo viên ít được tham gia, hoặc có nhưng giáo viên chưa tham gia.
Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát co thấy các hình thức tổ chức bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS đã được các cấp, các lực lượng tiến hành tuy nhiên chưa đồng bộ, chỉ có 4 hình thức được sử dụng rất thường xuyên đó là: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm; Tổ chức hội thi, hội thao; Tự bồi dưỡng; Tổ chức các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm. Các hình thức chưa được tiến hành thường xuyên đó là: Bồi dưỡng nâng cao trình độ; Bồi dưỡng tại chỗ; Bồi dưỡng tập trung.
2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở