Khái Niệm Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Trường Học.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiên định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Những quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong trường trung học (từ điều13 đến điều 20).

- Những quy định về các hoạt động giáo dục và công tác quản lý các hoạt động trong trường học (điều 21,24,25,26).

- Những quy định về nhiệm vụ của các thành viên trong trường trung học (điều 17,29,30,36).

Việc bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trường thì tuỳ theo việc phân cấp trường loại 1,2,3 mà cấp trên bổ nhiệm cán bộ quản lý (điều 16).

1.2.5.2. Giáo viên trường trung học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Điều 30, Điều lệ trường trung học 2007) ghi:

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường cấp trung học.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 4

Điều 70, Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ:

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt:

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp:

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giáo viên.

1.2.6. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trường học.

1.2.6.1. Khái niệm QLGD

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó không ngừng tiến lên.

Quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản lý nói chung và là một khoa học tương đối độc lập.

Cũng như quản lý xã hội, QLGD là hoạt động có ý thức của con người nhằm đạt được những mục đích giáo dục đã đề ra. Chỉ có con người mới có khả năng khách thể hóa mục đích, nghĩa là biến cái hình mẫu ý tưởng của đối tượng trong tương lai, mà ta gọi là mục đích trạng thái thành hiện thực. Mục đích của giáo dục nằm trong mục đích của quản lý giáo dục.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo các thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo định nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [3, tr.31].

Theo tác giả M.I. Kôndakôp:“Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính ...) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [33, tr.93].

Từ những khái niệm trên ta thấy có ba thành tố của QLGD đó là: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Ba yếu tố này có mối quan hệ gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tạo ra những tác nhân tác động lên khách thể quản lý. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ quản lý, nó có thể là hệ thống khác hay các ràng buộc của môi trường...nó có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại hệ quản lý. Vấn đề đặt ra với chủ thể quản lý là làm như thế nào để cho những tác động từ phía khách thể quản lý đến quá trình giáo dục là những tác động tích cực, cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Ở tầm vĩ mô, chủ thể QLGD là quản lí của Nhà nước mà cơ quan quản lí trực tiếp là Bộ giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo. Ở tầm vi mô là quản lí của hiệu trưởng các cơ sở giáo dục, cũng như các nhà trường.

Phải có hệ thống tác động quản lí theo nội dung, chương trình, kế hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội.

Phải có một hệ thống đông đảo những người làm công tác giáo dục cũng hệ thống cơ sở vật chất tương ứng.

Đối tượng của QLGD là hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã quy định với chất lượng giáo dục cao.

Mục đích của QLGD chính là trạng thái mong muốn trong tương lai đối với hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trường. Những thông số này được xác định trên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước. Mục tiêu này gồm đảm bảo quyền học sinh vào các ngành học, các bậc học, lớp học đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn. Đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng đạt hiệu quả đào tạo, phát triển tập thể sư phạm đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ và đời sống vật chất.

Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Quản lí giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cần tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh - quốc phòng để phục vụ cho công tác giáo dục thì QLGD mới có hiệu quả.

Vậy QLGD về thực chất là quản lý quá trình giáo dục – đào tạo. Quản lý quá trình giáo dục – đào tạo là quản lý hoạt động của người dạy, người học và quản lý các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhau trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình giáo dục - đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo – giáo dục đặt ra.

Cũng như quản lý nói chung, QLGD là một hiện tượng xã hội, nó có những đặc trưng riêng và là một dạng lao động xã hội đặc biệt. Trước hết, QLGD là quản lý con người, nghĩa là tổ chức một cách khoa học những người tham gia vào quá trình giáo dục. Trong QLGD, các tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý mang tính chất mềm dẻo, đa chiều, không có những mệnh lệnh cứng nhắc, dập khuôn, máy móc vì đối tượng quản lý không phản ứng lại một cách thụ động các tác động quản lý.

Quản lý giáo dục vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học. Người quản lý không những nắm những nội dung cơ bản của khoa học quản lý mà còn phải nắm được các quy luật chi phối quá trình giáo dục. Nhà quản lý luôn tìm cách đúc kết kinh nghiệm và cải tiến công việc để có hiệu quả tốt. Mặt khác nhà quản lý cần phải vận dụng nghệ thuật quản lý một cách khéo léo. Nghệ thuật QLGD là sự tích hợp của khoa học giáo dục, khoa học QLGD, kinh nghiệm quản lý và sự sáng tạo của chủ thể quản lý. Như vậy, trong QLGD, nhà quản lý phải biết kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật. Nếu chỉ chú ý đến khoa học thì dễ rơi vào cứng nhắc, máy móc và giáo điều. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến tính nghệ thuật thì hoạt động của nhà quản lý chỉ mang tính ngẫu hứng, kết quả hoạt động thiếu bền vững, thiếu ổn định và có tính may rủi.

1.2.6.2. Khái niệm quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của quản lý giáo dục, vì nhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm trường học được hiểu là tổ chức cơ sở mang tính Nhà nước - Xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước.

Quản lí nhà trường là một bộ phận của QLGD, nhà trường chính là nơi tiến hành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định.

- Khái niệm nhà trường: Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội.

Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnh hội tri thức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và xã hội. Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy định của các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõ ràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc một cách khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức và phương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cần thiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xã hội) nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội.

Quản lý nhà trường: Quản lý nhà trường được nhìn nhận từ 2 góc độ:

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có khoa học, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến

khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”.

- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường, QLGD nói chung là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu ĐT đối với ngành GD và thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [24, tr. 61].

- Theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối ưu các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo trong nhà trường" [41, tr. 205].

Như vậy, ta có thể hiểu quản lý nhà trường chính là những công việc mà người cán bộ quản lý trường học phải thực hiện những chức năng nhiệm vụ của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đã đề ra.

Quản lý nhà trường bao gồm nhiều nội dung, nhiều mặt: quản lý ĐNGV, công nhân viên; quản lý học sinh; quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học; quản lý tài chính; quản lý quá trình dạy học - giáo dục,...Trong đó quản lý ĐNGV là việc làm quan trọng nhất vì ĐNGV là nhân tố chủ yếu quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

1.3. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục Quốc dân

1.3.1. Trường trung học phổ thông

1.3.1.1 Chức năng trường trung học phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá

nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

THPT là cấp học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho học sinh

Học sinh THPT là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18. Hầu hết học sinh trong lứa tuổi này đều thể hiện ước mơ hoài bão của mình. Họ có nhiều nỗ lực cá nhân nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội.

Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hóa nguyện vọng của học sinh THPT theo 2 hướng chính.

Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện sẽ học lên.

Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoach giáo dục, nhiệm vụ năm học và xa hơn là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường.

1.3.1.2. Vai trò của trường trung học phổ thông

THPT là cấp học nối tiếp cấp trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấp THPT giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính chất quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người, là đội ngũ các thầy, cô giáo mà trong đó có đội ngũ các thầy cô THPT.

1.3.2. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Luật Giáo dục 2005 khẳng định:

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp [8, tr 56].

Điều 30 – Chương IV điều lệ trường trung học ghi: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách đoàn đội. Vì thế, ta có thể hiểu ĐNGV THPT là tập hợp những giáo viên thành một lực lượng có tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra cho lực lượng của tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên THPT

Đội ngũ giáo viên THPT là những người có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

+ Tiêu chuẩn giáo viên trung học phổ thông

- Phẩm chất đạo đức trong sáng;

- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn;

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

+ Chức năng, nhiệm vụ:

- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra đánh giá quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động giáo dục, các hoạt động bộ môn;

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí