Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Thành Phố Hạ Long Năm Học 2017 - 2018


Bảng 2.7. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long năm học 2017 - 2018



STT


Nội dung

Trình độ chuyên môn (cao

nhất)

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ Tin học

Lý luận chính trị

Đã bồi dưỡng

TS

ThS

ĐH

TC

Còn

lại

ThS

ĐH

C.chỉ

ThS

ĐH

C.chỉ

ĐH

CC

TC

SC

QLNN

QLGD

QPAN

B

CẤP THCS























I. Trong biên chế

0

32

446

48

26

0

2

55

1

493

0

5

18

488

0

2

62

329

0

41

0

1

CBQL


7

32

2




4


37






2

29

10


41


2

Giáo viên


25

395

45



2

51

1

412


5

18

443



33

316




3

Nhân viên



19

1

26





44




45




3





II. Hợp đồng lao động

0

6

88

25

5

0

0

2

2

119

0

3

4

116

0

0

0

17

0

0

0

1

Giáo viên


6

76

24




2

2

102


3

4

99




13




2

Nhân viên



12

1

5





17




17




4





Cộng I+II

0

38

534

73

31

0

2

57

3

612

0

8

22

604

0

2

62

346

0

41

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay - 8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thông qua bảng trên, điều chúng ta thấy rõ là có sự hụt hẫng về đội ngũ CBQL và giáo viên về trình độ tiến sỹ và trình độ thạc sỹ. Hiện tại trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long không có giáo viên nào là tiến sỹ.

Nhìn chung, Đội ngũ giáo viên đa số đều có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước tâm huyết, yêu nghề, tận tuỵ với nghề; có tinh thần khắc phục khó khăn, tích cực bồi dưỡng chuyên môn và tham gia vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mong muốn vươn lên trở thành giáo viên dạy giỏi; có lối sống trung thực, giản dị, mẫu mực trong sinh hoạt và công tác; đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng; tôn trọng, thân mật, gần gũi, không phân biệt đối xử với học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn CBQL, giáo viên chưa thật sự quan tâm đến nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên trong các nhà trường, chưa có kế hoạch bố trí, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn.

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về vai trò của đề án vị trị việc làm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL và giáo viên về vai trò của đề án vị trị việc làm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1) để tiến hành khảo sát, kết quả thu được như bảng số liệu 2.8 sau đây:

Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về vai trò của đề án vị trị việc làm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS‌


STT


Vai trò của đề án vị trí việc làm

Quan

trọng

ít quan

trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ, viên

chức, giáo viên hiện có của nhà trường


75


48.4


64


41.3


16


10.3


2

Giúp phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhân lực, bố trí biên chế giáo

viên THCS cho phù hợp.


68


43.9


66


42.6


21


13.5


3

Giúp cho hoạt động đánh giá cán bộ, viên chức giáo viên trên từng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch, phát huy năng lực, khả năng làm việc của cán bộ, viên chức, giáo viên trong nhà

trường THCS.


42


27.1


83


53.5


30


19.4


4

Giúp tăng cường hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt

động giáo dục THCS


36


23.2


86


55.5


33


21.3

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng nội dung được CBQL và giáo viên đánh giá mức độ vai trò cao nhất của đề án vị trí việc làm đó là “Giúp rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên hiện có của nhà trường” với 75% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ quan trọng, 41.3% ít quan trọng và 10.3% không quan trọng.

Kế tiếp là nội dung “Giúp phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhân lực, bố trí biên chế giáo viên THCS cho phù hợp” với với 43.9% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ quan trọng, 42.6% ít quan trọng và 13.5% không quan trọng.

Việc xác định đề án vị trí việc làm không chỉ giúp ngành giáo dục, các nhà trường rà soát, phân bổ đội ngũ giáo viên cho phù hợp. Mà còn giúp các trường đánh giá cán bộ viên chức, thông qua đó xác định những mặt được và chưa được của cán bộ giáo viên, từ đó tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên trong các nhà trường đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm. Tuy nhiên nhận thức của CBQL và giáo viên về các nội dung này còn yếu, cụ thể nội dung “Giúp cho hoạt động đánh giá cán bộ, viên chức giáo viên trên từng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch, phát huy năng lực, khả năng làm việc của cán bộ, viên chức, giáo viên trong nhà trường THCS ” có 19.4% ý kiến đánh giá không quan trọng và nội dung “Giúp tăng cường hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giáo dục THCS” có 21.3% ý kiến cho rằng không quan trọng.

