Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Quá Trình Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Từ Ngân Sách Nhà Nước


Công tác cán bộ là vấn đề cốt lõi, quyết định đến việc thực hiện tốt hay không tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Đối với lĩnh vực QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN thì các tiêu chuẩn nêu trên là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý XD như: ban hành và tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách có liên quan; lập quy hoạch, kế hoạch XD; tổ chức thực hiện cũng như triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng...

Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phân công, bố trí cán bộ, công chức làm công tác quản lý xây dựng HTGT đúng năng lực chuyên môn, sở trường công tác theo từng chức danh, vị trí việc làm trong từng nội dung của quá trình quản lý. Phải có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý xây dựng HTGT từ NSNN với tầm nhìn dài hạn và thực hiện việc đào tạo, luân chuyển cán bộ một cách phù hợp. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được các yêu cầu như trên thì công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN sẽ đạt kết quả cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý sẽ được đảm bảo trong tất cả các khâu của quá trình quản lý đầu tư và xây dựng.

* Phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Đứng đầu là HĐND tỉnh và UBND tỉnh chịu trách nhiệm lãnh đạo và quyết định cuối cùng cũng như chịu trách nhiệm phân cấp quản lý các DA xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn. Cụ thể:

Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng;

Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu


trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 5

Tham mưu, hỗ trợ cho HĐND tỉnh và UBND tỉnh là các cơ quan.

Sở Kế hoạch Đầu tư: Là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh lập kế hoạch quản lý các DA xây dựng HTGT từ NSNN, đồng thời trực tiếp quản lý giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

Sở Tài chính: Là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND trong việc quản lý vốn xây dựng HTGT từ NSNN, giám sát KBNN tỉnh thực hiện chi trả, thanh quyết toán các khoản xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn.

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động lập dự toán, chấp hành phân bổ dự toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn tỉnh.

Các ban quản lý DA cấp tỉnh: Hay còn gọi là các Ban quản lý dự án đầu tư chuyên ngành là cơ quan quản lý trực tiếp việc thực hiện đầu tư, xây dựng các DA xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn cấp tỉnh.

HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau:

Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;


Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo dõi;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước

Trong hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN, với cơ chế tác động và biện pháp điều chỉnh chủ yếu là bằng Pháp luật, cơ quan QLNN có thẩm quyền phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm loại trừ các hành vi bất hợp pháp ra khỏi hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các văn bản pháp luật là một khâu quan trọng trong quá trình QLNN về kinh tế nói chung, với hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN nói riêng. Đó là một khâu quan trọng đảm bảo hiệu quả, hiệu lực QLNN trong các hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy, đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế để kịp thời sửa đổi cho phù hợp, nếu thiếu khâu này, hoạt động quản lý của nhà nước sẽ kém hiệu lực, hiệu quả. Hơn nữa, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hoạt động xây dựng HTGT, Nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động này một cách thường xuyên, liên tục.

Nội dung thanh tra, thanh tra, kiểm tra, giám sát

+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng HTGT là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của chủ đầu tư trong việc thực hiện toàn bộ quá trình xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng;


+ Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Chủ đầu tư; kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật và tính chính xác của các thông tin theo dõi DA đầu tư cho Chủ đầu tư cung cấp; năng lực của chủ đầu tư;

+ Tổng hợp tình hình thực hiện DA đầu tư: tiến độ thực hiện, tình hình giải ngân, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường; các khó khăn, vướng mắc chính ảnh hưởng đến việc thực hiện DA;

+ Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;

+ Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư;

+ Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.

Đồng thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý xây dựng công trình, làm cho việc sử dụng nguồn vốn dành cho xây dựng HTGT đạt hiệu quả cao nhất.

Thất thoát trong xây dựng HTGT là hiện tượng mất mát, thiệt hại không đáng có về vốn trong suốt quá trình đầu tư, là phần vốn đã được đưa vào dự án nhưng không mang lại hiệu quả trên thực tế. Nguyên nhân có thể do tiêu cực, tham nhũng gây nên hoặc cũng có thể do thiên tai, hoặc tác động của nền kinh tế.

Lãng phí trong đầu dư xây dựng là việc sử dụng các nguồn lực nhưng không mang lại hiệu quả

Xử lý vi phạm pháp luật về xây dựng HTGT là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành bằng các biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại.

Việc kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về xây dựng HTGT không những có tác dụng răn đe đối với những người vi phạm mà còn có tác dụng ngăn chặn, giáo dục, phòng ngừa đối với những tổ chức, cá nhân khác. Kiểm tra, xử lý vi


phạm pháp luật về xây dựng HTGT còn nhằm phát hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác xây dựng cơ bản, hoàn thiện cơ chế chính sách, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đưa hoạt động xây dựng HTGT đi vào nề nếp, có trật tự, có kỷ cương, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là phải trung thực, đầy đủ, chính xác, khách quan và kịp thời. Vì vậy, Nhà nước tạo lập các điều kiện để việc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo yêu cầu, từ tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, quy định về địa vị pháp lý, quy định chức năng, nhiệm vụ, chặt chẽ về quy trình, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN cần có sự tham gia của các cơ quan thanh tra chuyên ngành như: thanh tra đầu tư, thanh tra tài chính, thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông và các cơ quan thanh tra có liên quan nhằm phát hiện kịp thời và ngăn ngừa, xử lý các sai phạm. Trong hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN công tác kiểm toán cũng rất quan trọng nhằm phát hiện các sai phạm về đầu tư, xây dựng và sử dụng vốn NSNN... để kiến nghị xử lý các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Ngoài ra, việc giám sát của cộng đồng cũng rất quan trọng, việc thực hiện giám sát của cộng đồng thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng tại các địa phương. Kết quả giám sát của cộng đồng góp phần làm cho các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN thực hiện đúng quy định, chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh

1.2.3.1. Đánh giá chất lượng quy hoạch và kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước

Một là, tính phù hợp, khả thi của việc lập quy hoạch và kế hoạch ĐTXD HTGT từ NSNN


Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch xây dựng HTGT từ NSNN phải tuân thủ và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển KCHT GTVT nói chung và HTGT nói riêng cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển cụ thể. Hiện nay, nhu cầu xây dựng HTGT của các địa phương là rất lớn, do đó công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phải xét đến việc huy động và đảm bảo đầy đủ các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án thuận lợi, đảm bảo tính khả thi của dự án.

Đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công tác QLNN về lập quy hoạch và kế hoạch ĐTXD HTGT từ NSNN. Tiêu chí này được đảm bảo sẽ góp phần giúp cho kế hoạch đầu tư được diễn ra thuận lợi, khả thi và nâng cao hiệu quả xây dựng HTGT từ NSNN.

Hai là, tính hiệu quả của việc lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng HTGT từ NSNN

Tính hiệu quả của kế hoạch đầu tư được xem xét trên cơ sở các dự án xây dựng HTGT từ NSNN phải được thực hiện đúng mục đích, nội dung, vị trí đầu tư. Kế hoạch đầu tư phải được xây dựng theo nhu cầu thực tiễn và thứ tự ưu tiên của các dự án đầu tư theo từng vùng, địa phương, tránh đầu tư dàn trải dễ gây thất thoát, lãng phí.

Hiệu quả của việc lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư còn được thể hiện trên cơ sở phải rà soát và nghiên cứu kỹ các phương án đầu tư cũng như giải pháp xây dựng các công trình HTGT. Dự báo trước được các vấn đề phức tạp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư không phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án.

1.2.3.2. Đánh giá chất lượng bộ máy quản lý xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, thông qua việc ban hành và tổ chức thực thi các quy định của pháp luật trong việc xây dựng HTGT từ NSNN

Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực thi các quy định của pháp luật là khâu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Để thực hiện được điều này yêu cầu chất lượng cán bộ trong


các cơ quan QLNN phải có trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực và sự hiểu biết sâu rộng về các nội dung có liên quan đến hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN. Điều đó sẽ giúp cho việc ban hành các quy định về ĐTXD của cấp tỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, các nội dung sát với thực tế của tỉnh, làm cho quá trình tổ chức thực thi thuận lợi, giảm thiểu sai sót, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN.

Thứ hai, thông qua việc tổ chức thực hiện tốt các khâu của quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN

Chất lượng cán bộ và tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN được thể hiện thông qua việc tổ chức thực hiện tốt các khâu trong quá trình QLNN về xây dựng HTGT. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng, quyết định đến thành bại của cả quá trình triển khai thực hiện các dự án QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng... sẽ đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Các khâu của quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cụ thể:

+ Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đây là giai đoạn xác định đến sự cần thiết phải đầu tư, sự phù hợp của dự án đối với điều kiện kinh tế, xã hội và quy hoạch của địa phương. Quản lý không tốt giai đoạn này sẽ dẫn đến lãng phí đầu tư, có khi là lãng phí cả một công trình, dự án do không phát huy được hiệu quả cũng như quy mô đầu tư.

+ Quản lý giai đoạn thực hiện xây dựng HTGT: Đây là giai đoạn quan trọng nhất liên quan đến chất lượng công tác đầu tư, quản lý giai đoạn này cần tập trung vào các đối tượng thực hiện thi công công trình, chống gian lận, bớt xén vật tư, khối lượng công trình.

+ Quản lý giai đoạn kết thúc dự án xây dựng HTGT từ NSNN: Cẩn tổ chức kiểm toán, quyết toán công trình theo hồ sơ được chủ đầu tư lập. Đây là khâu then chốt trong việc xác định giá trị công trình, dự án. Lưu trữ hồ sơ, báo cáo kết quả đầu tư đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Kết thúc đầu tư.


1.2.3.3. Đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, mức độ đầy đủ, phù hợp, chính sách của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN

Để việc kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN về xây dựng HTGT có hiệu quả, các nội dung kiểm tra, giám sát phải đầy đủ, phù hợp với quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và nghiệm thu, thanh quyết toán công trình... Vai trò trách nhiệm của các cơ quan QLNN trong các khâu kiểm tra, giám sát phải được thể hiện đẩy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch... sẽ giúp kịp thời phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình thực hiện, từ đó có các giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư.

Mức độ mức độ chính sách của công tác kiểm tra, giám sát giúp cho quá trình QLNN về xây dựng HTGT `từ NSNN được thực hiện tốt, phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, từ đó xây dựng các phương án phòng ngừa và xử lý có hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng HTGT từ NSNN.

Thứ hai, mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN

Chế tài kiểm tra, giám sát được xây dựng cụ thể, rõ ràng, đủ mạnh sẽ nâng cao mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng HTGT từ NSNN.

Mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát còn được đánh giá thông qua việc thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư. Một hệ thống kiểm tra, giám sát hiệu quả sẽ giúp cho quá trình xây dựng HTGT từ NSNN ít sai phạm, hạn chế thất thoát, lãng phí và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng HTGT từ NSNN thường mới chỉ là định tính, rất khó đánh giá định lượng cụ thể vì hiện tượng thất thoát, lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân như: quyết định đầu tư sai, kế hoạch

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí