Số Liệu Thống Kê Số Phòng Học, Phòng Chức Năng Năm Học 2009 - 2010

toàn Quận chỉ có 6565 học sinh THPT và 148 lớp học thì đến năm 2010 – 2011 toàn Quận có 7180 học sinh THPT và 159 lớp học (mỗi năm tăng 5,4% số học sinh và 5,3% số lớp học).

Số lượng học sinh tập trung chủ yếu ở các trường công lập (chiếm khoảng 90%). Điều này phần nào cũng phản ánh được chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường Quận Hai Bà Trưng là rất tốt.

Tổng số lớp học trong toàn Quận ngày càng tăng, tuy nhiên sự biến động này chỉ tập trung vào các trường dân lập, đặc biệt phải nói đến số lượng lớp học Trường THPT dân lập Đông Kinh tăng quá nhanh. Nếu như năm 2008 – 2009 chỉ có 04 lớp học thì đến năm 2010 – 2011 con số này đã tăng lên 11 lớp học (tăng gần gấp 3 lần).

2.2.2.2. Cơ sở vật chất

Trang thiết bị nhà trường phục vụ cho việc dạy và học, hiệu quả sử dụng chưa cao. Phòng thiết bị sử dụng chưa đúng chức năng chỉ là kho chứa thiết bị các bộ môn. Trong mấy năm gần đây, trường đã được trang bị một số thiết bị dạy học hiện đại nhưng so với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Những điều này ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường trong những năm qua đã được chú trọng đầu tư mới, các trường đều có nhà học cao tầng khang trang, rộng rãi. Nhưng do các trường đều phát triển mạnh về quy mô nên hầu hết các trường mới đủ phòng học 2 ca/ngày, đặc biệt các trường THPT dân lập học sinh vẫn còn phải học ở một số phòng học cấp bốn hay học tại những cơ sở mà chưa đủ tiêu chuẩn nhà trường phải đi thuê.

Các trường THPT công lập đều có 2 phòng máy với tổng số máy vi tính từ 40 máy trở lên, nhưng kết nối Internet chưa đảm bảo cho việc học Tin học trong

nhà trường, các trường THPT dân lập máy vi tính chưa được trang bị hoặc đã được trang bị nhưng bị lỗi thời.

Tất cả các trường đều không có phòng nghe nhìn và không có nhà đa chức năng phục vụ cho các hoạt động tập thể và ngoài giờ lên lớp. Thiết bị thí nghiệm, thư viện chưa được trang bị hoặc đã trang bị nhưng còn sơ sài, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của GV và học tập của học sinh.

Bảng 2.4: Số liệu thống kê số phòng học, phòng chức năng năm học 2009 - 2010


STT


Trường THPT

Tổng số phòng học

Phòng học

Bộ môn

Tổng số

Xây mới

Tổng số

Xây mới

1

Trần Nhân Tông

28

23

6

5

0

2

Thăng Long

27

21

6

6

0

3

Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

28

25

0

3

0

4

DL Hồng Hà

22

20

0

2

0

5

DL Đông Kinh

17

16

0

1

0

6

DL Mai Hắc Đế

16

10

0

6

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 7

( Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)

Nhìn chung, cơ sở vật chất của các trường THPT trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng còn khó khăn, thiếu thốn chưa đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2.2.3. Chất lượng giáo dục của các trường

Trong các năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường từng bước được nâng cao và ổn định, nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các trường do chất lượng đầu vào không đồng đều.

Bảng 2.5. Điểm chuẩn tuyển sinh vào 10 từ năm học 2008- 2009 đến nay

Đơn vị: điểm


ST T

Trường THPT

Năm học

2008 - 2009

Năm học

2009 - 2010

Năm học 2010 - 2011

1

Trần Nhân Tông

51,5

51

50,0

2

Thăng Long

52

51,5

53,5

3

Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

49,5

48,0

48,5

4

DL Hồng Hà

33,5

36,0

35,5

5

DL Đông Kinh

32,0

31,0

33,0

6

DL Mai Hắc Đế

-

-

-

(Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)


Bảng trên cho thấy: chất lượng đầu vào không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các trường. Các Trường có điểm đầu vào khá cao thuộc tốp các trường công lập; Ngược lại, các trường dân lập lại có chất lượng đầu vào rất thấp, đặc biệt là trường THPT Dân lập Mai Hắc Đế do các năm học trước là trường bán công không được thi tuyển mà phải xét tuyển sau các trường công lập.

Tuy nhiên, trong các năm qua hầu hết các trường đều chú trọng đến việc tăng trưởng mạnh về quy mô để phục vụ cho công tác phổ cập bậc THPT và nghề của Quận mà chưa chú ý đến chất lượng đầu vào của học sinh.

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt từ 95% - 99%, đạt và vượt mặt bằng chung của thành phố. Từ năm học 2008 - 2009 khi toàn ngành thực hiện cuộc vận động “hai không” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các trường THPT trong Quận đã tích cực xây dựng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá HS nên chất lượng giáo dục vẫn được giữ vững, tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT đạt và vượt mặt bằng chung của thành phố và cả nước.

Bảng 2.6. Kết quả thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2008 – 2009 đến nay

Đơn vị: %


STT

Trường THPT

Năm học

2008 - 2009

Năm học

2009 - 2010

Năm học

2010 - 2011

1

Trần Nhân Tông

100

98.6

99.8

2

Thăng Long

100

98.2

100

3

Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

100

96.4

98.9

4

DL Hồng Hà

97,3

93,1

98,3

5

DL Đông Kinh

92,5

91,6

90,00

6

DL Mai Hắc Đế

93,5

89,8

90,4

( Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)


Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào ĐH - CĐ bình quân đạt 65% - 75%, thi đỗ vào các trường trung cấp chuyên nghiệp từ 75% - 85%. Mỗi năm có khoảng hơn 5000 học sinh thi đỗ vào các trường ĐH - CĐ trong cả nước. Các trường có tỉ lệ đỗ ĐH - CĐ cao vẫn tập trung chủ yếu vào các trường công lập đặc biệt là trường THPT Thăng Long số lượng học sinh đỗ vào ĐH-CĐ năm 2010 – 2011 đạt tỷ lệ 86,5% và có nhiều học sinh thi đỗ thủ khoa các trường ĐH - CĐ trong cả nước. Bên cạnh đó tỷ lệ học sinh đỗ vào ĐH-CĐ của các trường THPT dân lập lại rất thấp chỉ đạt khoảng 30,25%, đặc biệt trường THPT dân lập Mai Hắc Đế năm học 2010 – 2011 tỷ lệ này chỉ đạt 25,12%. Điều này cũng phản ánh chất lượng đào tạo ở các trường dân lập còn rất kém.

Bảng 2.7. Tỷ lệ thi tuyển sinh ĐH - CĐ từ năm học 2008 - 2009 đến nay

Đơn vị: %


STT

Trường THPT

Năm học

2008 - 2009

Năm học

2009 - 2010

Năm học

2010 - 2011

1

Trần Nhân Tông

82,76

79,18

83,25

2

Thăng Long

85,92

85,62

86,50

3

Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

78,95

80,03

80,13

4

DL Hồng Hà

44,36

48,67

40,56

5

DL Đông Kinh

29,47

35,08

35,33

6

DL Mai Hắc Đế

23,18

29,68

25,12

( Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)

Mặc dù kết quả chất lượng giáo dục của các trường có nhiều chuyển biến tích cực, song có nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi: chất lượng giáo dục đại trà còn thấp; kỹ năng sống, hoạt động tập thể của học sinh rất hạn chế.

2.2.3. Một số khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng

- Công tác chỉ đạo, quản lý trường học còn yếu, nhất là khâu lập kế hoạch và biện pháp chỉ đạo để thực hiện nâng cao chất lượng các môn học. Năng lực của cán bộ quản lý chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập. Muốn tạo ra một xã hội học tập bản thân các nhà trường phải là nơi thu hút học sinh đến trường, tự tìm hiểu và khám phá dưới sự hướng dẫn của GV.

- Ngân sách chi cho giáo dục còn thấp. Công tác quy hoạch chưa đem lại hiệu quả (một số giáo viên có năng lực sau khi được cử đi đào tạo, kết thúc khóa học đều tìm cách chuyển công tác).

- Thiết bị dạy học quá lạc hậu, các vấn đề về nhà ở cho học sinh trọ học đang là vấn đề khó khăn của các nhà trường. Tệ nạn xã hội đang tìm cách xâm nhập trường học ngày càng tinh vi, khó kiểm soát, bạo lực học đường đang có

chiều hướng gia tăng, những vấn đề đó đang là những thách thức cho nhà trường, địa phương và ngành giáo dục.