Như vậy qua khảo sát có thể thấy có một bộ phận nhất định CBQL và GV các nhà trường trên địa bàn thành phố Hạ Long còn nhận thức chưa đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý trong các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường.

2.4.2. Thực trạng quy trình xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Để tìm hiểu thực trạng quy trình xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1) để tiến hành khảo sát, kết quả thu được như bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9. Thực trạng quy trình xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS‌


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan, tổ chức, đơn vị


34


21.9


84


54.2


21


13.5


16


10.3

2

Phân nhóm công việc

31

20.0

80

51.6

26

16.8

18

11.6

3

Xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến vị trí việc làm

20

12.9

71

45.8

37

23.9

27

17.4


4

Thống kê, đánh giá thực

trạng đội ngũ công chức, viên chức.


19


12.3


67


43.2


39


25.2


30


19.4


5

Xác định danh mục và phân

loại vị trí việc làm cần có của cơ quan, tổ chức, đơn vị


27


17.4


79


51.0


28


18.1


21


13.5

6

Xây dựng bản mô tả công

việc của từng vị trí việc làm

16

10.3

67

43.2

40

25.8

32

20.6

7

Xây dựng khung năng lực của

từng vị trí việc làm

13

8.4

67

43.2

42

27.1

33

21.3


8

Xác định chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp và chức danh quản lý tương ứng

với danh mục vị trí việc làm


25


16.1


76


49.0


30


19.4


24


15.5

Từ bảng số liệu 2.9, chúng ta thấy rằng nội dung được đánh giá tốt nhất đó là “Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị” với 21.9% ý kiến đánh giá tốt, 54.2% khá, 13.5% trung bình và 10.3% yếu. Nhìn chung các trường đã làm khá tốt công tác thống kê công việc theo từng cá nhân công chức, viên chức.

Kế tiếp là nội dung “Phân nhóm công việc” với 20% ý kiến đánh giá tốt, 51.6% khá, 16.8% trung bình và 11.6% yếu. Khi xây dựng đề án vị trí việc làm các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đã phân nhóm công việc theo quản lý điều hành, chuyên môn giảng dạy, công việc hỗ trợ. Thông qua việc phân nhóm công việc sẽ xác định được bộ phận công việc còn thiếu và còn yếu. Từ đó bổ sung, nâng cao và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên cho phù hợp với vị trí công việt.

Bên cạnh những mặt đã đạt được của việc xác định đề án vị trí việc làm nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như sau:

- Hiện nay các trường vẫn chưa xác định khung năng lực phù hợp với từng vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực cụ thể, các kỹ năng cần có của đội ngũ giáo viên. Chính vì thế nội dung "Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm” với 21.3% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là yếu, 27.1% trung bình.

- Mô tả công việc của từng vị trí việc làm là việc làm cực kỳ quan trọng vì thông qua bản mô tả công việc CBQL và giáo viên sẽ xác định được trách nhiệm, yêu cầu của từng vị trí việc làm. Tuy nhiên hiện nay bảng mô tả công việc của các trường hết sức sơ sài, chưa xác định các yêu cầu về kinh nghiệm, yêu cầu về kỹ năng, yêu cầu về ngoại ngữ, vi tính. Cho nên nội dung " Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm” có 46.5% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí N.T.H phó hiệu trưởng trường THCS Kim Đồng, đồng chí cho biết “Xác định và mô tả công việc theo vị trí việc làm, từ đó xây dựng khung năng lực phù hợp cho từng vị trí việc làm của GV đang là khâu yếu nhất trong quản lý ĐNGV của các nhà trường. Việc phân tích và thiết kế công việc của ĐNGV còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa xây dựng dựa trên so sánh năng lực hiện tại với xu thế phát triển của hệ thống giáo dục hiện đại; chưa miêu tả rõ ràng khung năng lực, cơ cấu của từng vị trí công việc cũng như cách làm việc cho từng vị trí công việc của GV phù hợp nhà trường. Do công việc này làm chưa tốt nên kéo theo hàng loạt công việc khác như: xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV theo vị trí việc làm và khung năng lực GV; đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo vị trí việc làm và khung năng lực GV; xây dựng chính sách tạo động lực cho ĐNGV dựa vào năng lực,... đều bị hạn chế”.

- Việc thống kê tại các trường THCS thành phố Hạ Long mới chủ yếu là xác định số lượng cán bộ giáo viên trong nhà trường. Chưa xác định chất lượng CBQL và giáo viên có đảm bảo nhiệm vụ được giao. Chính vì thế nội dung "Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức” có 44.5% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.

Nhìn chung, mặc dù quy trình xây dựng đề án vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục bao gồm 8 bước, tuy nhiên hiện nay các trường trên địa bàn thành phố Hạ Long thực hiện quy trình này chưa thực sự hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc thống kê công việc về mặt số lượng, chưa đánh giá mặt chất lượng của đội ngũ CBQL và giáo viên.

Trong mô tả công việc, khung năng lực yêu cầu với từng vị trí việc làm chưa được xác định cụ thể. Chính vì thế chưa đem lại hiệu quả trong việc phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.4.3. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm

Khảo sát 155 CBQL và giáo viên về thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1) kết quả thu được như bảng số liệu 2.10:

Bảng 2.10. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm‌


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo duy trì đủ, ổn định số

lượng đội ngũ giáo viên THCS


45


29.0


72


46.5


29


18.7


9


5.8


2

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng HS/ GV theo

quy định của Điều lệ trường THCS


37


23.9


68


43.9


36


23.2


14


9.0


3

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa khả năng của đội ngũ giáo

viên THCS


21


13.5


61


39.4


47


30.3


26


16.8


4

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo cho giáo viên THCS hoàn

thành được nhiệm vụ giáo dục THCS


34


21.9


73


47.1


32


20.6


16


10.3

5

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên cơ cấu về trình độ chuyên môn

26

16.8

66

42.6

41

26.5

22

14.2

6

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên đảm bảo cơ cấu về độ tuổi

29

18.7

59

38.1

43

27.7

24

15.5

7

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên cơ cấu thành phần dân tộc

24

15.5

60

38.7

45

29.0

26

16.8

Kết quả thực hiện được đánh giá tốt nhất ở nội dung “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo duy trì đủ, ổn định số lượng đội ngũ giáo viên THCS” với 29%

tốt và 46.5% khá. Qua phỏng vấn đồng chí V.K.H hiệu trưởng trường THCS Đại Yên thầy cho biết “Hiện nay các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long cơ bản đã duy trì ổn định số lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo các yêu cầu giáo dục bậc THCS”.

Nội dung “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng HS/ GV theo quy định của Điều lệ trường THCS” với 23.9% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là tốt, 43.9% khá, 23.2% trung bình và 9% yếu. Việc quy định sĩ số học sinh tối đa trong một lớp học và quy định số học sinh/số giáo viên là rất quan trọng và cần thiết, bảo đảm cho chất lượng dạy và học của nhà trường. Quy định về sĩ số học sinh hiện nay được Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành Kèm Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định như sau: Mỗi lớp ở các cấp THCS có không quá 45 học sinh. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay đang vượt quy định trong tổ chức lớp học. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới Phòng GD&ĐT cần tăng cường công tác tuyển dụng để đảm bảo số học sinh/số giáo viên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, qua trao đổi với thầy L.V.M tổ trưởng tổ toán trường THCS Việt Hưng thầy cho biết "Hiện nay các trường THCS tuy đủ số lượng GV theo quy định nhưng giữa các bộ môn có sự thừa thiếu khác nhau; chất lượng GV giữa các trường cũng không đồng đều, nhất là giữa trường ở nội thành và vùng ven thành phố, trường khó khăn và trường có điều kiện thuận lợi; độ tuổi GV ở một số trường có sự cách biệt, nhiều trường GV trẻ chiếm tỉ lệ rất cao. Nguyên nhân chính của việc này là công tác quy hoạch phát triển ĐNGV chưa tốt theo đề án vị trí việc làm chưa tốt, chưa phù hợp với sự phát triển về quy mô, trường lớp và yêu cầu phát triển của ngành. Các trường chưa chủ động xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV tại đơn vị mình, trông chờ và phụ thuộc vào sự phân công, bố trí, sắp xếp, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV của Phòng, của sở GD&ĐT”. Chính vì thế nội dung "Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa khả năng của đội ngũ giáo viên THCS” có 47.1% CBQL và giáo viên đánh giá kết quả thực hiện là trung bình và yếu. Nội dung "Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo cho giáo viên THCS hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục THCS” có 31% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện trung bình và yếu.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí