quả thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, phần nào hạn chế tính năng động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc huy động thêm các nguồn lực xã hội mà còn trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Các định mức tổng hợp làm căn cứ phân bổ ngân sách còn chưa hợp lý, chưa có sự phân biệt theo ngành nghề đào tạo và điều kiện thực tiễn theo vùng miền. Cơ chế sử dụng nguồn thu chưa thật hiệu quả vì thiếu hệ thống khuyến khích về lợi ích. Các quy định về cấp phát và kiểm tra sử dụng ngân sách nhà nước đối với các trường đại học và cao đẳng còn quá chi tiết, nhấn mạnh vào yếu tố đầu vào mà chưa coi trọng hiệu quả đào tạo, chất lượng sản phẩm đào tạo.
3.2.2.Xây dựng và thực hiện thể chế quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học
Có thể nói, mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học chính là hướng đến xây dựng nền giáo dục đại học có chất lượng, hiệu quả. Để đi đến mục tiêu này, việc thiết lập khung thể chế quản lý nhà nước là một yêu cầu cần thiết và cần đi trước một bước. Với trách nhiệm quản lý nhà nước ở các cấp độ khác nhau, hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học từng bước được xây dựng, ban hành và đi vào thực tiễn, tạo ra những thay đổi quan trọng trong chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học. Các văn bản của Quốc hội như Luật Giáo dục, Luật giáo dục đại học đã thiết lập khung thể chế quan trọng cho quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học bằng việc thiết lập rõ nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, vấn đề đánh giá chất lượng, thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục đại học, các vấn đề liên quan đến quy trình đào tạo từ tuyển sinh đến tổ chức đào tạo. Việc nhà nước thiết lập khung thể chế này nhằm phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, đồng thời, là cơ sở để bảo đảm chất lượng của giáo dục đại học.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, nghị định về vấn đề giáo dục, giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định, chỉ thị về đổi mới, quản lý giáo dục đại học. Các quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan
thuộc Chính phủ về vấn đề quản lý giáo dục đại học, trong đó đặc biệt là các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học đã từng bước tạo lập khuôn khổ pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tập trung quản lý các yếu tố đầu vào, quy trình và đầu ra trong quy trình đào tạo đại học.
Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện đã quy định rõ 5 điều kiện thành lập trường đại học và sáu điều kiện để trưởng đại học đi vào hoạt động trong đó chú trọng những điều kiện có ý nghĩa trọng tâm của bảo đảm chất lượng giáo dục đại học như yếu tố cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên, nguồn lực tài chính và tổ chức quản lý. Những điều kiện này nhằm bảo các cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động khi đảm bảo những yêu cầu cần thiết nhất để kết quả đào tạo thực sự hướng đến chất lượng.
Thể chế quản lý nhà nước về tuyển sinh đại học trong những năm qua cũng có nhiều điều chỉnh. Từ việc cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh riêng đến kỳ thi “ba chung” năm 2002 và những đổi mới trong tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực sự mong muốn tạo ra những đổi mới trong tuyển sinh đầu vào đại học mà mục đích cao nhất đó chính là bảo đảm yếu tố đầu vào phù hợp với trình độ giáo dục đại học, tạo nền tảng ban đầu cần thiết cho bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Bởi lẽ sau hơn 10 năm thực hiện hình thức ba chung vẫn tồn tại không ít những bất cập. Đó là chưa giảm rõ rệt tình trạng căng thẳng, tốn kém và chịu sức ép rất lớn do hạn chế về chỉ tiêu tuyển sinh. Công tác xét tuyển còn lúng túng, bị động và kéo dài thể hiện trong khâu xử lý kỹ thuật và tâm lý thụ động của thí sinh, đặc biệt là thông tin đến vùng xa xôi hẻo lánh. Các trường chưa hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tuyển sinh do khâu thi và khâu tuyển chưa hoàn toàn tách bạch (trường vẫn trông thi, chấm thi và lên điểm).
Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Hệ thống thể chế quản lý đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục đã có những đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp. Các quy định về tiêu chuẩn giảng viên, định mức giờ giảng, nghiên cứu khoa học của giảng viên góp phần quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giảng dạy, từ đó, tác động trực tiếp vào chất lượng giáo dục đại học. Chính sách tiền lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp giảng viên được xây dựng cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học hiện nay.
Thể chế quản lý về tài chính và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học cũng được xây dựng, hoàn thiện nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết cho chất lượng giáo dục đại học. Kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo đại học để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính. Cơ chế này đã giúp các cơ sở đào tạo đại học chủ động hơn trong sử dụng ngân sách, sử dụng có hiệu quả các nguồn thu hợp pháp của nhà trường, tăng tính tự chủ của các đơn vị trong hoạt động, giảm các thủ tục hành chính và lề lối làm việc theo cơ chế “xin cho”. Kinh phí chi thường xuyên được giao ổn định theo từng giai đoạn 3 năm đã tạo điều kiện cho các trường chủ động kế hoạch hoá nguồn lực, phân bổ và điều hành ngân sách hàng năm một cách rõ ràng, minh bạch, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Thể chế quản lý nhà nước về chương trình đào tạo cũng có những đổi mới quan trọng. Từ việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung chương trình đến việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong xây dựng chương trình đào tạo là một bước tiến quan trọng. Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trước đó là Quyết định số 29/2008/QĐ- BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của
các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đã góp phần tạo lập thể chế quản lý quan trọng đối với một yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp vào chất lượng giáo dục đại học.
Tư duy quản lý nhà nước về chất lượng, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học đã thực sự được thể chế hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009đã ban hành cácđiều khoản quy định chi tiết về mục tiêu, nội dung của các bậc học, về hệ thống giáo dục, về nhà trường, nhà giáo… đã đặt cơ sở pháp lý ban đầu rất quan trọng về cho hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng. Điều 14 của Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ cần “tập trung quản lý chất lượng giáo dục” là định hướng quan trọng cho việc đổi mới quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học theo hướng quản lý chất lượng. Luật Giáo dục đại học 2012, trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học đối với chất lượng đào tạo của mình.
Trong những năm qua, một loạt các văn bản quản lý nhà nước ở tầm quốc gia đã khẳng định rõ chủ trương đổi mới quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học theo hướng quản lý chất lượng. Từ năm 2004, Nghị quyết số 37-2004/QH11 của Quốc hội khoá XI thông qua ngày 3/12/2004 đã chỉ rõ "Lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm".
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 tạo ra một cơ chế đột phá cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc chủ động thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, bộ máy, nhân sự, tài chính nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Với yêu cầu về trách nhiệm cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo, Chính phủ đã tạo ra thiết chế để gắn kết giữa tự chủ với trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học và sự tự chủ này hướng đến một mục tiêu là các cơ sở giáo dục đại học có đủ điều kiện, nguồn lực để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học thực sự có chất lượng.
Để trực tiếp quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học, ngày 02/8/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 25/2004/CT-Bộ Giáo dục
và Đào tạo trong đó yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc "khẩn trương xây dựng và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục". Ngày 02/12/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học. Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành sau gần 2 năm dự thảo và lấy ý kiến góp ý của các trường đại học và các chuyên gia trong và ngoài nước. Với quy định này, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục của đất nước, Việt Nam đã có được một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch, cơ bản xác định được các yêu cầu về chất lượng liên quan đến sứ mạng, mục tiêu, cơ cấu, điều kiện nguồn lực, và các mặt hoạt động của một trường đại học của Việt Nam.Tiếp theo sự ra đời của quy định nêu trên, trong vòng gần 3 năm từ năm 2005 đến giữa năm 2007, 20 trường đại học Việt Nam, gồm 18 trường công lập cùng 2 trường dân lập được xem là thuộc tốp đầu trong hệ thống đại diện cho các khu vực địa lý trên toàn quốc, đã được chọn để thí điểm đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đã ban hành. Sau khi áp dụng với 20 trường, bộ tiêu chuẩn tạm thời đã được điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để trở thành bộ tiêu chuẩn chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng 11/2007. Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 37/2012/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 04 tháng 03 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT hợp nhất Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.
Các tiêu chuẩn chất lượng của trường đại học và cao đẳng của Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 10 khía cạnh như sau:
1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học (Tiêu chuẩn 1)
2. Tổ chức và quản lý (Tiêu chuẩn 2)
3. Chương trình giáo dục (Tiêu chuẩn 3
4. Hoạt động đào tạo (Tiêu chuẩn 4)
5. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (Tiêu chuẩn 5
6. Người học (Tiêu chuẩn 6)
7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ (Tiêu chuẩn 7)
8. Hoạt động hợp tác quốc tế (Tiêu chuẩn 8)
9. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (Tiêu chuẩn 9)
10. Tài chính và quản lý tài chính (Tiêu chuẩn 10)
Có thể thấy 10 khía cạnh đã nêu trong Bộ tiêu chuẩn chất lượng trường đại học của Việt Nam đã bao quát gần như toàn bộ các khía cạnh liên quan đến cơ chế quản lý cũng như các mặt hoạt động của một trường đại học hiện đại, không mấy khác với các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế. Có được một bộ tiêu chuẩn minh bạch để quản lý chất lượng trường đại học thực sự là một bước đột phá trong tư duy quản lý giáo dục Việt Nam, cho thấy quyết tâm hội nhập của ngành giáo dục, và với nhiều hứa hẹn sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho vấn đề chất lượng giáo dục đại học trong thời gian tới. Các quy định này cùng với những định hướng áp dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phần nào thực hiện được nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học. Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục đại học là cách tiếp cận nhằm nhanh chóng định hình và khẳng định vị trí của công tác này trong hệ thống giáo dục đại học của nước ta. Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là cơ sở pháp lý để trường đại học chủ động tổ chức tự đánh giá và giải trình với các bên có liên quan, còn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thì tổ chức đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn. Quy trình quản lý và kiểm định chất lượng thể hiện ở Hình 3.1, nó giúp cho các nhà giáo, nhà quản lý và các đối tượng có liên quan hiểu một cách thống nhất các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Đánh giá ngoài | |
Đoàn thẩm định, đánh giá |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Nhà Nước Đối Vớichất Lượng Giáo Dục - Tiếp Cận Từ Lý Thuyết Hệ Thống
- Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Và Xử Lý Vi Phạm Trong Thực Hiện Pháp Luật Về Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
- Khái Quát Thực Trạng Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện
- Thực Trạng Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
- Thực Trạng Thực Hiện Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
- Hoạt Động Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Trong Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Giáo Dục Đại Học
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
Công khai kết quả kiểm định; xếp hạng; gắn với việc đầu tư và phân bổ nguồn lực công
T R O N G
Tự đánh giá
Cải tiến chất lượng
Đảm bảo chất lượng bên trong
Báo cáo Tự đánh giá
Quyết định công nhận
N G O À I
Các chính sách và tiêu chuẩn chất lượng nhà trường và quốc gia
Báo cáo thẩm định
Bộ GD&ĐT |
Hội đồng ngành |
Hội đồng liên ngành |
Hình 3.1. Quy trình quản lý chất và kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với hệ thống giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới, hệ thống pháp luật về giáo dục đại học không ngừng được xây dựng, hoàn thiện để điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học phù hợp với các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên, đồng thời quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học. Hệ thống pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học, tạo nền tảng pháp lý vững chắc, thống nhất cho sự phát triển của giáo dục đại học và thực hiện các mục tiêu của giáo dục đại học.
Từ khung thể chế về kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng các quy định này vào thực tiễn thông qua việc tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Trong năm 2005 và 2006, đã có nhiều trường đại học tự nguyện đăng ký kiểm chất lượng giáo dục nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới lựa chọn 20 trường để triển khai. Tháng 3-2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn 10 trường để triển khai kiểm định lần 1: Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Công nghiệp (Đại học
Thái Nguyên), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Vinh. Tháng 9-2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 10 trường đại học để triển khai kiểm định lần 2: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Thuỷ sản, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế), Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Trường Đại học Dân lập Văn Lang. Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đã có những biện pháp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục để các cơ sở này có được những thông tin cần thiết cho hoạt động đánh giá nội bộ về chất lượng đào tạo của mình. Giai đoạn tự đánh giá đã được các cơ sở giáo dục triển khai và chờ sự công nhận của cơ quan quản lý nhà nước. Sự triển khai tổ chức thực hiện công việc mới mẻ này thực sự là một thành tựu quan trọng của công tác quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng trong điều kiện các quy định về tổ chức, quản lý kiểm định còn thiếu và còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức kiểm định thực sự mang lại nhiều ý nghĩa cho cơ quan quản lý nhà nước. Đó chính là cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp về tiêu chuẩn đánh giá, quy trình đánh giá, đó chính là bước thử nghiệm quan trọng để công tác quản lý nhà nước về kiểm định ngày càng trở nên hiệu quả hơn với vai trò quản lỹ vĩ mô của Nhà nước.
Điểm được lớn nhất của hoạt động này là sự đánh giá thực chất, hoàn toàn khác với những báo cáo mang tính thành tích xưa nay. Theo đó, cái gì có minh chứng thì mới được kết luận là có, còn nếu không có minh chứng thì rất khó được đánh giá. Vì vậy, đối với thói quen “nói mà không làm” hoặc nói dối để lấy điểm thì kiểm định chất lượng thực sự là một cửa ải khó qua. Còn đối với tất cả những việc mà trường đã thực sự làm thì việc tìm lại những minh chứng khi chưa thật sự thực hiện quy trình bảo đảm chất lượng cũng không phải dễ, vì thế các trường sẽ phải thực hiện quy trình quản lý chất lượng để lưu giữ các minh chứng - đây chính là một hệ quả tốt mà hoạt động kiểm định mang lại. Quy trình làm việc của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài chính là một nút thắt để xác định tính thực chất của hệ thống minh chứng này. Việc xác lập hệ thống các minh chứng càng chặt chẽ thì