Khát Quát Về Tình Hình Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Kết luận chương 1


Phát triển đội ngũ giáo viên THCS thực chất là xây dựng, quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp bổ nhiệm, tuyển dụng cũng như tạo môi trường và động cơ cho đội ngũ này phát triển. Để thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng địa phương, vùng miền, số lượng và đặc trưng của các trường THCS, bối cảnh về chính trị, kinh tế - xã hội hiện tại, yêu cầu đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm đối với đội ngũ giáo viên cùng những đặc điểm tâm lý của người giáo viên để đề ra nội dung, giải pháp cho phù hợp.

Quản lý về việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đội ngũ giáo viên THCS làm cho đội ngũ này phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhằm phát triển nhân lực, vai trò trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Quy trình xây dựng đề án vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục bao gồm các bước như sau: Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bước 2: Phân nhóm công việc; Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí việc làm; Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức; Bước 5: Xác định danh mục và phân loại vị trí việc làm cần có của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm; Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm; Bước 8: Xác định chức danh ngạch (công chức), chức danh nghề nghiệp (viên chức) và chức danh quản lý (nếu có) tương ứng với danh mục vị trí việc làm.

Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm bao gồm các nội dung như sau: (1) Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm; (2) Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm; (3) Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS nhằm nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu vị trị làm việc; (4) Đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trị làm việc.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm bao gồm: (1) Lập kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm; (2) Tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm; (3) Chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên

trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm; (4) Kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm bao gồm Chủ trương, nhu cầu phát triển giáo viên của Đảng và Nhà nước; Các cơ chế, chính sách quản lý; Điều kiện, môi trường làm việc; Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Việc sử dụng và đánh giá đội ngũ giáo viên; Đặc điểm của từng địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Khát quát về tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

Năm học 2017-2018, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố và sự góp sức của toàn xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo Hạ Long đã nỗ lực quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua và đã đạt những kết quả nổi bật trong việc triển khai nhiệm vụ năm học.

Toàn thành phố Hạ Long hiện nay có 20 trường THCS, trong đó toàn bộ đều là trường công lập. Năm học 2017 - 2018 toàn thành phố có 325 lớp (tăng 15 lớp so với năm học 2016 - 2017), với 14,720 học sinh.

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp cấp THCS năm học 2017 - 2018


TT


Cấp học


Trường

Trong đó


Lớp

Trong đó


Học sinh

Trong đó

Tỷ lệ HS

ngoài công

lập (%)


Công lập

Ngoài công lập


Công lập

Ngoài công lập


Công lập

Ngoài công lập


THCS

1

Năm học 2016-2017

20

20

0

337

307

30

13,442

12,607

835

6.2%

2

Năm học 2017-2018

20

20

0

352

328

24

14,720

13,890

830

5.6%


Tăng (+), giảm (-)




+ 15.

+ 21.

- 6.

+ 1278.

+ 1283.

- 5.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay - 7

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9% (so với năm học trước tăng 0,23%); tỉ lệ học sinh THCS đạt xếp loại hạnh kiểm khá, tốt 99,00% (so với năm học trước tăng 0,3%); tỉ lệ học sinh THCS đạt xếp loại học lực khá, giỏi 76,3% (so với năm học trước tăng 0,2%); tỉ lệ học sinh THCS đạt xếp loại hạnh kiểm yếu 0,002%; tỉ lệ học sinh THCS xếp loại học lực yếu, kém 2,65% (so với năm học trước giảm 0,15%).

2.1.2. Về chất lượng giáo dục

Năm học 2017 - 2018 phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; 100% các trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả, thường xuyên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; Thực hiện giao quyền chủ động cho các nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời gian quy định, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề/chuyên đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; 100% các trường thực hiện dạy học theo chủ đề ở tất cả các bộ môn theo 6 bước và 5 hoạt động đảm bảo ít nhất mỗi môn học thực hiện 1 chủ đề/1 học kỳ; Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học đạt hiệu quả;

- Chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; thực hiện lồng ghép, tích hợp một số nội dung giáo dục địa phương, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; giáo dục Quốc phòng an ninh trong các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, GDCD, hoạt động ngoài giờ lên lớp...

- Kết quả trường đạt chuẩn Quốc gia: Tính đến năm 2018, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia (MN, TH, THCS) là 40 trường, giảm 12 trường (TH giảm 05 trường, THCS giảm 07 trường) so với giai đoạn 2012-2017. Nguyên nhân do dân số tăng cơ học nhanh hằng năm nên một số trường vượt quá sĩ số học sinh/lớp theo quy định, cụ thể số trường THCS đạt chuẩn quốc gia như sau:

Bảng 2.2. Trường chuẩn quốc gia và trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục THCS


TT


Đơn vị

Trường đã đạt chuẩn

Quốc gia

Trường đã đạt tiêu chuẩn chất

lượng giáo dục

1

THCS

Đại Yên


x

2

THCS

Việt Hưng

x

x

3

THCS

Nguyễn Trãi

x

x

4

THCS

Lý Tự Trọng

x

x

5

THCS

Lê Văn Tám

x

x

6

THCS

Kim Đồng

x

x

7

THCS

Hồng Hải

x

x

8

THCS

Cao Xanh

x

x

9

THCS

Cao Thắng

x

x

10

THCS

Trọng Điểm


x

11

THCS

Nguyễn Văn Thuộc


x

12

THCS

Trần Quốc Toản


x

13

THCS

Hà Trung


x

14

THCS

Hà Tu


x

15

THCS

Bãi Cháy

x

x

16

PTCS

Tuần Châu



17

PTCS

Hùng Thắng



18

PTCS

Bãi Cháy 2

x

x

19

PTCS

Ng.Viết Xuân



20

PTCS

Minh Khai


x

Tổng

10

17

- Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã tổ chức triển khai giáo dục STEM có hiệu quả trong 100% các nhà trường phổ thông, nhằm tiếp cận chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Các trường THCS Lý Tự Trọng, Cao Thắng; TH-THCS-THPT Đoàn Thị Điểm, Văn Lang được chọn là mô hình điểm về tổ chức giáo dục STEM đã hoạt động hiệu quả, đúng kế hoạch và có tác động hiệu quả đến nhận thức, phương pháp đối

