Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Nội dung | Kết quả thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Phân tích thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm trong nhà trường | 18 | 11.6 | 51 | 32.9 | 53 | 34.2 | 33 | 21.3 |
2 | Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định. | 29 | 18.7 | 75 | 48.4 | 31 | 20.0 | 20 | 12.9 |
3 | Xác định các hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm của nhà trường đáp ứng các mục tiêu đã xác định | 22 | 14.2 | 72 | 46.5 | 45 | 29.0 | 16 | 10.3 |
4 | Xác định các nguồn lực (con người, CSVC, tài chính…) thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm của nhà trường | 20 | 12.9 | 82 | 52.9 | 41 | 26.5 | 12 | 7.7 |
5 | Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm của nhà trường | 15 | 9.7 | 49 | 31.6 | 55 | 35.5 | 36 | 23.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khát Quát Về Tình Hình Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Thành Phố Hạ Long Năm Học 2017 - 2018
- Thực Trạng Tuyển Dụng Và Sử Dụng Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Theo Đề Án Vị Trí Việc Làm
- Biện Pháp Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Theo Đề Án Vị Trí Việc Làm Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Đổi Mới Công Tác Tuyển Chọn, Sử Dụng, Điều Chuyển Giáo Viên Theo Đề Án Vị Trí Việc Làm
- Đổi Mới Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Theo Đề Án Vị Trí Việc Làm
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Từ bảng 2.14 chúng ta thấy rằng nội dung được CBQL và giáo viên đánh giá tốt nhiều nhất đó là “Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định” với 18.7% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là tốt, 48.4% khá, 20% trung bình và 12.9% yếu. Việc lập kế hoạch nhằm đảm bảo mục tiêu rà soát toàn bộ đội ngũ
giáo viên, nâng cao hiệu quả sử dụng giáo viên, giảm chi tiêu ngân sách của chính phủ, đặc biệt việc lập kế hoạch cần đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí, khung năng lực theo đề án vị trí việc làm.
Muốn thực hiện được việc phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường. Ngoài ra hiệu trưởng nhà trường cần huy động các nguồn lực bên trong nhà trường như: con người, CSVC và tài chính… Nhìn chung nội dung này được CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa được tốt, cụ thể có 34.2% ý kiến đánh giá mức độ trung bình và yếu với nội dung “Xác định các nguồn lực (con người, CSVC, tài chính…) thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm của nhà trường”.
Việc lập kế hoạch không chỉ là công việc xác định mục tiêu, xác định các hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên… mà trong kế hoạch cần phải chi tiết, rõ ràng và cụ thể về các biện pháp thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm. Tuy nhiên lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường còn hết sức chung chung, chưa đề ra biện pháp, cách thức phối hợp để đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm. Do đó nội dung “Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm của nhà trường” có 58.7% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.
Nhìn chung việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm còn chưa hiệu quả. Muốn việc lập kế hoạch đạt được hiệu quả cao thì nhất định phải thực hiện tốt nội dung phân tích thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên…
2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Khảo sát 155 CBQL và giáo viên về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Nội dung | Kết quả thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Thành lập ban chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm trong nhà trường | 35 | 22.6 | 69 | 44.5 | 39 | 25.2 | 12 | 7.7 |
2 | Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của ban chỉ đạo | 31 | 20.0 | 61 | 39.4 | 43 | 27.7 | 20 | 12.9 |
3 | Tổ chức xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo viên phát triển trình độ chuyên môn và năng lực dạy học | 29 | 18.7 | 57 | 36.8 | 48 | 31.0 | 21 | 13.5 |
4 | Tổ chức động viên CBQL, GV tích cực tham gia vào việc phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm trong nhà trường | 32 | 20.6 | 61 | 39.4 | 45 | 29.0 | 17 | 11.0 |
5 | Tổ chức học hỏi kinh nghiệm, nêu gương tốt trong hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm | 28 | 18.1 | 54 | 34.8 | 49 | 31.6 | 24 | 15.5 |
6 | Tổ chức phối hợp các lực lượng tăng cường nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm. | 20 | 12.9 | 49 | 31.6 | 55 | 35.5 | 31 | 20.0 |
Kết quả bảng 2.15 cho chúng ta thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm đã đạt được một số mặt như:
- Theo CBQL và GV, nội dung được đánh giá đạt hiệu quả cao nhất là “Thành lập ban chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm trong nhà trường” với 22.6% tốt, 44.5% khá. Hiệu trưởng nhà trường đã chú trọng thành lập ban chỉ đạo thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm...
