các môn khoa học xã hội; có bộ môn trên 90% là nữ như môn tiếng Anh, môn Địa lí, môn Lịch sử.
- Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hoá, đặc biệt giáo viên tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ lớn, có bộ môn số giáo viên này chiếm trên 90%. Điều này cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khó khăn nhất định. Giáo viên trẻ thường nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn tiếp thu cái mới, ý thức vươn lên mạnh mẽ, có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục. Có môn toàn bộ giáo viên đều trẻ, không có giáo viên nòng cốt, nên có nhiều hạn chế trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ.
2.3.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
2.3.2.1. Về trình độ đào tạo
Bảng 2.11. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên
Trường THPT | Tổng số | Cao đẳng | Đại học | Sau Đại học | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
2010 - 2011 | Trần Nhân Tông | 96 | 1 | 1,04 | 76 | 79,17 | 19 | 19,79 |
Thăng Long | 85 | 1 | 1,18 | 65 | 76,47 | 19 | 22,35 | |
Đoàn Kết – Hai Bà Trưng | 91 | 1 | 1,1 | 75 | 82,42 | 15 | 16,48 | |
DL Hồng Hà | 53 | 3 | 5,66 | 44 | 83,02 | 6 | 11,32 | |
DL Đông Kinh | 43 | 3 | 6,98 | 36 | 83,72 | 4 | 9,3 | |
DL Mai Hắc Đế | 21 | 5 | 23,81 | 14 | 66,67 | 2 | 9,52 | |
Tổng số | 389 | 14 | - | 309 | - | 65 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Trương Của Đảng Và Nhà Nước Về Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Trung Học Phổ Thông
- Khái Quát Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số Liệu Thống Kê Số Phòng Học, Phòng Chức Năng Năm Học 2009 - 2010
- Triển Khai Công Tác Tuyển Chọn, Sử Dụng Đội Ngũ Giáo Viên
- Những Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thường Xuyên Tổ Chức Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
Giáo viên có trình độ đào tạo sau đại học đội ngũ giáo viên ở các trường THPT công lập khá cao (trung bình khoảng 19%) gấp xấp xỉ 2 lần giáo viên có trình độ đào tạo sau đại học ở các trường THPT dân lập (đạt khoảng 10%).
Giáo viên có trình độ cao đẳng ở các trường THPT công lập cũng thấp hơn nhiều giáo viên có trình độ cao đẳng ở các trường THPT dân lập trên địa bàn. Tỷ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng các trường THPT dân lập cao gấp 5; 6 lần, cá biệt tỷ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng ở trường THPT dân lập Mai Hắc Đế gấp 23 lần tỷ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng ở các trường công lập. Điều này đã phản ánh trình độ đội ngũ giáo viên không đồng đều giữa trường THPT công lập với trường THPT dân lập.
2.3.2.2. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Bảng 2.12. Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ giáo viên
Trường THPT | T. số | Trình độ ngoại ngữ | Trình độ Tin học | |||||||||
Đại học | Cao đẳng | Chứng chỉ | Đại học | Cao đẳng | Chứng chỉ hoặc tương đương | |||||||
A | B | C | A | B | C | |||||||
2010 – 2011 | Trần Nhân Tông | 96 | 5 | 3 | 45 | 31 | 12 | 6 | 4 | 60 | 24 | 2 |
Thăng Long | 85 | 5 | 2 | 35 | 32 | 13 | 8 | 2 | 50 | 22 | 3 | |
Đoàn Kết – Hai Bà Trưng | 91 | 4 | 3 | 55 | 20 | 9 | 7 | 3 | 60 | 18 | 3 | |
DL Hồng Hà | 53 | 3 | 2 | 30 | 11 | 7 | 2 | 3 | 30 | 17 | 1 | |
DL Đông Kinh | 43 | 3 | 1 | 29 | 7 | 3 | 1 | 4 | 27 | 11 | 0 | |
DL Mai Hắc Đế | 21 | 2 | 1 | 12 | 4 | 4 | 1 | 3 | 10 | 7 | 0 | |
Tổng số | 389 | 22 | 12 | 206 | 105 | 48 | 25 | 19 | 237 | 99 | 9 |
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
Tất cả giáo viên các trường THPT trên địa bàn Quận đều có trình độ ngoại ngữ, và trình độ tin học từ loại A trở lên. Tuy nhiên, số giáo viên có chứng chỉ C ngoại ngữ trở lên còn rất thấp (đạt khoảng 30%), trình độ tin học C trở lên đối với các trường dân lập còn thấp đặc biệt trường THPT dân lập Đông Kinh và THPT dân lập Mai Hắc Đế chỉ có mỗi một cán bộ có trình độ C tin học trở lên.
Nhìn chung, nhiều giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính để soạn giáo án, sử dụng bài giảng điện tử, khai thác mạng internet để phục vụ cho dạy học. Điều này là tín hiệu rất tốt để nâng cao chất lượng dạy học của các giáo viên cũng như chất lượng truyền đạt bài giảng cho học sinh
2.3.2.3. Xếp loại đội ngũ giáo viên
Bảng 2.13. Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống ĐNGV
Trường THPT | T. số | Tốt | Khá | TB | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
2010 – 2011 | Trần Nhân Tông | 96 | 70 | 72,92 | 24 | 25,00 | 2 | 2,08 |
Thăng Long | 85 | 70 | 82,35 | 14 | 16,47 | 1 | 1,18 | |
Đoàn Kết – Hai Bà Trưng | 91 | 60 | 65,93 | 31 | 34,07 | 0 | 0 | |
DL Hồng Hà | 53 | 41 | 77,36 | 10 | 18,87 | 2 | 3,77 | |
DL Đông Kinh | 43 | 35 | 81,40 | 6 | 13,95 | 2 | 4,65 | |
DL Mai Hắc Đế | 21 | 10 | 47,62 | 10 | 47,62 | 1 | 4,76 | |
Tổng số | 389 | 286 | - | 95 | - | 8 | - |
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
Phầm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên nhìn chung là tốt, tỷ lệ giáo viên cả trường THPT công lập và dân lập đạt kết quả từ khá trở lên rất cao (trên 95%). Chỉ rất ít giáo viên đạt kết quả trung bình về đạo đức, chính trị và lối sống (chỉ 1 đến 2 giáo viên). Điều này nói lên các giáo viên thực hiện rất nghiêm nội quy, quy chế cơ quan cũng như sự chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính trị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Bảng 2.14. Xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
Trường THPT | T. số | Tốt | Khá | TB | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
2010 - 2011 | Trần Nhân Tông | 96 | 30 | 31,25 | 64 | 66,67 | 2 | 2,08 | 0 | 0 |
Thăng Long | 85 | 42 | 49,41 | 41 | 48,24 | 2 | 2,35 | 0 | 0 | |
Đoàn Kết – Hai Bà Trưng | 91 | 30 | 32,96 | 55 | 60,44 | 6 | 6,6 | 0 | 0 | |
DL Hồng Hà | 53 | 12 | 22,64 | 35 | 66,04 | 5 | 9,43 | 1 | 1,89 | |
DL Đông Kinh | 43 | 9 | 20,93 | 29 | 67,44 | 4 | 9,3 | 1 | 2,33 | |
DL Mai Hắc Đế | 21 | 5 | 23,81 | 12 | 57,14 | 3 | 14,26 | 1 | 4,76 | |
Tổng số | 389 | 128 | - | 236 | - | 22 | - | 3 | - |
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ở các trường công lập khá, tốt (chiếm hơn 95%), ngược lại giáo viên các trường dân lập có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ kém hơn (chỉ chiếm khoảng 80%) và đặc biệt cả 3 trường THPT dân lập đều có giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ kém. Điều này cũng phần nào phản ánh kết quả học tập của học sinh các trường.
Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia về phẩm chất ĐNGV
Sau khi khảo sát 150 giáo viên về phẩm chất đội ngũ giáo viên ở các trường Quận Hai Bà Trưng (Phụ lục 01), chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Một số tiêu chí về phẩm chất ĐNGV | Mức độ | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. | 100 | 66,67 | 47 | 31,33 | 3 | 2,00 | ||
2 | Có ý thức tổ chức kỉ luật cao, chấp hành tốt quy định của ngành, nội quy, quy định của nhà trường, ý thức kỉ luật lao động cao. | 76 | 50,67 | 68 | 45,33 | 6 | 4,00 | ||
3 | Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh. | 105 | 70,00 | 45 | 30,00 | ||||
4 | Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình. | 59 | 39,33 | 83 | 55,33 | 8 | 5,34 | ||
5 | Có tinh thần đoàn kết, nhân ái, tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống. | 100 | 70,00 | 50 | 30,00 | ||||
6 | Gắn bó, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao với công việc được giao. | 67 | 44,67 | 80 | 53,33 | 3 | 2,00 | ||
7 | Hiểu biết, tôn trọng, gần gũi và thương yêu học sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của HS. | 43 | 28,67 | 105 | 70,00 | 2 | 1,33 |
Từ bảng xếp loại đội ngũ giáo viên hàng năm và tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia trên cho thấy: hầu hết các tiêu chí xếp loại khá, tốt đều đạt từ 90% trở lên, trong đó tiêu chí 3 và 5 tỉ lệ khá, tốt đạt 100%. Điều đó chứng tỏ đội ngũ giáo viên THPT Quận Hai Bà Trưng có lập trường tư tưởng vững vàng,
phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh, tận tuỵ, gắn bó với nghề và có uy tín cao trong học sinh và nhân dân; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, có nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên được đánh giá cao, điều đó cũng có nghĩa là đạo đức của người người giáo viên phải chuẩn mực. Do vậy những chuẩn mực đạo đức xã hội phải hội tụ ở người thầy thì mới giúp học sinh phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách; người thầy phải chuẩn mực mới đảm đương được nhiệm vụ “trồng người” cao cả.
Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia về kiến thức, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ của ĐNGV
Sau khi khảo sát 150 giáo viên về kiến thức, năng lực chuyên môn – nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ở các trường trong Quận Hai Bà Trưng (Phụ lục 02), chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên | Mức độ | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nắm vững kiến thức cơ bản, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học. | 85 | 56,67 | 45 | 30,00 | 15 | 10,00 | 5 | 3,33 |
2 | Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh | 60 | 40,00 | 52 | 34,67 | 33 | 22,00 | 5 | 3,33 |
3 | Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ. | 45 | 30,00 | 74 | 49,33 | 19 | 12,67 | 14 | 9,33 |
4 | Kiến thức về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương nơi công tác. | 30 | 20,00 | 65 | 43,33 | 48 | 32,00 | 7 | 4,67 |
5 | Tinh thần, khả năng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn | 75 | 50,00 | 35 | 23,33 | 42 | 28,00 | 8 | 5,33 |
nghiệp vụ. | |||||||||
6 | Tiếp nhận và xử lí thông tin trong quản lí chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và hiệu quả. | 40 | 26,67 | 55 | 36.67 | 40 | 26.67 | 15 | 10,00 |
7 | Lập kế hoạch kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học hiệu quả. | 44 | 29.33 | 56 | 37,33 | 40 | 26,67 | 10 | 6,67 |
8 | Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức phối hợp các hoạt động giáo dục | 61 | 40,67 | 46 | 30,67 | 30 | 20 | 3 | 2,00 |
Kết quả tổng hợp xin ý kiến chuyên gia và bảng kết quả xếp loại cho thấy: trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhìn chung đều đạt yêu cầu, đảm nhiệm được công việc chuyên môn được giao theo chuyên ngành đã được đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi còn ít, một số giáo viên cao tuổi ngại đổi mới phương pháp, chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin. Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn đào tạo từ cử tuyển và các lớp tạo nguồn năng lực chuyên môn cũng như khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của các trường.
Hầu hết các tiêu chí mức trung bình chiếm tỉ lệ còn cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên phải có sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.3.2.4. Danh hiệu thi đua
Bảng 2.17. Danh hiệu thi đua đạt được của đội ngũ giáo viên THPT Quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trường THPT | Tổng số GV | Lao động tiên tiến | CSTĐ cấp cơ sở | CSTĐ thành phố | Không đạt | |
2010 – 2011 | Trần Nhân Tông | 96 | 76 | 12 | 4 | 4 |
Thăng Long | 85 | 66 | 12 | 5 | 2 | |
Đoàn Kết – Hai Bà Trưng | 91 | 66 | 16 | 4 | 5 | |
DL Hồng Hà | 53 | 46 | 3 | 1 | 3 | |
DL Đông Kinh | 43 | 37 | 2 | 0 | 4 | |
DL Mai Hắc Đế | 21 | 17 | 1 | 0 | 3 | |
Tổng số | 389 | 325 | 46 | 14 | 20 |
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
Số giáo viên đạt các danh hiệu thi đua đặc biệt là danh hiệu “Chiến sĩ thi đua thành phố” nhìn chung còn thấp, đặc biệt có 02 trường THPT dân lập không có ai đạt “Danh hiệu chiến sĩ thi đua thành phố”. Điều này cũng cho thấy số giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn ít, chưa có nhiều điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho các hoạt động dạy học và giáo dục, đội ngũ chưa mạnh về chất lượng.
2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Để tìm hiểu về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của trường trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã điều tra, khát sát 150 cán bộ quản lý, giáo viên của trường (Phụ lục 03) và thu được kết quả sau đây: