Khái Quát Chung Về Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Và Các Trường Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018


2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế, xã hội và các trường trung học cơ sở ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng. Tọa độ địa lý của Yên Phong nằm trong khoảng vĩ độ (21°8’45”) đến (21°14;30”) độ vĩ Bắc; và khoảng kinh độ từ (105°54;30”) đến (106°4;15”) độ kinh Đông. Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh). Phía Tây lấy Sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội). Trung tâm huyện Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15km về phía Đông; cách Thủ đô Hà Nội 29km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A 8km về phía Nam, có quốc lộ 18 chạy qua cách sân bay quốc tế Nội Bài 15km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 115km về phía Nam, quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với KCN và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông; tuyến quốc lộ 3B Hà Nội- Thái Nguyên, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Diện tích tự nhiên 96,86 km2. Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 01 thị trấn bao gồm 01 Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Tiến, Đông Thọ, Trung Nghĩa, Long Châu, Yên Trung, Đông Phong, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Tam Đa. Với 74 thôn làng, khu phố. Dân số toàn huyện đến tháng 3/2018 có 138603 người. Phân bố mật độ dân số là 1,337 người/ km2.

Yên Phong có nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng tích cực. Tổng giá trị sản phẩm (GDP) năm 2018 ước đạt 1058,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,9%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 16,9 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 366 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Yên Phong đã quy hoạch 4 khu, cụm công nghiệp và làng nghề tập trung. Tổng vốn đầu tư của 4 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đạt 1000 tỷ đồng và 885 triệu USD. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 1.616 tỷ đồng. Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng-quân sự địa phương được củng cố vững chắc.

2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Hệ thống các trường, lớp ở các ngành học, cấp học của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được phát triển và ổn định trong những năm vừa qua. Toàn huyện có 49 trường từ mầm non đến trung học phổ thông. Huyện có 15 trường THCS, trong đó có 14 trường THCS thuộc địa bàn xã, thị trấn, 01 trường THCS chất lượng cao của huyện. Tổng số lớp là 255, số học sinh là 8432, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9% ; tỷ lệ trẻ tốt nghiệp THCS vào lớp 6 là 99,71%; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,97%.

Chất lượng giáo dục đại trà tương đối ổn định trong những năm gần đây. Giáo dục THCS: Xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 94,9%, tỷ lệ xếp loại yếu 0,8%. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực khá giỏi 15,1%. Hướng nghiệp nghề cho 2663 học sinh lớp 8,9 (đạt 61,2%). Có 11 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh có 94 lớp với 3714 học sinh đạt 43%. Toàn huyện có

2.082 học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, đạt 99,81%, trong đó xếp loại tốt nghiệp giỏi 15,9%, loại khá 45,4%. Toàn huyện huy động được 80,5% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 và trường dạy nghề. 100% các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn: Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi từ THCS đến THPT. Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi theo đơn vị trường và toàn cấp học. Hàng năm tổ chức thi học sinh giỏi, giao lưu học sinh giỏi huyện

đối với các cấp học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh các cấp học, Yên Phong thường đứng ở tốp đầu trong tỉnh. Đối với cấp THCS, ngoài kết quả học sinh giỏi, hàng năm, có một bộ phận học sinh giỏi thi đỗ vào lớp 10 các trường THPT chuyên của tỉnh, quốc gia.

Công tác đội ngũ luôn được quan tâm: số lượng cán bộ, giáo viên đảm bảo đáp ứng theo quy định. Đến nay, cơ bản đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS và thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; rút ra ưu điểm, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng là cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên của 10 trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh gồm: trường THCS Hòa Tiến, Yên Phụ, Tam Giang, Đông Tiến, Đông Thọ, Trung Nghĩa, Yên Trung, Đông Phong, Dũng Liệt, Tam Đa.. Cụ thể như sau:

- Cán bộ quản lý: 60 người.

- Giáo viên: 250 người Tổng cộng: 310 người

2.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;

- Khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

* Phương pháp khảo sát

- Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên.

Việc triển khai phiếu điều tra được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Trao đổi với các đối tượng khảo sát và chuyên gia để hình thành phiếu điều tra;

Bước 2: Soạn phiếu điều tra lần thứ nhất;

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử trên mẫu nhỏ;

Bước 4: Chỉnh lý phiếu điều tra và biên soạn chính thức (soạn lần thứ hai); Bước 5: Chọn mẫu điều tra;

Bước 6: Tổ chức lấy kiến kiến qua phiếu điều tra và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu;

Bước 7: Xử lý thông tin từ các phiếu điều tra theo phương pháp thống kê toán

học.


- Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề:

Nội dung trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Thực trạng bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay;

Thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay;

Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay;

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giảng dạy của giáo viên và cán bộ quản lý.

