Những Yếu Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nsnn.


không phù hợp với thực tế, thiếu kiểm tra, giám sát nhất là khâu nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng và thanh quyết toán vốn đầu tư.

1.3. Những yếu ảnh hưởng đến quản lý xây dựng hạ tầng giao thông bằng NSNN.

1.3.1. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của tỉnh

Có thể khẳng định đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến QLNN về đầu tư mọi lĩnh vực nói chung. Riêng QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Trước hết, điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên đều có ảnh hưởng đến quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Tại những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như các tỉnh thuộc đồng bằng có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là những nhân tố thuận lợi góp phần giảm chi phí đầu tư trong suốt các giai đoạn của quá trình. Hoặc tại những nơi có địa hình, địa chất thuận lợi, tài nguyên phong phú, dồi dào nhất là nguồn vật liệu xây dựng thì đây cũng là những tiền đề để thực hiện các dự án HTGT từ NSNN với tiến độ nhanh nhất, giá thành thấp nhất, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Mặt khác, trên thực tế điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Ví dụ: Khi triển khai xây dựng một công trình giao thông, mọi công đoạn QLNN diễn ra bình thường, tuy nhiên, khi một sự cố kỹ thuật thuộc điều kiện tự nhiên như kết cấu địa chất phức tạp phải xử lý ngoài dự báo làm tăng chi phí NSNN rất lớn. Hay điều kiện thời tiết thi công gặp thời kỳ mưa lũ kéo dài không thể thực hiện. Từ đó đặt ra vấn đề đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, không thể bỏ mặc nhà thầu mà phải có sự phối hợp nhiều cơ quan quản lý, đặc biệt là hỗ trợ ngân sách để thực hiện.

Thứ hai, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN luôn phục vụ cho mục tiêu phát triển KTXH cho mỗi địa phương nói chung, cho sự phát triển của ngành GTVT nói riêng. Chính vì vậy, quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN phải đáp ứng, theo sát


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cả về phạm vi, nội dung đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cần dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trong tương lai.

Thứ ba, chính sách QLNN về xây dựng HTGT

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 6

Các văn bản pháp luật và chính sách quản lý chính là khung thể chế cho hoạt động quản lý xây dựng. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNN về xây dựng HTGT của địa phương.

Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định, quyết định và chính sách có liên quan đến quản lý về xây dựng HTGT do tỉnh ban hành ban hành mang yếu tổ chủ quan, tác động trực tiếp đến hoạt động và chu trình quản lý.

Chính sách quản lý về xây dựng HTGT tác động vào hoạt động đầu tư vốn nhằm huy động, phân bổ vốn một cách hiệu quả cho thực hiện các dự án HTGT để đạt được mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng của mình. Các chính sách này sẽ tác động đến quản lý xây dựng HTGT bằng nguồn NSNN của tỉnh, góp phần tích cực vào việc phát triển giao thông, giúp cho công tác quản lý xây dựng HTGT bằng nguồn NSNN được tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn.

Thứ tư, năng lực tổ chức bộ máy quản lý các cấp của tỉnh

Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN là từ trên xuống và liên kết giữa các cơ quan điều hành với chức năng nhiệm vụ cụ thể chi phối trực tiếp đối với việc thiết lập cơ chế phân cấp QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN như: phân quyền, phân công trách nhiệm quản lý và phân công nhiệm vụ. Từ đó, đưa ra các nguyên tắc, quy định thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các cấp trong công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Sự vận hành của mô hình tổ chức bộ máy mặc dù được phân công, phân cấp hướng đến sự phối hợp nhịp nhàng từ trên xuống và phối hợp lẫn nhau. Tuy nhiên,


chủ thể của bộ máy là con người do đó trong quá trình vận hành còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan. Vì vậy, mặc mô hình quản lý có hoàn thiện nhưng trong vận hành vẫn gặp tình trạng bất cập ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng HTGT vốn là lĩnh vực nhạy cảm.

Những người đứng đầu của chính quyền địa phương có trách nhiệm đối với việc ban hành và tổ chức thực hiện, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ĐTXD từ NSNN. Định hướng, kế hoạch xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, ý chí, đạo đức của những người lãnh đạo của địa phương và sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư. Đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN, công việc quan trọng trước hết là việc thẩm định các dự án ĐTXD. Việc thẩm định chính xác các dự án ĐTXD có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả đầu tư vì nếu để lọt những dự án ĐTXD không hiệu quả thì không những gây ra lãng phí các nguồn lực của địa phương mà có khi còn gây hậu quả xấu cho quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Sau khi thẩm định dự án, các dự án ĐTXD đi vào hoạt động thì công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đầu tư một cách nghiêm túc có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện đầu tư phải được tiến hành một cách đồng bộ giữa các khâu liên quan, tiến độ và chất lượng thực hiện đầu tư ở các khâu phải đảm bảo theo yêu cầu.

Thực tế cho thấy quá trình điều hành thực hiện hoạt động ĐTXD cần có sự kiên quyết, dứt khoát để chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hoàn thành công trình và đưa vào khai thác đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đây là điều kiện tiền đề cho hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN đạt hiệu quả cao. Mô hình tổ chức cũng tác động đến các bước lập kế hoạch, phê duyệt, phân bổ NSNN của hoạt động ĐTXD. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức quản lý cũng đòi hỏi yêu cầu phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tương ứng đối với các giai đoạn của quá trình xây dựng HTGT từ NSNN. Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi và mối quan hệ phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cấp trong phân cấp quản lý xây dựng HTGT từ NSNN.


1.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế của quốc gia

Hội nhập quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng. Lợi thế của các nước đang phát triển như Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực cũng như khi mở rộng quan hệ song phương và đa phương có thể tranh thủ được nguồn vốn, khoa học và công nghệ, cũng như khả năng tổ chức quản lý theo các tiêu chuẩn ISO. Để chủ động và tích cực trong quan hệ kinh tế quốc tế vấn đề tạo môi trường đầu tư là rất quan trọng, trong đó xây dựng HTGT là một nội dung được các nhà đầu tư quan tâm.

Trong điều kiện hiện nay, các yếu tố như vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, các quy trình quản lý hiện đại của nước ngoài sẽ có xu hướng xâm nhập vào thị trường trong nước, mở ra những cơ hội và thách thức về cung ứng những nhân tố đầu tư đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách, huy động và sử dụng vốn ĐTXD. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sẽ tạo những điều kiện thuận lợi trong thu hút các dòng vốn đầu tư trong nước, nước ngoài nhằm đa dạng hóa các nguồn lực ĐTXD đối với mỗi địa phương. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần giảm gánh nặng cho nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương. Để tận dụng được những cơ hội này thì Nhà nước phải có những biện pháp để khai thác tốt các yếu tố thị trường trong quá trình thiết lập cơ chế.

QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trên cơ sở phải kết hợp chặt chẽ vai trò điều tiết của Nhà nước và sự điều chỉnh của thị trường để từ đó là tiền đề để phát huy vai trò của việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho xây dựng HTGT ở các địa phương nhằm đạt được cả lợi ích về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở mỗi địa phương nói riêng, đất nước nói chung.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về đất đai và chính sách QLNN về xây dựng HTGT của quốc gia


Các văn bản pháp luật của Nhà nước là căn cứ pháp lý quy định các hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN ở cấp tỉnh. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cấp tỉnh cũng như đối tượng quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện HTGT. Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh và không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý được thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư tại các dự án HTGT, đảm bảo sử dụng vốn đầu tư ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều văn bản pháp luật của nhà nước đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN còn nhiều bất cập. Một mặt lạc hậu so với yêu cầu phát triển nhanh của thực tiễn. Mặt khác còn chồng chéo giữa nhiều văn bản do cơ quan quản lý cấp bộ như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính... làm cho cơ quan quản lý cấp dưới lúng túng trong việc thực hiện các văn bản vào quá trình thức tế

Thứ ba, chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giao thông nông thôn nói riêng và xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phong trào làm đường GTNT tại nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sức lan tỏa và chuyển biến tích cực trong cộng đồng.