với giáo viên trong thành phố. Hiện tại 100% các trường thành lập câu lạc bộ STEM và giảng dạy theo chương trình khoa học được cấp bản quyền; Tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; thi Nghiên cứu khoa học; sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng; 100% các sản phẩm dự thi nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh đạt giải; Phối hợp với trung tâm bảo tồn sinh vật biển MCD và trung tâm truyền thông Vietnet ICT thực hiện thành công dự án: Con thuyền mơ ước tạo điều kiện cho học sinh, thanh thiếu niên vùng khó khăn tiếp cận Công nghệ thông tin, vươn lên thay đổi cuộc sống.

2.1.3. Về tình hình cơ sở vật chất

Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã tham mưu tích cực và có hiệu quả cho thành phố trong quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu giáo dục. Hiện các trường THCS thành phố Hạ Long có 419 phòng học thông thường và 115 phòng phục vụ học tập, trong đó 100% các phòng là kiên cố.

2.2. Khái quát khảo sát về thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên, thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Tổ chức trưng cầu ý kiến các cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, cán bọ quản lý, giáo viên của 15 trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long:

- Cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT: 05 người

- CBQL: 30 người.

- Giáo viên: 120 người Tổng cộng: 155 người.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm.

- Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

- Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn… để khảo sát thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm.

- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng về số lượng

Nhằm đáp ứng phát triển quy mô lớp, học sinh và đảm bảo đủ số lượng GV, CBQL theo định mức, tỉ lệ quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/ TTLT - BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; đồng thời, thực hiện việc đồng bộ hoá các bộ môn giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông nên hằng năm Phòng GD&ĐT đã có kế hoạch tuyển chọn, tiếp nhận, hợp đồng GV cho các trường THCS công lập; đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định. Vì vậy, cá c trường học có đủ GV giảng dạy các môn học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình giáo dục THCS.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long bậc THCS có tổng số 676 cán bộ, giáo viên, công nhân viên (trong đó 552 biên chế và 124 hợp đồng). Trong tổng số 552 biên chế, có 41 CBQL, 466 giáo viên và 45 nhân viên. Trong tổng số 124 hợp đồng, có 106 giáo viên và 18 nhân viên. Trong đó, 100% cán bộ, giáo viên đều đạt chuẩn các bậc học, trên chuẩn đạt 89%. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong các nhà trường.

Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long năm học 2017 - 2018‌

TT

Nội dung

Tổng

B

CẤP THCS



I. Trong biên chế

552

1

CBQL

41

2

Giáo viên

466

3

Nhân viên

45


II. Hợp đồng lao động

124

1

Giáo viên

106

2

Nhân viên

18


Cộng I+II

676

2.3.2. Thực trạng về cơ cấu

Hiện nay các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long có tỷ lệ giáo viên nam và nữ chênh lệch rất lớn, cụ thể giáo viên nam có 97/676 (chiếm 14.3%), giáo viên nữ có 579/676 (chiếm 85.7%). Giáo viên là nữ sẽ bị chi phối nhiều bởi công việc gia đình (như thực hiện chức năng làm mẹ, làm vợ…), do tâm lý an phận nên điều kiện và nhu cầu đi học nâng cao trình độ chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc là, gặp rất nhiều khó khăn, điều này đòi hỏi các cấp quản lý cần phải chú ý đến những điều kiện về giới để có biện pháp quan tâm đúng mức đến đối tượng nữ.

Bảng 2.6. Thống kê về cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long năm học 2017 - 2018‌


TT


Nội dung

Tổng số

Chia ra

Giới tính

Dân tộc

Đảng viên

Nam

Nữ

Kinh

Thiểu số

Nam

Nữ

B

CẤP THCS









I. Trong biên chế

552

85

467

541

11

19

374

1

CBQL

41

5

36

41


5

36

2

Giáo viên

466

78

388

455

11

13

336

3

Nhân viên

45

2

43

45


1

2


II. Hợp đồng lao động

124

12

112

104

20

0

17

1

Giáo viên

106

12

94

104

2


13

2

Nhân viên

18


18


18


4


Cộng I+II

676

97

579

645

31

19

391

Từ thực trạng trên chúng ta thấy rằng, công tác nữ công cần được chú ý, động viên giáo dục chị em, chăm lo sức khoẻ bản thân và gia đình để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong công tác giảng dạy của nhà trường.

2.3.3. Thực trạng về chất lượng

Đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Tuy nhiên tỉ lệ trình độ chuyên môn trên chuẩn (thạc sĩ) còn quá thấp, chỉ chiếm 5.6% (38/676), đội ngũ này còn mỏng và yếu, dẫn đến việc chưa thật sự làm nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường và gặp khó khăn nhất định trong công tác quản lý các trường THCS.

Về tình hình bồi dưỡng, có 41/676 (chiếm 6.1%) CBQL và giáo viên đã được bồi dưỡng quản lý giáo dục. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý giáo dục trong các trường THCS. Chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, cụ thể như bảng 2.7 sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023