Các sản phẩm hoạt động của giáo viên và cán bộ quản lý bao gồm: Các báo cáo, kế hoạch, các quy định... liên quan đến nội dung khảo sát của đề tài.

2.2.5. Cách xử lý kết quả khảo sát

Sau khi thu thập dữ liệu từ các phiếu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm Microsoft Office Excel để tính đơn vị phần trăm, chỉ số trung bình và xếp thứ bậc đối với từng nội dung. Từ đó phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.

2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường trung học cơ sở ở

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về sự cần thiết của các năng lực dạy học của giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Sử dụng phiếu hỏi số 2 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát nhận thức đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về sự cần thiết của các NLDH của giáo viên THCS với 3 mức độ: Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên THCS về các NLDH cần có của giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018‌


STT

Các năng lực dạy học cần có

ĐT ĐG

Mức độ đánh giá


TB

Thứ bậc

3

2

1

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực nhận thức

CBQL

48

80

11

18.3

1

1.7

2.78

1

GV

173

69.

63

25.2

14

5.6

2.64

5

2

Năng lực thực hiện

dạy học

CBQL

44

73.3

13

21.7

3

5.0

2.68

3

GV

181

72.4

53

21.2

16

6.4

2.66

4


3

Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và

giáo dục

CBQL

37

61.7

19

31.7

4

6.7

2.55

6

GV

157

62.8

74

29.6

19

7.6

2.55

6

4

Năng lực quản lí, thực hiện kế hoạch dạy học

CBQL

41

68.3

16

26.7

3

5.0

2.63

4

GV

149

59.6

80

32

21

8.4

2.51

7

5

Năng lực phát triển phẩm chất học sinh

CBQL

43

71.7

15

25.0

2

3.3

2.68

3

GV

189

75.6

51

20.4

10

4,0

2.71

3

6

Năng lực tự đánh giá

bản thân

CBQL

45

75.0

12

20.0

3

5.0

2.7

2

GV

193

77.2

41

16.4

16

6.4

2.71

3


7

Năng lực phát triển

chương trình dạy học

CBQL

37

61.7

21

35.0

2

3.3

2.58

5

GV

205

82

33

13.2

12

4.8

2.77

1

8

Năng lực dạy học

tích hợp

CBQL

41

68.3

16

26.7

3

5.0

2.63

4

GV

196

78.4

37

14.8

17

6.8

2.72

2


9

Năng lực khai thác,

sử dụng các kênh thông tin

CBQL

37

61.7

19

31.7

4

6.7

2.55

6

GV

157

62.8

74

29.6

19

7.6

2.55

6

10

Năng lực giải quyết

vấn đề

CBQL

43

71.7

15

25.0

2

3.3

2.68

3

GV

189

75.6

51

20.4

10

4,0

2.71

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới - 7

Dựa vào bảng số liệu 2.1, chúng tôi có nhận xét như sau:

Đa số cán bộ quản lý và giáo viên THCS các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đều cho rằng các NLDH cần thiết phải có ở đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 là: Năng lực nhận thức; Năng lực tự đánh giá bản thân; Năng lực thực hiện dạy học; Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực phát triển chương trình dạy học… Cụ thể: Đối với cán bộ QLGD các NLDH cần có ở đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông mới có điểm trung bình cao là: Năng lực nhận thức (2.78); Năng lực tự đánh giá bản thân (2.70);…. còn đối với giáo viên các NLDH được đánh giá cần thiết đối với đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông mới có điểm trung bình cao là: Năng lực phát triển chương trình dạy học (2.77); Năng lực dạy học tích hợp (2.72); Năng lực phát triển phẩm chất học sinh, Năng lực tự đánh giá bản thân và Năng lực giải quyết vấn đề (2.71),…

Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên THCS vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ và nhận thức chưa đúng về các NLDH cần phải có ở đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018. họ cho rằng ít cần thiết. Đặc biệt là các NLDH như: Năng lực phát triển chương trình dạy học; Năng lực dạy học tích hợp; Năng lực khai thác, sử dụng các kênh thông tin; Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục; Năng lực quản lí, thực hiện kế hoạch dạy học,… Cụ thể: Đối với cán bộ QLGD các NLDH cần có ở đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 có điểm trung bình thấp là: Năng lực khai thác, sử dụng các kênh thông tin và Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục (2.55);… còn đối với giáo viên các NLDH được đánh giá cần thiết đối với đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 có điểm trung bình thấp là: Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục và Năng lực khai thác, sử dụng các kênh thông tin (2.55); Năng lực quản lí, thực hiện kế hoạch dạy học (2.51);…

Khi trao đổi với Cô Nguyễn Thị Thu H giáo viên trường THCS Tam Giang, Thầy Nguyễn Mạnh H giáo viên trường THCS Tam Đa, huyện Yên Phong về một số NLDH của giáo viên THCS cô cho biết nhận thức của giáo viên về NLDH và sự cần thiết phải bồi dưỡng NLDH trước yêu cầu đòi hỏi của CTGD 2018 còn chưa cao. Giáo viên gặp trở ngại lớn nhất hiện nay là thiết kế tổ chức hoạt động dạy học tích hợp, trải nghiệm và đánh giá năng lực của học sinh khi giảng dạy CTGD theo mô hình 2018.

Những nhận thức chưa đầy đủ về các NLDH cần phải có ở đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 trên đây sẻ ảnh hưởng đến việc thực hiện và quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV các trường THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

2.3.2. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Sử dụng phiếu hỏi số 3 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát nhận thức đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng NLDH của giáo viên THCS với 3 mức độ, kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng NLDH đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 của giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong


STT


Nội dung


ĐT ĐG

Mức độ đánh giá


TB


Thứ bậc

Tốt

Bình

thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực nhận thức

CBQL

31

51.7

18

30.0

11

18.3

2.33

9

GV

142

56.8

76

30.4

32

12.8

2.44

8

2

Năng lực thực hiện

dạy học

CBQL

35

58.3

19

31.7

6

10.0

2.48

5

GV

171

68.4

58

23.2

21

8.4

2.60

3


3

Năng lực thiết kế kế

hoạch dạy học và giáo dục

CBQL

34

56.7

15

25.0

11

18.3

2.38

7

GV

151

60.4

63

25.2

36

14.4

2.46

7


4

Năng lực quản lí, thực hiện kế hoạch

dạy học

CBQL

31

51.7

20

33.3

9

15.0

2.37

8

GV

139

55.6

72

28.8

39

15.6

2.4

9

5

Năng lực phát triển

phẩm chất học sinh

CBQL

11

18.3

31

51.7

18

30.0

1.89

1

GV

40

16.0

134

53.6

76

30.4

1.86

1

6

Năng lực tự đánh

giá bản thân

CBQL

11

18.3

15

25.0

34

56.7

1.62

4

GV

39

15.6

68

27.2

143

57.2

1.58

4

7

Năng lực phát triển

chương trình dạy học

CBQL

15

25.0

14

23.3

31

51.7

1.73

2

GV

34

13.6

71

28.4

145

58.0

1.56

5

8

Năng lực dạy học

tích hợp

CBQL

36

60.0

16

26.7

8

13.3

2.47

6

GV

157

62.8

67

26.8

26

10.4

2.52

6


9

Năng lực khai thác, sử dụng các kênh

thông tin

CBQL

19

31.7

31

51.7

10

16.7

2.15

10

GV

65

26.0

161

64.4

24

9.6

2.16

10

10

Năng lực giải quyết

CBQL

17

28.3

5

8.3

38

63.3

1.65

3

vấn đề

GV

77

30.8

29

11.6

144

57.6

1.73

2


Qua khảo sát cho thấy, về cơ bản các NLDH của giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới được các lực lượng đánh giá ở mức độ Khá và Tốt, trong đó Năng lực nhận thức được cán bộ quản lý đánh giá cao (2.33); Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục (2.38); Năng lực thực hiện dạy học (2.48);… còn đối với giáo viên các NLDH ở đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 được đánh giá có điểm trung bình cao là: Năng lực thực hiện dạy học (2.60); Năng lực nhận thức (2.44);… Qua trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi nhận thấy, mặc dù CTGD phổ thông mới được áp dụng triển khai thí điểm ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh, nhưng các trường THCS đã chủ động cập nhật các NLDH cần có để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy CTGD phổ thông 2018 . Các giáo viên đã biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng giảng dạy nội dung, chương trình CTGD phổ thông hiện hành kết hợp với các kỹ năng giảng dạy nội dung, chương trình CTGD phổ thông 2018 vào giảng dạy và đã đạt được những kết quả bước đầu tương đối tốt.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, một số giáo viên hệ thống NLDH đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo CTGD phổ thông 2018 vẫn còn hạn chế có điểm trung bình thấp như: Năng lực tự đánh giá bản thân; Năng lực phát triển phẩm chất học sinh; Năng lực phát triển chương trình dạy học;… mặc dù đây là những NLDH quan trọng mà giáo viên cần có và được sử dụng thường xuyên trong dạy học CTGD phổ thông 2018. Qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm của giáo viên cho thấy: Giáo án của giáo viên chưa thiết kế được các tình huống có vấn đề trong dạy học.

Điều này đặt ra vấn đề cần tổ chức tốt các hoạt động quản lý, nhất là việc bồi dưỡng, tập huấn NLDH cho giáo viên THCS theo CTGD phổ thông 2018 trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là hết sức cần thiết. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các NLDH của giáo viên được đánh giá tốt nhất như: Năng lực dạy học tích hợp; Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục; Năng lực quản lí, thực hiện kế hoạch dạy học…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023