- Kế tiếp là “Tổ chức động viên CBQL, GV tích cực tham gia vào việc phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm trong nhà trường” có 60% ý kiến đánh giá thực hiện tốt và khá. Bởi vì ngay sau khi có công văn chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT liên quan đến việc xây dựng và thực hiện đề án vị trí việc làm, Hiệu trưởng nhà trường sẽ phổ biến đến CBQL và giáo viên trong toàn trường, bên cạnh đó động viên, đông đốc để giáo viên tham gia tích cực vào hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường theo đề án vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt chưa được như:
- Nội dung “Tổ chức phối hợp các lực lượng tăng cường nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm” có 35.5 % ý kiến trung bình và 20% yếu. Trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm không chỉ dựa vào một lực lượng mà cần phải có sự kết hợp của nhiều lực lượng khác nhau như Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, UBND thành phố… mới đưa hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm đạt hiệu quả cao nhất. Qua quan sát thực tế và điều tra lại chỉ ra rằng nội dung này chưa được tổ chức thực hiện ở mức hiệu quả thấp nhất.
Nhìn chung hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm chưa được hiện quả, nguyên nhân do việc phân công nhiệm vụ còn chưa cụ thể, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, cũng như công việc. Việc xây dựng nguồn lực cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm thực hiện chặt chẽ, sâu hơn. Mặt khác, một số nội dung trong kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm chưa được triển khai hoặc triển khai không mang lại hiệu quả nhưng chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Khảo sát 155 CBQL và giáo viên về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm, chúng tôi thu được kết quả như bảng sau:
Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Nội dung | Kết quả thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Chỉ đạo nâng cao nhận thức về hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm cho đội ngũ CBQL, GV | 29 | 18.7 | 78 | 50.3 | 34 | 21.9 | 14 | 9.0 |
2 | Chỉ đạo giáo viên tăng cường bồi dưỡng để phát triển năng lực bản thân | 24 | 15.5 | 74 | 47.7 | 39 | 25.2 | 18 | 11.6 |
3 | Chỉ đạo sử dụng CSVC, kinh phí phục vụ yêu cầu phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm | 20 | 12.9 | 69 | 44.5 | 45 | 29.0 | 21 | 13.5 |
4 | Chỉ đạo lực lượng bên trong trường tham gia hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm | 15 | 9.7 | 45 | 29.0 | 56 | 36.1 | 39 | 25.2 |
Hiệu trưởng và Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm thu được một số kết quả như sau:
- Bước đầu các trường đã tuyên truyền để nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của đề án vị trí việc làm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói chung và thúc đẩy hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long nói riêng. Chính vì thế nội dung “Chỉ đạo nâng cao nhận thức về hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm cho đội ngũ CBQL, GV” có 18.7% ý kiến đánh giá tốt, 50.3% khá. Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất.
- Kế tiếp là nội dung “Chỉ đạo giáo viên tăng cường bồi dưỡng để phát triển năng lực bản thân” có 15.5% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt, 47.7% khá. Tuy nhiên việc chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng để phát triển năng lực bản thân người giáo viên được hiệu trưởng chỉ đạo chưa sát sao, chưa đưa ra cơ chế, chính sách để tạo động lực cho giáo viên tham gia vào quá trình bồi dưỡng. Chính vì thế nội dung này có 11.6% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là yếu.
- Mặt khác, việc bổ sung CSVC, kinh phí để tạo điều kiện cho hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm còn rất hạn hẹp. Các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa chủ động tích cực trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường nói chung và chất lượng phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Do đó nội dung “Chỉ đạo sử dụng CSVC, kinh phí phục vụ yêu cầu phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm” có 13.5% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện yếu và nội dung “Chỉ đạo lực lượng bên trong trường tham gia hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo đề án vị trí việc làm” có 25.2% yếu.
2.5.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá các kết quả phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra đánh giá các kết quả phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được như bảng 2.17 sau:
Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra đánh giá các kết quả phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Nội dung | Kết quả thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm | 18 | 11.6 | 45 | 29.0 | 57 | 36.8 | 35 | 22.6 |
2 | Kiểm tra thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm | 32 | 20.6 | 62 | 40.0 | 41 | 26.5 | 20 | 12.9 |
3 | Kiểm tra kết quả phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên theo khung năng lực của từng vị trí việc làm | 21 | 13.5 | 56 | 36.1 | 49 | 31.6 | 29 | 18.7 |
4 | Kiểm tra kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm | 26 | 16.8 | 58 | 37.4 | 45 | 29.0 | 26 | 16.8 |
5 | Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm | 45 | 29.0 | 60 | 38.7 | 39 | 25.2 | 11 | 7.1 |
Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm là một trong những cách thức giúp cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên được thực hiện một các dễ dàng, chính xác, mang lại hiệu quả. Theo kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và giáo viên đánh giá nội dung “Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm” ở mức độ tốt nhiều nhất: trong đó có 29% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và 38.7% ý kiến đánh giá ở mức độ khá.
Kế tiếp là nội dung “Kiểm tra thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm” với 20.6% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện tốt, 40% khá. Hiện nay hiệu trưởng nhà trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long thường căn cứ vào mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên để đánh giá mức độ hoàn thành, không hoàn thành hoặc hoàn thành vượt kế hoạch.
Tuy nhiên hiệu trưởng các trường chưa xác định kết quả phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên theo khung năng lực của từng vị trí, từng môn học. Mặt khác hiệu trưởng nhà trường chưa xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm. Dẫn đến việc kiểm tra đánh giá còn thiếu khách quan, thiếu sự công bằng. Đáng giá thường dựa theo cảm tính của người hiệu trưởng. Do vậy, nội dung “Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm” có 22.6% ý kiến đánh giá yếu, và nội dung “Kiểm tra kết quả phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên theo khung năng lực của từng vị trí việc làm” có 18.7% ý kiến đánh giá yếu.
2.5.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay
Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 (phụ lục 1), nội dung đánh giá ở 3 mức độ: Rất ảnh hưởng (3đ), ít ảnh hưởng (2đ), Không ảnh hưởng (1đ). Tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm
Các yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Tổng điểm | Thứ bậc | ||||||
Rất ảnh hưởng (3 điểm) | Ít ảnh hưởng (2 điểm) | Không ảnh hưởng (1 điểm) | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chủ trương, nhu cầu phát triển giáo viên của Đảng và Nhà nước | 126 | 81.3 | 29 | 18.7 | 0 | 0.0 | 436 | 1 |
2 | Các cơ chế, chính sách quản lý | 112 | 72.3 | 43 | 27.7 | 0 | 0.0 | 422 | 2 |
3 | Điều kiện, môi trường làm việc | 98 | 63.2 | 57 | 36.8 | 0 | 0.0 | 408 | 3 |
4 | Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên | 87 | 56.1 | 68 | 43.9 | 0 | 0.0 | 397 | 5 |
5 | Việc sử dụng và đánh giá đội ngũ giáo viên | 90 | 58.1 | 65 | 41.9 | 0 | 0.0 | 400 | 4 |
6 | Đặc điểm của từng địa phương | 82 | 52.9 | 65 | 41.9 | 8 | 5.2 | 384 | 6 |
Thông qua quá trình khảo sát và kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay là: “Chủ trương, nhu cầu phát triển giáo viên của Đảng và Nhà nước” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất (với 436 điểm). Bởi vì mọi nội dung quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) của Hiệu trưởng đều bị chi phối bởi các văn bản, quy định của pháp luật.
Đứng vị trí thứ 2 là “Các cơ chế, chính sách quản lý” với 422 điểm. Nếu cơ chế, chính sách quản lý tốt, điều này sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm. Cơ chế chính sách quản lý có tác dụng tạo động lực cho cán bộ giáo viên phát triển. Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai quá trình phát