Khái Quát Chung Về Hạ Tầng Giao Thông Và Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Từ Ngân Sách Nhà Nước Của Tỉnh


được đề cập một cách rõ ràng cụ thể trong những nghiên cứu trên. Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có tính mới, không trùng lặp với những nghiên cứu trước đó.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất định hướng và một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông, chủ yếu là hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN của tỉnh Nghệ An.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN.

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN. Để rút ra được thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông. Do đặc thù tỉnh Nghệ An chủ yếu là đường bộ nên luận văn tập trung chủ yếu vào nội dung QLNN về hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN tỉnh Nghệ An.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nội dung luận văn tập trung nghiên cứ QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng từ NSNN của tỉnh Nghệ An như: Xây dựng quy hoạch, kế hoach; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của nhà nước.


- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020 và các giải pháp được đề xuất trong luận văn đến năm 2025.

- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập dữ liệu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo thống kê, tổng hợp về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An: Cục Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở GTVT; KBNN; Sở Tài chính; Ban QLDA đầu tư xây dựng...

Các số liệu và tình hình phát triển kinh tế xã hội từ niên giám thống kê của tỉnh qua các năm tại Cục thống kê tỉnh Nghệ An.

Các sách; báo; giáo trình; luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học,….tài liệu liên quan đến nội dung luận văn đã được công bố.

Bảng 1: Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp


Thông tin

Loại tài liệu

Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN. Các công trình nghiên cứu QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN đã

được công bố.

- Các bài báo từ các tạp chí, sách giáo trình, bài báo khoa học có liên quan tới đề tài;

- Các tài liệu từ các website;

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.


Internet;

Sách, báo và các tài liệu có liên quan.


Số liệu về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tại địa bàn nghiên cứu, trong giai đoạn 2018 - 2020

- Báo cáo thống kê, tổng hợp về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An;

- Các Nghị quyết, quyết định, thông tư về QLNN về XD hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh;

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế -


HĐND; UBND;

Cục thống kê;

Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 3



xã hội tỉnh Nghệ An.


Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

+ Đối tượng điều tra bao gồm: Các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan QLNN của tỉnh Nghệ An như: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, các Ban QLDA đầu tư thuộc tỉnh; các cán bộ của chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, tư vấn xây dựng,... đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Phương pháp điều tra: Bằng phiếu hỏi với 12 câu hỏi, chủ yếu là câu hỏi đóng về những nội dung liên quan đến QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An. Trong quá trình tiến hành điều tra xã hội học, tác giả đã phát ra 92 phiếu, do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên chỉ thu về được 76 phiếu với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 22 đến trên 65 tuổi, trong đó có 58 nam và 18 nữ; trình độ đại học 30 người, trên đại học là 39 người và dưới đại học là 7 người; cán bộ lãnh đạo, quản lý là 41 người, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn là 35 người.

Với đối tượng điều tra như trên, kết quả điều tra xã hội học của tác giả là đáng tin cậy và có cơ sở thực tiễn cho các đánh giá trong luận văn dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và black, 1998; Cormey, 1973; Roger, 2006 vào lý thuyết cơ bản của thống kê, khi đảm bảo số lượng phiếu hợp lệ tối thiểu lớn hơn 30 phiếu.

Kích thước mẫu điều tra được xác định theo công thức: n= 5*m Trong đó: m là số lượng câu hỏi trong bảng hỏi; n tổng số phiếu Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2021.

Số phiếu thu về: Tổng số phiếu phát ra là 92 phiếu, do ảnh hưởng dịch nên tổng số phiếu thu về là 76 phiếu, Số phiếu không hợp lệ: Không có.

Quy trình khảo sát:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra theo tiêu chí đánh giá quản lý thu NSNN. Trong đó có các câu hỏi mở và các câu hỏi đóng với các ý trả lời có sẵn.

Bước 2. Gửi phiếu đến các đối tượng cần điều tra


Bước 3. Thu phiếu điều tra và sử lý làm sạch phiếu kết hợp nhập số liệu để phân tích đánh giá.

- Phương pháp tổng hợp xử lý dữ liệu: Tác giả sẽ tổng hợp các kết quả phân tích theo các vấn đề thuộc nội dung QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN của tỉnh và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các nội dung quản lý tại tỉnh Nghệ An. Các tài liệu được thu thập sẽ được tác giả hệ thống hóa theo danh mục, chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên liên quan đến nội dung thực hiện của đề tài. Các bước tính toán được thực hiện trên phần mềm Microsoft Excel.

- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các dữ liệu thống kê, số liệu mô tả sự biến động cũng như những thay đổi về số liệu... Phương pháp này sử dụng để mô tả thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN.

+ Phương pháp tổng hợp: Những vấn đề sẽ được phân tích theo nhiều góc độ khác nhau, phân tích từng chỉ tiêu rồi tổng hợp lại lôgic với nhau. Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tỉnh Nghệ An và qua đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế, tồn tại của công tác xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để giải quyết, khắc phục những hạn chế, tồn tại.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tỉnh Nghệ An qua các năm. Tiến hành so sánh, nếu quá trình thực hiện nhiệm vụ QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tỉnh Nghệ An giai đoạn nghiên cứu. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá tạo cơ sở cho các phương pháp phân tích, tổng hợp.

+ Phương pháp quy nạp diễn dịch: Luận văn sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch để đưa ra những đánh giá mang tính tổng quát về thực trạng ở địa phương và từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


6. Những đóng góp mới của luận văn

- Trên cơ sở hệ thống hóa, kế thừa, có bổ sung để hoàn thiện xây dựng khung lý thuyết QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng từ NSNN cấp tỉnh trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

- Phân tích và đánh giá khách quan, khoa học dựa trên khung lý thuyết đã được xây dựng về thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Nghệ An trong năm 2018 – 2020 để chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, bất cập cần giải quyết.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết hợp 3 chương, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm góp phần nâng cao năng lực sử dụng các công cụ quản lý và hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn kế cấu thành 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH‌

1. 1. Khái quát chung về hạ tầng giao thông và quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước của tỉnh

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan

Hạ tầng được hiểu là một trong số những thành phần cơ bản của kết cấu, là một tầng đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất được diễn ra bình thường. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về hạ tầng nhưng, về cơ bản các định nghĩa này đều phản ánh các nội dung sau:

Theo nghĩa rộng: hạ tầng bao gồm toàn bộ các ngành, lĩnh vực phục vụ, các ngành này có sự kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống cơ bản của xã hội.

Theo nghĩa hẹp: hạ tầng giao thông bao gồm các công trình được xây dựng để phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng.

Như vậy, trong mỗi lĩnh vực khác nhau, khái niệm cụ thể về hạ tầng có sự khác nhau đôi chút để phù hợp với các ngành cụ thể và trong ngành giao thông có thể hiểu: Hạ tầng giao thông là toàn bộ cầu, đường, các công trình phục vụ liên quan, hệ thống công nghệ và trang thiết bị quản lý đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế – xã hội. Trong đó, hạ tầng giao thông đường bộ là bộ phận giữ vai trò quan

trọng nhất, là huyết mạch của hệ thống GTVT (Theo Nguyễn Hồng Thái, 2018).

1.1.2. Đặc điểm của hạ tầng giao thông

* Là hàng hóa công cộng không thuần túy

Bởi nó có hai đặc tính: Thứ nhất là nó không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng. Thứ hai là người ta không muốn hoặc không thể sử dụng nó theo kiểu khẩu phần.

Căn cứ vào đặc tính công cộng của hạ tầng giao thông, tức là mức độ “công cộng” hay mức độ tham gia giao thông khác nhau nên người ta chia HTGT thành nhiều loại đường giao thông khác nhau: Đường cao tốc, đường quốc lộ, đưởng


tỉnh…với các cấp kỹ thuật khác nhau để phục vụ nhu cầu giao thông khác nhau; và chi phí xây dựng cũng khác nhau nên phải phân cấp quản lý để đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo từng loại cho phù hợp.

Xét trên mặt chi chí xây dựng HTGT và lợi ích về mặtKTXH mà HTGT mang lại, thì HTGT thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra nó, do vậy sự cần thiết phải xây dựng HTGT cho xã hội sử dụng.

Nếu tư nhân xây dựng HTGT cho xã hội sử dụng thì việc thu lại lợi nhuận là rất khó và tư nhân sẽ chỉ đầu tư vào các địa bàn thuận lợi còn những vùng địa bàn khó khăn sẽ không đầu tư. Vì vậy để đảm bảo phát triển hài hòa, Nhà nước phải đầu tư xây dựng HTGT cho nhân dân đi lại ở địa bàn khó khăn. Còn tại khu vực thuận lợi nhà nước có thể kêu gọi tư nhân tham gia bằng các chính sách về GPMB, cấp đất, ưu đãi sử dụng đất hai bên đường… Như vậy bài toán mà Nhà nước có thể hợp tác với tư nhân để xây dựng HTGT có thể giải quyết được bối cảnh thiếu hụt vốn xây dựng HTGT.

* HTGT có tính hệ thống và tương hỗ lẫn nhau.

Tính hệ thống của HTGT được thể hiện sự kết nối giữa các tuyến đường với nhau. Tuyến đường trục chính kết nối với các tuyến đường nhánh, đường phụ, giữa các tuyến đường quốc lộ với đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường liên thôn, đường xóm, ngõ, kết nối cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt… sự kết nối này đã tạo thành hệ thống giao thông vận tải nói chung.

Với đặc tính hệ thống liên hoàn của HTGT giúp công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch tổng thể phát triển HTGT của quốc gia, khu vực hay của từng địa phương đều được xem xét nghiên cứu dưới sự tương trợ giữa các tuyến đường với nhau về mặt lưu thông trung chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, đồng thời được tính toán, đánh giá chặt chẽ về lợi ích KTXH đặt trong hệ thống HTGT ở địa phương hay khu vực.

Nghiên cứu tính hệ thống và tương hỗ của HTGT giúp cho nhà quản lý khi phê duyệt dự án phát triển HTGT phải đảm bảo tính đồng bộ, cân đối giữa các loại đường, tuyến đường trong khu vực. Tính toán phân bổ và sử dụng vốn xây dựng mới, nâng


cấp, duy tu bảo trì đường bộ, cầu, cống và các công trình phụ trợ khác cho phù hợp với khu vực đầu tư, dân trí và cảnh quan đô thị.

* HTGT là loại tài sản cố định có thời hạn sử dụng khó xác định và chịu tác động trực tiếp của điều kiện môi trường tự nhiên.

Một dự án HTGT khi dự án đi vào hoạt động khai thác sử dụng, dự án đó sẽ trở thành tài sản cố định của quốc gia. Giá trị của tuyến đường bộ, cầu, cống hoặc công trình phụ trợ khác nhau khi hoàn thành đủ điều kiện trở thành tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nhưng khó có thể xác định được thời gian sử dụng trong bao lâu bởi lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường khác nhau. Trong quá trình sử dụng, hạ tầng HTGT luôn chịu tác động của khí hậu, thời tiết như nắng, mưa, bão, lũ..,làm hư hỏng, lún sụt, sạt lở, gãy vỡ cầu, cống, ảnh hưởng của điều kiện địa chất như đất yếu…

* HTGT có tính chất cố định tại nơi xây dựng, vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng xây dựng dài.

Công trình HTGT được đầu tư cố định tại nơi xây dựng công trình, được phê duyệt xác định chính xác mốc giới, chiều dài, chiều rộng của công trình.

Chi phí suất đầu tư trên một kilomet đường hoặc chi phí xây dựng các cầu, hầm, đường bộ là rất lớn, nên vốn đầu tư cần thiết là rất lớn để đầu tư cho một tuyến đường hoặc công trình HTGT. Hơn nữa, thời gian thi công các công trình HTGT là rất dài do yếu tố kỹ thuật phức tạp, giải phóng mặt bằng khó khăn, sử dụng khối lượng vật liệu lớn,..

Đặc điểm này đặt ra các yêu cầu cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phải thực hiện tốt công tác quy hoạch; chuẩn bị kế hoạch lâu dài; dự báo vốn đầu tư đầy đủ để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, phân bổ vốn, cấp phát cho công trình được liên tục, đảm bảo tiến độ đầu tư và không làm gián đoạn thi công công trình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023