Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp 9

Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông của tỉnh Nghệ An hiện nay .46 Bảng 2.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng HTGT trung hạn giai đoạn 2018-2020 ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An 52

DANH MUC HÌNH

Hình 2.1: Quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư đầu tư xây dựng HTGT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Nghệ An 51

Hình 2.2: Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước 62


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hệ thống giao thông vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể, nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển mạng lưới GTVT có ý nghĩa quan trọng. Hơn 35 năm đổi mới và phát triển, ở cấp quốc gia mạng lưới GTVT đã xây dựng mới và nâng cấp được nhiều công trình giao thông quan trọng như sân bay, bến cảng và các tuyến quốc lộ huyết mạch là yếu tố căn bản góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và mở rộng giao lưu với nước ngoài. Ở cấp địa phương, chính quyền cấp tỉnh/thành phố qua các nhiệm kỳ đều coi phát triển xây dựng hạ tầng giao thông là nhiệm vụ quan trọng với những định hướng, mục tiêu cụ thể. Một mặt để kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia và mặt khác kết nối với các địa phương trong tỉnh/thành phố tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.

Nghệ An là tỉnh có vị trí trung tâm kinh tế giao thương quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của vùng Trung Thượng Lào, Đồng Bắc Thái Lan vào miền Trung và Việt Nam. Với sự nỗ lực vượt bậc, trong 5 năm qua, kinh tế Nghệ An phát triển khá nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 7,2%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,01 triệu đồng, tăng gần gấp 1,5 lần so với năm 2015; dự kiến đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 3%; Thu ngân sách hàng năm tỉnh Nghệ An đều đạt và vượt dự toán được giao, năm 2015: 8.717 tỷ đồng; năm 2016: 11.791 tỷ đồng; năm 2017: 12.959 tỷ đồng; năm 2018:

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 2

14.066 tỷ đồng; năm 2019: 16.609 tỷ đồng; dự kiến năm 2020 đạt khoảng 17.500 tỷ đồng; xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả khả quan. Để đạt dược những kết quả đó chính quyền tỉnh Nghệ An đã luôn chủ trương ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu GTVT đi trước “mở đường” để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ đó tỉnh Nghệ An đã hình thành mạng lưới giao thông gắn kết giữa giao thông quốc gia và giao thông địa phương xuống tận huyện, xã kết hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới…hệ thống giao thông của tỉnh có sự thay đổi số lượng và chất lượng được đảm bảo.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Nghệ An còn những bất cập. Một mặt, về phía vĩ mô hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Mặc khác, ở cấp tỉnh tuy được phân cấp mạnh về quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng từ NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đang bộc lộ những bất cập trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, triển khai thực hiện, quản lý giám sát,…dẫn đến những sai sót, lãng phí, thất thoát, kể cả lợi dụng bất cập trong quản lý để trục lợi cá nhân…làm suy giảm chất lượng các công trình, dự án, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN.

Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của mình.

2. Một số công trình có liên quan đến đề tài

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN đến nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố dưới các hình thức như: Nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách, giáo trình, tạp chí chuyên đề…có thể liệt kê một số như sau:

Trần Thị Quỳnh Như (2012), “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” Luận án tiến sỹ quản lý xây dựng, Đại học Giao thông vận tải. Luận án đi sâu nghiên cứu về hiệu quả đầu tư, trong đó đưa ta một số quan điểm phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư giao thông đường bộ, nêu những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của giao thông đường bộ trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Nguyễn Hải Hưng (2013), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế. Trên cơ sở tổng quan lý luận thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Quảng Bình. Ngoài dữ liệu thứ cấp, luận văn còn điều


tra, phỏng vấn các doanh nghiệp xây dựng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: UBND các huyện, thành phố trên địa bàn, các chuyên gia, các cán bộ quản lý công tác trong lĩnh vực đầu tư nói chung trên địa bàn tỉnh, thông qua phiếu điều tra. Nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thực hiện với 150 phiếu điều tra phát ra cho 30 đơn vị cơ sở là các đơn vị đã thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án và hưởng lợi từ các dự án. Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để tập hợp dữ liệu điều tra nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, luận văn mới dừng lại ở công tác quản lý vốn đầu tư hạ tầng giao thông chưa đi sâu và phân tích rộng hơn đối với quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông về quy hoạch, tổ chức và phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Bình.

Hồ Thị Hương Mai (2015), “Quản lý nhà nước vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội.” Luận án tiến sỹ, Trường Học viện chính trị quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu quy trình quản lý nhà nước về vốn đầu tư từ NSNN cấp Thành phố (từ lập kế hoạch vốn, huy động vốn, phân bổ, thanh quyết toán và kiểm tra, giám sát vốn) trong phát triển mới kết cấu hạ tầng giao thông và đường sắt đô thị Hà Nội. Thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội được khảo sát trong khoảng thời gian từ 2008 – 2013, đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030. Tác giả cũng tiến hành phát phiếu điều tra xã hội học và phỏng vấn 80 người với 3 đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước ở các sở, ban ngành thành phố, các chủ đầu tư cả chủ thầu công trình giao thông đô thị Hà Nội có sử dụng vốn từ NSNN; các chuyên gia, các Nhà khoa học trong ngành. Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến kết cấu hạ tầng giao thông nói chung mà chỉ đi sâu vào phân tích đánh giá hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nguyễn Tuấn Dũng (2015), “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu lên được cơ sở lý luận về


quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố; phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra lại mang tính tổng quát, chưa đi vào chi tiết các nội dung cụ thể trong quy trình quản lý chi.

Vương Thị Thành Hưng (2015), “Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đưa ra các lý luận về quản lý dự án công trình giao thông như: các khái niệm, nội dung quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án. Nêu thực trạng và đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Công trình giao thông Nghệ An trong những năm qua. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Công trình giao thông Nghệ An trong thời gian tới. Tuy nhiên, cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tài liệu thứ cấp mà chưa sử dụng đến điều tra khảo sát, phỏng vấn – tài liệu sơ cấp để từ đó đánh giá sát với thực tế hơn nữa.

Nguyễn Hoài Sơn (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. Nội dung luận văn đã hệ thống hóa có sở lý luận và phân tích thực tế quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Từ nghiên cứu thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất 5 nhóm giải pháp quản lý hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong nội dung chương 3 phần giải pháp tác giả chưa đưa ra hết được các giải pháp khắc phục những tồn tại còn hạn chế để từ đó hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Nguyễn Đình Thông (2020), “Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Báo Nhân Dân ở khu vực phía Bắc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương


mại. Nội dung luận văn đã hệ thống hóa các lý luận liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cơ quan Báo Nhân Dân từ nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật đầu tư công Trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; đánh giá được thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án tiêu biểu của Báo Nhân Dân ở khu vực phía Bắc để rút ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó tác giả đưa ra sáu giải pháp như: Hoàn thiện công tác lập dự án, lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đáp ứng cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản; hoàn thiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đẩy nhanh công tác quyết toán, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, chưa sử dụng tài liệu sơ cấp nên việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp chưa cập nhật được tính thời sự tại thời điểm hiện tại.

Đặng Tiến (2020), “Xây dựng hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách” bài viết đăng trên tạp chí Tài chính Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác tác đã nhấn mạnh, đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án thiết yếu Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã có văn bản xin đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án, công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân. Việc đầu tư phải chọn những dự án, công trình thiết yếu nếu không sẽ dẫn đến gánh nặng cho đầu tư công. Nếu ngân sách dư giả (bội thu) thì chúng ta có thể triển khai đường cao tốc, sân bay, đường sắt tốc độ cao, đường sắt trên cao… bởi đây là việc cần phải làm đối với một xã hội phát triển. Nhưng hiện nay ngân sách đang còn eo hẹp buộc chúng ta phải có tính toán và lựa chọn kỹ, không thể đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao mà có thể dẫn đến thất thoát và lãng phí.

Trần Anh Phương (2021), “Quản lý nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam”, Bài viết đăng trên tạp chí Công Thương.


Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định phát triển cơ sở hạ tầng là một trong ba trụ cột chính nhằm hỗ trợ để đạt được mục tiêu hướng nền kinh tế tới phát triển bền vững. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những nội dung chủ chốt và để phát triển, cần một nguồn lực tài chính rất lớn. Chính vì vậy, quản lý nguồn lực tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là một vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm.

Duy Anh (2021), “Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”. Bài viết đăng trên báo điện tử Bắc Cạn. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: Ngay sau khi ban hành Đề án, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, đưa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng vào chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cấp, các ngành và các địa phương tích cực, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, tập trung vào giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cũng như giải ngân vốn xây dựng cơ bản. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện cơ bản được đồng bộ, thống nhất và sát với tình hình thực tế địa phương. Theo đánh giá của UBND tỉnh, qua 4 năm triển khai thực hiện Đề án, công tác quản lý đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng đảm bảo tập trung, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối nguồn lực của tỉnh. Cùng với kết quả đầu tư từ những năm trước, trong giai đoạn 2016 - 2020, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh

Trần Kim Chung “Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn với tái cơ cấu đầu tư”, bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1, số tháng 3/2017. Tác giả bài viết khẳng định: Kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật (đường sá, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc) có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội


đất nước. Phát triển KCHT là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Để phát triển KCHT đồng bộ và hiện đại phải trải qua nhiều thời gian, giai đoạn và cần rất nhiều vốn. Vì vậy, nhà nước phải có cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển KCHT. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp tạo nguồn vốn cho phát triển KCHT giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, các giải pháp truyền thống về tăng các yếu tố nguồn đầu tư công hiện đang gặp trở ngại do NSNN không đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư KCHT. Từ đó, đề xuất nguồn đầu tư KCHT trong giai đoạn tới phải hướng đến các nguồn vốn trong nước khác và vốn nước ngoài với các hình thức đa dạng, phong phú.

Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả đã tìm ra được các luận cứ khoa học làm nền tảng cho việc triển khai các luận điểm của mình và tìm ra được các hạn chế, khoảng trống mà các công trình trước chưa phát hiện, chưa nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá các ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông tại các địa phương khác nhau, thông qua đó để xác định được các nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp áp dụng cho địa phương đó.

Các nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định, giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn rõ hơn về thực trạng, những kết quả, những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông tại các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, mỗi địa phương có những đặc thù và có những hạn chế khác nhau trong công tác quản lý vì vậy giải pháp đưa ra trong mỗi đề tài nghiên cứu được áp dụng cá biệt cho địa phương được nghiên cứu.

Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đối với quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An để đưa ra những đánh giá mang tính sát thực và có ý nghĩa thực tế. Cụ thể những nội dung trong quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông như: Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước chưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023