- Công tác thanh kiểm tra chưa được coi trọng thường xuyên, một số mảng công việc chưa được quan tâm đúng mức: Công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý chuyên môn, đề bạt bổ nhiệm cán bộ chưa theo quy hoạch. Công tác điều tra khảo sát, tổ chức hội thảo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh chưa được coi trọng. Năng lực của các tổ trưởng chuyên môn còn nhiều hạn chế, các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ nặng về thủ tục hành chính kiểm tra sự vụ.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

2.3.1. Số lượng và cơ cấu

2.3.1.1. Số lượng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.8. Số lượng cán bộ, đội ngũ giáo viên và nhân viên



Năm học


Trường THPT

Tổng số lớp

Tổng số học sinh

Tổng số CB GV


BGH


GV


Đoàn đội


NV


Tỷ lệ GV/lớp


2010 -2011

Trần Nhân

Tông

43

2015

111

3

96

0

12

2,23

Thăng Long

42

2086

97

4

85

0

8

2,02

Đoàn Kết – Hai

Bà Trưng

42

1850

104

3

91

1

9

2,17

DL Hồng Hà

17

610

61

2

53

1

5

3,18

DL Đông Kinh

11

444

55

1

43

1

10

3,91

DL Mai Hắc Đế

4

175

30

4

21

1

4

5,25

Tổng cộng

159

7180

458

17

389

4

48

-

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Căn cứ vào bảng thông kê số lượng giáo viên có thể rút ra nhận xét:

Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các trường THPT công lập thấp hơn nhiều so với các trường THPT dân lập trên địa bàn Quận. Trường THPT Trần Nhân Tông có tỷ lệ giáo viên/lớp cao nhất ở khối trường công lập là 2,23% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giáo viên/ lớp của trường THPT dân lập Hồng Hà (trường có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp nhất trong khối trường dân lập) và chưa bằng một nửa so với trường dân lập có tỷ lệ giáo viên/lớp cao nhất (trường THPT dân lập Mai Hắc Đế).

Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên/học sinh của các trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng tương đối phù hợp (trung bình 1 giáo viên dạy 19 học sinh).

Bảng 2.9 . Số lượng giáo viên qua các năm

Đơn vị: người


TT

Trường THPT

Năm học

2008-2009

2009-2010

2010-2011

1

Trần Nhân Tông

88

92

96

2

Thăng Long

79

82

85

3

Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

80

87

91

4

DL Hồng Hà

30

42

53

5

DL Đông Kinh

21

37

43

6

DL Mai Hắc Đế

14

20

21


Tổng cộng

312

360

389

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Số lượng giáo viên hàng năm đều tăng nhưng tỷ lệ không cao (chỉ hơn 1%/năm). Rất nhiều trường thiếu giáo viên đặc biệt là những giáo viên dạy ở các môn xã hội hoặc những môn không được chú trọng như địa lý, lịch sử…điều này đã gây không ít khó khăn trong việc phân công giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

Nguyên nhân thiếu giáo viên là do số sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các môn xã hội rất ít, hằng năm hầu như không đủ để bố trí theo nhu cầu của các nhà trường. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không có nhà ở Hà Nội lại quay về địa phương công tác hoặc một số thì chuyển ngành khác có mức lương cao hơn, số ít giáo viên đã công tác lâu năm hoặc có trình độ Thạc sỹ lại muốn chuyển công tác đến trường chuyên, lớp chọn của thành phố. Bên cạnh đó, ngành giáo dục chưa có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút giáo viên tốt nghiệp loại giỏi các trường sư phạm về công tác tại trường mình.

2.3.1.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Bảng 2.10. Cơ cấu đội ngũ giáo viên



Năm

Tổng số GV

Giới tính

Độ tuổi

Nam

Nữ

Dưới

30

Từ 30 – 40

Từ 41 – 50

Trên 50


2008– 2009

312

145

167

107

88

95

12

Tỉ lệ

(%)

48,48

53,52

34,29

28,21

30,45

3,85


2009 – 2010

360

152

208

145

100

99

16

Tỉ lệ (%)


42,22


57,78


40,28


27,78


27,5


4,44


2010 - 2011

389

168

221

163

99

111

16

Tỉ lệ

(%)

43,19

56,81

41,9

25,45

28,53

4,12

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

- Tỉ lệ nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn. Theo thống kê từng bộ môn trong năm học 2008-2009 sự chênh lệch này còn lớn hơn nhiều. Giáo viên nam chủ yếu tập trung ở các môn khoa học tự nhiên, giáo viên nữ chủ yếu tập trung ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023