Thực Trạng Tuyển Dụng Và Sử Dụng Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Theo Đề Án Vị Trí Việc Làm

Các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long có sự chênh lệch về chất lượng học sinh các lớp đầu cấp, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, điều kiện đi lại của GV nên có thể là nguyên nhân dẫn đến GV trẻ, ít kinh nghiệm giảng dạy tập trung ở các trường vùng ven, ngược lại GV có độ tuổi cao hơn, có kinh nghiệm trong giảng dạy ở nội thành chiếm số đông, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và các hoạt động ở các trường không đồng đều, cơ cấu thành phần dân tộc đã được quan tâm trong xây dựng đề án vị trí việc làm, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Có đến 45.8% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện nội dung "Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cơ cấu thành phần dân tộc” là trung bình và yếu, và có đến 43.2% ý kiến đánh giá nội dung "Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo cơ cấu về độ tuổi” là trung bình và yếu.

Tóm lại, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm đã được phòng GD&ĐT, các trường THCS thành phố Hạ Long quan tâm, đề cập trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục của địa phương. Hiện nay Chính Phủ, cũng như Bộ giáo dục và đào tạo chưa có vă n bản cụ thể hướng dẫn việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm, dẫn đến việc các đơn vị, địa phương nói chung và các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng, còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên. Điều nay đặt ra trong thời gian tới, Bộ giáo dục và Đào tạo cần có một văn bản cụ thể, chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, các phòng GD&ĐT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm.

2.4.4. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm

Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên là một vấn đề rất quan trọng, bởi vì nếu tuyển dụng được đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực phẩm chất cao, sẽ tác động trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long. Để tìm hiểu thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1) để khảo sát, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm‌


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hình thức tuyển dụng

36

23.2

78

50.3

28

18.1

13

8.4

2

Quy trình tuyển dụng

33

21.3

76

49.0

32

20.6

14

9.0

3

Phương pháp tuyển dụng

29

18.7

74

47.7

35

22.6

17

11.0


4

Xác định các tiêu chuẩn/tiêu chí rõ ràng

trong tuyển dụng


20


12.9


70


45.2


44


28.4


21


13.5


5

Tuyển dụng đảm bảo khách quan, công

bằng, công khai


18


11.6


61


39.4


49


31.6


27


17.4


6

Kết quả tuyển dụng được giáo viên có trình

độ chuyên môn cao


22


14.2


63


40.6


46


29.7


24


15.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay - 9

Trong những năm qua, thực hiện công tác tuyển dụng, với những chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành phố, phòng GD&ĐT và các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đã tuyển chọn được ĐNGV trẻ có trình độ, năng lực đào tạo cao. Hằng năm, bổ sung nhiều GV tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi, xuất sắc, có trình độ thạc sĩ về giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên hiện nay qua tuyển chọn hằng năm, GV nữ vẫn chiếm tỉ lệ cao, gần 80%. Đa phần ĐNGV này đã phát huy được trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, năng động trong việc thực hiện phương pháp giảng dạy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học. Tuy nhiên, với tỉ lệ GV nữ cao phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi nhà trường, nhất là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thể dục, thể thao; các hoạt động phòng chống lụt bão, thiên tai, công tác xã hội… cũng như đảm bảo giờ giấc giảng dạy tại những trường cách xa nhà; ngoài ra, đây là lực lượng trong độ tuổi sinh đẻ, có thời gian nghỉ sau sinh dài 6 tháng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy thay, dạy tăng giờ,… nên phần nào đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

Hiện nay hình thức tuyển dụng tại các trường THCS chủ yếu là hình thức thi tuyển. Hằng năm, căn cứ nhu cầu giáo viên của các trường, Phòng GD&ĐT lập kế hoạch đề xuất với UBND thành phố và Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện tuyển dụng giáo viên. Chính vì thế nội dung "Hình thức tuyển dụng” có 23.2% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt, 50.3% khá, 18.1% trung bình và 8.4% yếu.

Việc xét tuyển giáo viên THCS nói chung được thực hiện theo quy trình sau:

(1) Xét kết quả học tập bao gồm: Điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ;

(2) Kiểm tra, sát hạch thông qua thi trắc nghiệm và thi viết về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí cần tuyển. Thí sinh phải qua kì sát hạch về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bằng 01 bài thi trắc nghiệm môn Tin học với thời gian 60 phút; 01 bài trắc nghiệm và viết môn Tiếng Anh với thời gian 60 phút; 01 bài thi viết về kiến thức chung với thời gian 120 phút; thi chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, gồm 02 phần, thi viết 120 phút và thi thực hành 150 phút.

Quy trình tuyển dụng giáo viên nêu trên được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, các đối tượng ưu tiên chung, gồm: Anh hùng, con liệt sĩ, con gia đình có công với nước, người DTTS,... và chỉ được xét ưu tiên trong trường hợp những người dự tuyển có điểm bằng nhau thì đối tượng ưu tiên được ưu tiên tuyển dụng.