Cần bám sát các mục tiêu về quy hoạch, kế hoạch phát triển GTNT trong tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh để xác định thứ tự ưu tiên, từ đó thực hiện phương án cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NGHỆ AN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn NSNN của tỉnh Nghệ An

2.1.1. Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ

An

* Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với vị trí địa lý giới hạn từ 18°33′-

20°01′ vĩ độ bắc và 103°52′-105°48′ kinh độ đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 82 km; phía Tây giáp CHDCND Lào với tổng chiều dài đường biên giới 468 km. Với

16.482 km2 thì Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, quy mô dân số năm 2020 là trên 3,34 triệu người, đứng thứ 4 cả nước. Về hành chính, tỉnh có 21 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố (Vinh), 3 thị xã (Cửa Lò, Hoàng Mai và Thái Hòa) và 17 huyện.

Nghệ An có vị trí địa chiến lược trong vùng Bắc Trung Bộ; đóng vai trò quan trọng không chỉ trong trao đổi kinh tế xã hội Bắc - Nam mà còn giữa Việt Nam và các thị trường quốc tế khi có quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc

- Nam, với 468 km đường biên giới chung với CHDCND Lào ở phía tây, do đó nằm ở vị trí thuận lợi trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Về phía đông, tỉnh có 82km đường bờ biển tạo ra cơ hội nhanh chóng tiếp cận các thị trường quốc tế thông qua vận tải đường biển.

* Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An

Với sự nỗ lực vượt bậc, trong giai đoạn vừa qua, kinh tế Nghệ An phát triển khá nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững, tạo nền tảng thuận lợi cho giai đoạn tới. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2018 - 2020 ước đạt 7,2%. GRDP bình quân đầu người đạt 44,01 triệu đồng/năm. Do điều kiện dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến kinh tế


của Việt Nam, Nghệ An cùng với các địa phương trong cả nước vừa phòng chống dịch và phát triển kinh tế, nên tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 tuy đạt 4,45% nhưng là mức tăng cao so với các địa phương trong cả nước.

Thu hút vốn đầu tư trong năm 2020 đạt kết quả khá tích cực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 78.847 tỷ đồng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2018 – 2020 đạt 48,59%. Trong năm 2020 dự kiến tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 3% do Tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; ưu tiên nguồn lực cho huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là chủ động kiểm soát và phòng chống dịch, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn như thực hiện chi trả cho đối tượng người có công; bảo trợ xã hội; người nghèo, cận nghèo; hỗ trợ đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng (không hưởng trợ cấp thất nghiệp), người lao động tự do. Quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm, thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chăm lo và khẳng định, học sinh giỏi quốc gia tiếp tục giữ vững tốp đầu của cả nước; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 72,66%; tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh; 990 năm danh xưng Nghệ An...

Giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt 73,34%. Văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Thực hiện tốt công tác kiểm soát bệnh tật, không để dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục thực hiện có hiệu quả.


Lĩnh vực khoa học và công nghệ có nhiều khởi sắc, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ đạt khoảng 89,16%.

Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tổ chức các khu cách ly, tiếp nhận công dân từ Lào và vùng có dịch về địa bàn cách ly chặt chẽ, đúng quy định. Tích cực tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, bão lụt. Các lực lượng vũ trang thường xuyên tuần tra kiểm soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh ngăn chặn và chủ động xử lý các tình huống không để bị động bất ngờ. Làm tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu kiện của nhân dân; đến nay các ngành, các cấp đã giải quyết được 314/343 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,5%.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

2.1.2.1. Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của tỉnh

Nghệ An là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhất cả nước với địa hình phức tạp. Bên cạnh đó điều kiện về thời tiết khí hậu trên địa bàn khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng tại địa bàn đầu tư các dự án đều khó khăn, dần việc tập kết vật tư, vật liệu còn hạn chế.

Thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và phát huy nội lực, khi triển khai xây dựng thống hạ tầng giao thông của tỉnh đã khắc phục những khó khăn, ảnh hưởng của thời tiết để triển khai các dự án xây dựng HTGT có sự đột phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều vùng, miền trong tỉnh.

Thứ hai, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Nghệ An là trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nghệ An đã có bước phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt, môi trường đầu tư của Nghệ An thời gian qua không ngừng được cải thiện. Trong ba năm gần nhất, Nghệ An luôn là tỉnh dẫn đầu khu vực Bắc Trung bộ về chỉ số PCI. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của các cấp chính quyền trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023