Khái Quát Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

nhiệm, chế độ làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, chế độ bảo hiểm... Mỗi một nhà trường đều có quy định, chuẩn riêng để duy trì nề nếp, trật tự, kỷ cương của trường mình. Người làm tốt thì được khen thưởng, người vi phạm sẽ bị kỷ luật. Việc khen thưởng và kỷ luật chính xác sẽ tạo nên sự công bằng trong tập thể và sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao. Khen thưởng kịp thời sẽ có tác dụng động viên mọi thành viên trong tập thể phấn đấu. Kỷ luật nghiêm minh sẽ tạo nên nề nếp kỷ cương cho tập thể.

Người quản lí cần đảm bảo cho mỗi thành viên được hưởng quyền lợi chính đáng, đồng thời cũng thấy rõ được bổn phận và trách nhiệm của mình trong tập thể.

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên cần phải rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp, có chính sách và quy định cụ thể thu hút các trí thức, cán bộ khoa học có trình độ cao ...

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận quản lý đội ngũ giáo viên THPT chúng tôi đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến đề tài như: quản lý, phát triển, quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên, trường trung học, giáo viên trường trung học, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường quản lý nhà trường, để làm sáng tỏ về các đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trường THPT đồng thời cũng làm rõ, nhiệm vụ, vai trò của đội

ngũ giáo viên trường THPT trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay, phân tích rõ ràng, toàn diện những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các nhà trường.

Chúng tôi nhận biết được những vấn đề lí luận mang tính định hướng cho việc phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển nguồn nhân lực sư phạm làm tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, đạo đức và thể chất… là con đường làm giàu kiến thức, trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên.

Phát triển đội ngũ giáo viên là chăm lo cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, vững vàng về trình độ, năng lực nghiệp vụ; làm tốt công tác tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, thuyên chuyển, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng môi trường phát lí và môi trường sư phạm, đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách, xây dựng tổ chức đoàn kết, thống nhất để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Từ cơ sở lí luận trên, chúng tôi thấy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm đúng mức thì mới có đươc đội ngũ có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI


2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam của nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía Bắc giáp Quận Hoàn Kiếm đi theo đường Nguyễn Du, sau đó chuyển sang phố Vạn Kiếp rồi ra bờ sông Hồng. Ranh giới tự nhiên phía Đông là sông Hồng (bên kia là Quận Long Biên), phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp Quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp Quận Thanh Xuân dọc theo trục đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng. Đây vốn là đất của huyện Thọ Xương xưa. Đầu thế kỉ XX, phần phía Bắc thuộc tỉnh Hà Nội, còn phần phía Nam thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Trước năm 1961 lập ra khu Hai Bà Trưng thuộc nội thành Hà Nội. Từ đó đến nay, Quận Hai Bà Trưng luôn luôn được mở rộng.

Hiện nay, Quận Hai Bà Trưng có diện tích tự nhiên: 10,09km², dân số

344.589 người; 20 phường và trụ sở UBND Quận: số 32 phố Lê Đại Hành.

Năm 2010, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Quận Hai Bà Trưng đều cơ bản hoàn thành. Giá trị sản xuất, thương mại, dịch vụ đạt 1.585 tỷ đồng (đạt 97% kế hoạch); các công trình dự án trọng điểm hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tích cực triển khai; đã tổ chức gắn biển khánh thành di tích đền Cơ Xá… Vào những tháng cuối năm 2010, Quận cũng đã tập trung chỉ đạo giải ngân các dự án đầu tư cho giáo dục cũng như đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị cho đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Quận Hai Bà Trưng cũng là địa bàn tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và thành phố như dệt kim Đồng Xuân, cảng Hà Nội, cụm công nghiệp Minh Khai - Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp, nhà máy chủ yếu thuộc

các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm... Đây là điều kiện thuận lợi giúp Quận tăng cường phát triển kinh tế. Hơn nữa, kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn Quận phát triển nhanh. Hiện trên địa bàn Quận có hơn 3.200 doanh nghiệp, trong đó 75% là thương mại, dịch vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn 20%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận đạt 1003,841 tỷ đồng.

Về công tác xã hội: Hơn 5 năm qua Quận đã hỗ trợ sửa chữa và xây dựng 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1.231 hộ gia đình thoát nghèo, trên 34.000 lao động được giới thiệu việc làm. Đến nay, số hộ nghèo trong toàn Quận còn 1.005 hộ.

Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua.

Năm 2011, Quận Hai Bà Trưng xác định tập trung phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng dịch vụ - công nghiệp, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 12% và giá trị các ngành dịch vụ ngoài quốc doanh tăng 18%. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Quận cũng đặt mục tiêu quan tâm các đối tượng chính sách, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc dân sinh.

Dân số Quận không ngừng tăng. Nếu như năm 2004, toàn Quận có

306.409 người thì đến năm 2009 dân số của Quận đã tăng lên 344.589 người, dự kiến năm 2020 dân số Quận sẽ tăng lên 430.000 người.

Với quy mô và phát triển dân số tăng nhanh như vậy đã có tác động rất lớn đến quy mô giáo dục của Quận. Trung bình mỗi năm tổng số học sinh ở các cấp của Quận tăng khoảng 900 học sinh. Do vậy hệ thống trường học ở các cấp

học của Quận nhìn chung bị quá tải sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp học; đặc biệt là ở cấp học Mầm non và Tiểu học.

2.2. Thực trạng giáo dục – đào tạo các trường trung học phổ thông Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kì đổi mới về mọi mặt, trước hết là về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Trung ương Bốn về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo”, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đã thổi luồng sinh khí mới cho giáo dục. Tiếp theo đó là Nghị quyết Trung ương Hai khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, các cấp bộ Đảng và chính quyền Quận đã đề ra các chương trình hành động, các giải pháp cụ thể phát triển GD - ĐT, khắc phục các tình trạng suy giảm của giáo dục vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tạo tiền đề cho sự nghiệp GD - ĐT chuyển biến mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đưa ra những định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015 là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những tồn tại yếu kém của nền kinh tế, huy động tốt các nguồn lực, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; tạo sự chuyển biến mới về văn hoá - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”.

Đảng bộ và các cấp chính quyền Quận luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quận Hai Bà Trưng duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục cấp THCS, từng bước hoàn

thành phổ cập giáo dục cấp trung học; 100% các phường có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp, toàn Quận có 87 trường học trong đó 38 trường mầm non, 22 trường Tiểu học, 16 trường THCS, 6 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, 01 trường chuyên biệt. Quận đã đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các hình thức học tập. Đó là những thuận lợi, tiềm năng to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2.2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm 2010 - 2011

2.2.1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp Quận Hai Bà Trưng năm 2010 - 2011


TT

Các chỉ số

Tổng

M.non

TH

THCS

THPT

TTGDTX

1

Số trường

84

38

22

16

6

1

2

Số lớp

1.370

384

442

335

159

17

3

Số học sinh

51.438

12.627

17.463

12.948

7.180

332

4

Số HS/lớp

174

33

40

39

45

20

5

Lớp/Trường

92

10

20

21

26

17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 6

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Trong những năm qua, quy mô giáo dục toàn ngành khá ổn định. Duy trì sĩ số hàng năm đạt 98%, cấp tiểu học đạt 100%; tỉ lệ chuyển cấp tiểu học đạt 100%; tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 đạt 90% đến 95% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS.

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục các cấp học năm học 2010 - 2011

- Công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục hành vi, lối sống, ý thức thực hiện nền nếp nhà trường luôn được chú trọng.

- Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật được quan tâm, trong đó chú trọng giáo dục thái độ, ý thức, hành vi nhân cách, giáo dục kĩ năng sống,

giúp học sinh tự tin trong học tập và rèn luyện. Nền nếp, kỉ cương được tăng cường ở tất cả các cấp học, tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp ngày càng giảm, tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội mặc dù tỉ lệ này không đáng kể.

- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh” được triển khai, thực hiện nghiêm túc đã tạo nên những chuyển biến trong nhận thức của cả giáo viên và học sinh trong việc nâng cao ý thức tu dưỡng đạo đức, trong học tập và rèn luyện. Cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai thực hiện nghiêm túc đã củng nền nếp trong dạy và học ngày vững chắc; những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá bị đẩy lùi, kết quả giáo dục và đào tạo đảm bảo phản ánh thực chất kết quả dạy và học của mỗi nhà trường.

Bảng 2.2. Tổng hợp xếp loại 2 mặt giáo dục năm 2010 - 2011


Cấp học

Tổng

số học sinh

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

Kém

%

Tốt

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

Tiểu học


17.463


89,00


8,5


2,50


0


0

Thực hiện đầy đủ: 99,8% Thực hiện chưa đầy đủ:

0,2%

THCS

12.948

48,35

37,70

11,80

2,15

0

71,08

24,25

4,05

0,62

THPT

8.068

19,83

48,52

22,6

9,05

0

62,38

30,52

6,28

0,82

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Qua bảng trên cho thấy:

Tỷ lệ học lực của các cấp học có sự biến đổi rõ rệt. Nếu như cấp tiểu học, học lực giỏi chiếm phần lớn (chiếm tới 89,00%) và không có tỷ lệ học lực yếu thì đến cấp học cao hơn (THCS và THPT) tỷ lệ này giảm nhanh “chóng mặt” (THCS: 48,35%, THPT: 19,83%) và đặc biệt đã xuất hiện học lực kém ở 2 cấp học này (THCS: 2,15%, THPT: 9,05%).

Hạnh kiểm ở các cấp học cũng có sự thay đổi nhưng nhìn chung đạt kết quả rất tốt, cả 3 cấp học, hạnh kiểm khá, tốt của học sinh đều đạt trên 90% và hạnh kiểm yếu cao nhất là ở cấp THPT cũng chỉ chiếm 0,82%.

2.2.2. Thực trạng các trường THPT Quận Hai Bà Trưng

Hiện nay, trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng đã có 06 trường THPT trong đó có 03 trường công lập, 03 trường ngoài công lập. Các trường được đặt ở vị trí khác nhau trên địa bàn Quận theo khu vực dân cư.

Hàng năm các trường THPT trong toàn Quận Hai Bà Trưng tuyển sinh được khoảng 90% – 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào học cấp THPT, cao hơn so với tỉ lệ 85% - 90% trung bình của thành phố.

2.2.2.1. Số học sinh

Số lượng HS các trường THPT Quận Hai Bà Trưng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Số lượng HS các trường THPT Quận Hai Bà Trưng



T T


Trường THPT

Năm học

2008 – 2009

2009 – 2010

2010 - 2011

Tổng số HS

Tổng số lớp

Tổng số HS

Tổng số lớp

Tổng số HS

Tổng số lớp

1

Trần Nhân Tông

2103

48

2153

47

2015

43

2

Thăng Long

1979

42

1984

42

2086

42

3

Đoàn Kết – Hai Bà

Trưng

1900

40

1891

42

1850

42

4

DL Hồng Hà

357

9

541

16

610

17

5

DL Đông Kinh

120

4

182

6

444

11

6

DL Mai Hắc Đế

106

4

125

4

175

4


Tổng cộng

6565

148

6882

157

7180

159

(Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)

Số lượng học sinh và số lớp học các trường THPT qua các năm không ngừng tăng, tuy nhiên sự biến đổi này không lớn. Nếu như năm 2008 – 2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023