Nhìn chung quy trình tuyển dụng như trên là khá hợp lý, do đó nội dung "quy trình tuyển dụng” có 21.3% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt, 49% khá.

Để tìm hiểu thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô N.T.H giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng, cô cho biết "Mặc dù việc tuyển dụng giáo viên được áp dụng theo hình thức và quy trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên kết quả tuyển dụng còn chưa thực sự tốt, vẫn, còn một bộ GV có năng lực hạn chế, chưa tương đồng với trình độ đào tạo (chưa đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm), cho nên nội dung "Kết quả tuyển dụng được giáo viên có trình độ chuyên môn cao” có 29.7% ý kiến đánh giá trung bình, 15.5% ý kiến đánh giá yếu.

Công tác tuyển dụng hiện nay vẫn chưa xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, phù hợp với khung năng lực của từng vị trí việc làm. Mặt khác việc tuyển dụng giáo viên vẫn chưa đảm bảo được khách quan, công bằng, vẫn còn tình trạng ưu tiên cho con em cán bộ trong địa phương. Chính vì thế nội dung “Xác

định các tiêu chuẩn/tiêu chí rõ ràng trong tuyển dụng” có 13.5% ý kiến đánh giá yếu và nội dung “Tuyển dụng đảm bảo khách quan, công bằng, công khai” có 17.4% ý kiến đánh giá yếu.

Việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long cũng chưa đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả của giáo viên. Cá biệt có GV có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc nhưng không phát huy tốt trong công tác giảng dạy; xếp loại bằng cấp của ĐNGV lớn tuổi thấp hơn GV mới ra trường nhưng đa phần họ có năng lực giảng dạy tốt, tận tâm, tận tụy với nghề. Một bộ phận không nhỏ GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn, có kiến thức chuyên môn của bộ môn giảng dạy tương đối vững nhưng yếu năng lực sư phạm và năng lực giải quyết các tình huống sư phạm; thiết kế giáo án môn học thiếu khoa học; tổ chức giờ dạy cứng nhắc, thiếu nghệ thuật truyền thụ, không lôi cuốn được học sinh, dẫn đến sự nhàm chán trong học tập của các em. Một bộ phận GV vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục truyền thống, nặng về truyền thụ kiến thức, còn tình trạng “đọc - chép”; ít coi trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo và thái độ đúng đắn trong học tập, trong cuộc sống; ngại thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Điều này phản ánh một phần do chương trình, nội dung, yêu cầu đào tạo ở các trường sư phạm, một phần do ý thức tự học, tự vươn lên của GV; từ đó, đòi hỏi các trường sư phạm cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng tập trung vào các năng lực để giúp cho sinh viên sau khi ra trường biết hành động có hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp của mình; trường sư phạm và các trường học cần có mối liên kết với nhau để đào tạo GV đáp ứng nhu cầu của cấp học.

Công tác tổ chức truyền thụ kiến thức giờ dạy của từng môn học phải gắn liền với việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh nhưng có nhiều GV thiếu kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục, chưa gắn việc giáo dục toàn diện cho học sinh vào trong nội dung từng môn học, từng nội dung bài dạy; thờ ơ trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, tư vấn học đường, cho rằng đây là nhiệm vụ của GV chủ nhiệm, của các tổ chức đoàn thể, của xã hội và của gia đình các em. Từ đó, GV xem nhẹ công việc trên, dẫn đến không phát huy các năng lực cần có của mình để góp phần quan trọng trong phát triển nghề nghiệp như năng lực tìm hiểu học sinh, năng lực giáo dục toàn diện… nhằm phát triển năng lự c giao tiếp, năng lực hoạt động xã hội, nhân cách của học sinh,… Do vậy, nhà trường cần

tăng cường giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho GV, không ngừng phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường THCS thành phố Hạ Long theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

2.4.5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS nhằm nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu vị trị làm việc

Khảo sát 155 CBQL và giáo viên về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS nhằm nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu vị trị làm việc, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 1) để tiến hành khảo sát, kết quả thu được như bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS nhằm nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu vị trị làm việc


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên THCS theo

đề án vị trí việc làm


31


20.0


70


45.2


36


23.2


18


11.6


2

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên THCS

theo đề án vị trí việc làm


18


11.6


59


38.1


49


31.6


29


18.7


3

Hình thức đào tạo, bồi

dưỡng cho giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm


27


17.4


67


43.2


40


25.8


21


13.5


4

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên THCS

theo đề án vị trí việc làm


24


15.5


62


40.0


44


28.4


25


16.1

Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS với nhiều giải pháp, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đề án vị trí việc làm. Theo kết quả khảo sát và trao đổi với CBQL, GV, các trường học đã chọn, đề nghị phòng, Sở GD&ĐT cử, cho phép GV, CBQL giáo dục đi đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; động viên, tạo điều kiện cho ĐNGV đi học các lớp chuẩn hóa; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học trong nước, tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Phòng GD&ĐT đã tham mưu UBND thành phố có chính sách hỗ trợ, giải quyết chế độ đi học cho ĐNGV như học phí, tiền ăn ở, đi lại và chế độ tốt nghiệp khi hoàn thành khóa học.

Từ bảng số liệu 2.12 chúng ta thấy nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất đó là "Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm” với 20% ý kiến đánh giá tốt, 45.2% khá.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo CBQL trong diện quy hoạch chưa thật sự được quan tâm, do đó dẫn đến việc thiếu CBQL đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được khung năng lực của từng vị trí việc làm. Do đó nội dung " Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm” có 31.6% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện trung bình và 18.7% yếu.

Hình thức bồi dưỡng hiện nay chủ yếu là bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long tổ chức. Các trường THCS mới chủ yếu áp dụng hình thức tự bồi dưỡng tại các tổ chuyên môn để phát triển đội ngũ giáo viên trong các nhà trường. Do đó nội dung "Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm” có 25.8% ý kiến đánh giá trung bình và 13.5% yếu.

Nhìn chung, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long còn nhiều hạn chế. Các trường chưa chú trọng đến việc đầu tư kinh phí và thời gian để ĐNGV có đủ điều kiện tham gia tốt công tác bồi dưỡng tại đơn vị. Chưa đưa vào nghị quyết những nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có kế hoạch đầu tư cho công tác này. Chưa trang bị sách, tài liệu tham khảo, máy vi tính có kết nối mạng Internet để giáo viên truy cập, sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài giảng; đầu tư mua các băng hình giờ giảng mẫu, các phần mềm dạy học, các giáo án điện tử để giáo viên tham khảo về phương pháp giảng dạy. Tổ trưởng chuyên môn lựa chọn và tổ chức cho giáo viên xem, thảo luận để rút ra những vấn đề cần học hỏi áp dụng vào giảng dạy, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dạy học trong trường THCS, cũng như yêu cầu của đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

2.4.6. Thực trạng đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trị làm việc

Để tìm hiểu thực trạng đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trị làm việc chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 1) kết quả khảo sát thu được như bảng 2.13 sau:

Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trị làm việc‌


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Các tiêu chí để đánh giá năng lực của giáo viên được thiết kế một cách khoa học, phản ánh toàn diện phẩm chất và năng lực của người giáo viên để đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và dự

kiến trong tương lai.


15


9.7


53


34.2


51


32.9


36


23.2


2

Xây dựng khung cơ bản của hệ thống đánh giá giáo viên theo năng lực làm việc và

kết quả thực hiện nhiệm vụ.


26


16.8


62


40.0


45


29.0


22


14.2


3

Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện

nhiệm vụ.


23


14.8


62


40.0


42


27.1


28


18.1


4

Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên để thực hiện quản lí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đãi ngộ đối với

giáo viên THCS.


30


19.4


70


45.2


36


23.2


19


12.3

Từ bảng khảo sát trên chúng ta thấy rằng hiện nay việc đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên ở các trường THCS thành phố Hạ Long còn rất yếu, cụ thể ở các nội dung sau:

- Nội dung “Các tiêu chí để đánh giá năng lực của giáo viên được thiết kế một cách khoa học, phản ánh toàn diện phẩm chất và năng lực của người giáo viên để đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và dự kiến trong tương lai” có 56.15 ý kiến đánh

giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Đây là nội dung bị đánh giá là yếu nhất, nguyên nhân các trường chưa có những tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm. Chính vì điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá khách quan, chưa phân loại được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên; việc đánh giá còn mang nhiều tính hình thức và cảm tính.

Hiện nay, tất cả giáo viên THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đều đã đạt chuẩn của Bộ GD&ĐT. Việc xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm đảm bảo việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn đào tạo, phù hợp với năng lực thực hiện có của giáo viên và đặc biệt phù hợp với độ tuổi, điều kiện của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên chưa hài lòng với việc phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng các nhà trường. Nguyên nhân, hiện nay các trường hầu như chưa xây dựng khung cơ bản của hệ thống đánh giá giáo viên, cũng như sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện công việc quản lý trong nhà trường. Do đó nội dung “Xây dựng khung cơ bản của hệ thống đánh giá giáo viên theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ” có 43.2% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện trung bình và yếu; Và nội dung “Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên để thực hiện quản lí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên THCS” có 35.5% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.

Nhìn chung, mặc dù các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện công tác kiểm tra đánh giá sàng lọc đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên theo đề án vị trí việc làm, đã được thực hiện nghiêm túc, đều đặn hàng năm theo đúng quy chế của nhà trường và quy định của ngành. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt chưa được cần phải khắc phục như: các trường cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể hơn để kết quả đánh giá chính xác và khách quan; hình thức kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên được tốt hơn.

2.5. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm

Khảo sát 155 CBQL và giáo viên về thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm, tôi sử dụng câu hỏi số 7 (phụ lục 1) kết quả thu được như bảng 2.14 như sau:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí