Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Từ Ngân Sách Nhà Nước Của Tỉnh Nghệ An


công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư. Bên cạnh những kết quả đạt được, tại báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2015 - 2020, Nghệ An đã mạnh dạn nêu lên nhưng tồn tại, yếu kém cần khăc phục, như: thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực chuyển biến còn chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của tỉnh.

Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư góp phần làm cho thu ngân sách của tỉnh tăng dần theo từng năm từ đó ngân sách của tỉnh dành cho đầu tư xây dụng, nhất là xây dựng HTGT ngày càng tăng cao

Tuy nhiên công tác quy hoạch về xây dựng hạ tầng giao thông chưa được đầu tư thoả đáng và khoa học. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông còn nhiều nội dung chưa phù hợp, chưa kế thừa quy hoạch có liên quan; xây dựng quy hoạch chưa khoa học nên chưa trở thành cơ sở vững chắc cho các quyết định đầu tư. Quyết định đầu tư còn chưa tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội.

Thứ ba, chính sách QLNN về xây dựng HTGT của tỉnh Nghệ An

Giai đoạn 2018-2020, Tỉnh Nghệ An đã tổ chức các hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện Luật Đấu thầu 2013, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đầu tư 2014 … và các Nghị định của Chính phủ có liên quan; trình HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020 (Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND ngày 02/12/2015; Nghị Quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020); Ban hành Quyết định số 1208/QĐ- UBND ngày 07/8/2017 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và bố trí vốn trong kế hoạch hàng năm theo đúng quy định, tiêu chí, hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Ban hành các Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể: sau khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực đã nghiên cứu, ban hành Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 15/7/2018 quy định về quản lý đầu tư và xây dựng Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An để thay thế 3 quyết định trước đây quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn


nhà nước trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 30/6/2015; số 1021/QĐ-UBND ngày 27/9/2015, số 1368/QĐ-UBND ngày 19/10/2017); Ban hành Quyết định số 50/2018/QĐ-UBND ngày 25/11/2018 ban hành quy định về vận động, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Hướng dẫn số 1210/SKHĐT-TH ngày 19/9/2018 hướng dẫn thực hiện Quyết định 21/2018/QĐ- UBND... Các quy định, quyết định, hướng dẫn… được đánh giá có hiệu quả cao trong việc kiểm soát và đảm bảo các chương trình, DA đầu tư công được lập, thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định DA đầu tư

… đảm bảo theo quy trình, quy định của Nhà nước; hạn chế tối đa việc thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An cơ bản đáp ứng được yêu cầu, hỗ trợ pháp lý và hướng dẫn cho các cơ quan quản lý xây dựng HTGT từ NSNN của tỉnh hoàn thành công việc đúng mục tiêu, đúng quy định và đúng luật.

Thứ tư, năng lực tổ chức bộ máy quản lý các cấp của tỉnh

Với vốn ngân sách của tỉnh, công tác lập kế hoạch vốn cũng như huy động vốn xây dựng HTGT từ NSNN được thực hiện bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nguồn vốn này nằm trong vốn chi ngân sách đầu tư phát triển chung (mục đầu tư phát triển hạ tầng đô thị) của tỉnh Nghệ An. Sau khi báo cáo UBND tỉnh, được UBND trình và HĐND ra quyết định, nguồn vốn này lại được Sở Tài chính quản lý và phân bổ cho Sở Giao thông vận tải và các BQLDA thực hiện các dự án giao thông đô thị. Trong quá trình thực hiện, Sở Tài chính lại tuỳ thuộc vào nguồn ngân sách cân đối được để phân bổ cho các dự án. Trong trường hợp cấp thiết, Sở sẽ cân đối với các nguồn khác để điều tiết vốn cho các dự án này. Chính điều này làm cho kế hoạch vốn và thực hiện có sự chênh nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Việc cấp phát, thanh, quyết toán nguồn vốn này được theo dõi và quản lý bởi Kho bạc Nhà nước tỉnh. Do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ nắm phần việc trong lĩnh vực của mình mà không có sự theo dõi và báo cáo với nhau nên các vấn đề phát sinh không được giải quyết kịp thời và thấu đáo. Sự


liên kết, phối hợp giữa các cơ quan này trong quản lý nguồn vốn đầu tư trong phát triển HTGT còn thiếu chặt chẽ và thống nhất nên gây khó khăn cho công tác QLNN về xây dựng HTGT.

Trách nhiệm báo cáo của các cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện dự án đầu tư chưa được qui định cụ thể, dẫn đến việc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập kế hoạch vốn không có đủ căn cứ, số liệu; các cơ quan tham gia thẩm định kế hoạch vốn không có căn cứ, số liệu để đánh giá dự toán. Luật NSNN giao cho Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và tổ chức hạch toán kế toán ngân sách đồng thời qui định Sở Tài chính thẩm định quyết toán thu, chi, tổng hợp lập quyết toán ngân sách trình UBND tỉnh. Tuy nhiên, Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ tổng hợp báo cáo số thu, chi do mình trực tiếp kiểm soát, trong khi cơ quan tài chính các cấp phải tổng hợp, báo cáo toàn bộ các khoản thu, chi của ngân sách do đó hệ thống mẫu biểu, số liệu tổng hợp trong báo cáo của hai cơ quan chưa đồng nhất về chỉ tiêu, nội dung để có thể so sánh, đối chiếu một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi.

Năng lực tổ chức bộ máy quản lý các cấp của tỉnh chưa đồng bộ và bộc lộ nhiều bất cập, liên tục thay đổi nên thường tạo ra nhiều khe hở gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Trình độ, năng lực của cá nhân quản lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn còn thiếu những cán bộ có trình độ cao. Do vậy, hầu hết những sai phạm trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông gây thất thoát lãng phí lớn cho NSNN đều xảy ra ở những bộ phận yếu kém về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

2.1.2.2. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế của quốc gia

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới với những tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng châu á (ADB), Hiệp hội các quốc


gia Đông Nam á (ASEAN)... Do đó, những xu hướng biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động xây dựng nói chung và xây dựng HTGT nói riêng ở Việt Nam. Từ phát triển kinh tế mà trực tiếp là phát triển sản xuất sẽ kéo theo phát triển giao thông và sự tác động của phát triển giao thông làm cơ sở để phát triển sản xuất. Trong đó phát triển giao thông ở các nước trong mối quan hệ phát triển lan tỏa giao thông đường không, sắt, thủy.

Ở cấp độ quốc gia và cấp tỉnh, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ kéo theo sự phát triển HTGT. Một mặt, mở rộng sang các nước có chung đường biên giới lãnh thổ (Lào, Campuchia, Trung Quốc) hình thành vành đai kinh tế, các trục kinh tế gắn kết các nước. Mặt khác, xây dựng các tuyến đường mới; mở rộng, nâng cấp tuyến đường hiện hữu, xây dựng hệ thống cầu cống đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển. Bối cảnh đó đã tác động trực tiếp đến sự phát triển HTGT của tỉnh Nghệ An trong những năm tới.

Thế giới hiện nay với những giàu nghèo, chính trị và các liên minh, liên kết các tổ chức kinh tế, chính trị mang tầm quốc tế; sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ đã tạo nên những nét đa dạng khác nhau trong việc phát triển kinh tế. Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ và cả vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... đã tạo ra các áp lực lớn để các quốc gia trên thế giới cần phải hợp tác với nhau, cùng đề ra các chính sách có hiệu quả hơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu ổn định và bền vững.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về đất đai và chính sách QLNN về xây dựng HTGT của quốc gia

Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương đã tập trung xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý ĐTXD. Trên cơ sở đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐTXD cơ bản đã dần hoàn thiện, tạo ra môi trường ổn định, thông thoáng và đồng bộ. Hầu hết các đề án, chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT của vùng, của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đó đó chất lượng quy hoạch được nâng cao,


có tầm nhìn xa, có tính thực tiễn, là cơ sở để các địa phương và đặc biệt là tỉnh Nghệ An xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống HTGT của mình.

Tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, còn xảy ra tình trạng không thống nhất giữa các luật, một số nội dung quy định trong các luật thiếu tính thực tiễn, chưa thể đưa vào thực hiện được ngay khi luật có hiệu lực mà còn phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Hơn nữa, việc ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành thường chậm; giữa các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư vẫn còn có sự mâu thuẫn. Ngoài ra, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng thường xuyên thay đổi làm cho quá trình QLNN và triển khai thực các dự án xây dựng HTGT còn lúng túng, thiếu ổn định dẫn đến làm hạn chế hiệu quả QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Thứ ba, chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Trong giai đoạn 2018-2020, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, tạo nhiều khởi sắc. Đến tháng 12 năm 2020, Nghệ An có 283 xã đạt 19 tiêu chí NTM, chiếm 68,85%; 19 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, chiếm

4,62%; có 56 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, chiếm 13,6%; có 53 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, chiếm 12,9%; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,43 tiêu chí/xã.

Dự kiến hết năm 2021, tỉnh Nghệ An có thêm 35 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 281 xã, đạt 68,36%, số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 16,5 tiêu chí/xã. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, bộ mặt đô thị, nông thôn đổi mới. Tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị tốt các điều kiện tạo tiền đề trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục và du lịch. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện .

Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh Nghệ An còn khiêm tốn, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường… có mặt còn hạn chế; công tác chăm sóc


sức khỏe nhân dân, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu…

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

2.2.1. Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An

Hiện nay, mạng lưới GTVT trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường sắt và đường thủy, trong đó các phương tiện vận tải tập trung chủ yếu là trên các tuyến đường bộ. Hệ thống đường bộ có khả năng kết nối với hệ thống đường sắt và đường thủy nội địa. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài hơn 18.119,3 km, bao gồm tuyến đường cao tốc, các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã).

Đường cao tốc: Đường cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều dài 44,9 km được khởi công cuối tháng 12/2020 dự kiến đưa vào sử dụng từ tháng 4/ 2021 với quy mô 6 làn xe đã góp phần giảm tải cho tuyến QL.1A, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh [4].

Các tuyến Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 16 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 1.768km, trong đó có 727 km đừng bê tông nhựa chiếm 44%, 920 km đường láng nhựa chiếm 55% và 19 km đường cấp phối chiếm 1%. (QL.1A; QL.7A; QL.48; QL.48B; QL.48C; QL.46; QL46B và đường HCM….) các tuyến

đường cơ bản đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng trở lên, đáp ứng yêu cầu khai thác.[4].

Đường tỉnh, gồm 32 có tổng chiều dài 662km, trong đó 114,4km đường bê tông nhựa chiếm 17,2%; 542 km đường đá dăm và đá dăm láng nhựa chiếm 81,80%; 5,36 km đường bê tông xi măng chiếm 2,21%. Các tuyến đường cơ bản đáp ứng khả năng vận chuyển và kết nối các loại phương tiện vận tải.

Đường huyện, đường xã và đường đô thị: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các tuyến đường huyện và đường xã có tổng chiều dài 15.645 km, trong đó có 3.782 km đường huyện và 11.863 km đường xã: hầu hết đều được xây dựng đã lâu


với quy mô nhỏ, chủ yếu là cấp V và VI do đó nên khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải lớn phục vụ kết nối giữa các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp và các khu kinh tế là chưa cao.

Ngoài ra, hưởng ứng triển khai thực hiện “chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, từ năm 2010 tới nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 10.160,4 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí là 13.071,17 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông của tỉnh Nghệ An hiện nay


Phân loại


Chiều dài (Km)

Phân theo kết cấu mặt đường (Km)

BTN

BTXM

Láng nhựa

CPĐD

Đá đất

Đường cao tốc

44,3

44,3

-

-

-

-

Đường Quốc lộ

1.768

1.768

-

-

-

-

Đường tỉnh

662

114,4

5,36

542

-

-

Đường huyện

3.782

1.554,9

1.125,2

1.060,4

41,5

-

Đường xã

11.863

6.514,3

2.677,4

2.120,7

448,4

102,2

Tổng cộng

18.119,3

9.995,9

3.808,0

3.723,1

489,9

102,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 7

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An

2.2.2.Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch và kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

* Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông

Quy hoạch là sự sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, vùng xác định. Quy hoạch tỉnh là quy hoạch về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, hệ thống đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng,... trên cơ sở kết nối các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông thôn. Quy hoạch là bố trí, cân đối các nguồn lực xã hội và phân công


lại lao động xã hội hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh, do đó quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là quy hoạch phát triển GTVT nói chung và HTGT nói riêng.

Những năm qua công tác quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch phát triển HTGT tại tỉnh Nghệ An đã được các cấp, các ngành quân tâm xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đồ án quy hoạch phát triển HTGT đã kế thừa, bổ sung, cập nhật và tích hợp các quy hoạch có liên quan như quy hoạch phát triển GTVT, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển công nghiệp,... để đảm bảo cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để xây dựng chiến lược, quy hoạch xây dựng HTGT từ các nguồn vốn nói chung, vốn NSNN nói riêng. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch đầu tư đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án cụ thể. Công tác quy hoạch ĐTXD cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện, đã tập trung vào những công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh đã rà soát, trình phê duyệt và ban hành một số quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch liên quan đến HTGT như:

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015, làm căn cứ để triển khai xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực (Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2025; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phát triển công nghiệp; Quy hoạch chi tiết các khu đô thị; quy hoạch chung xây dựng các thị trấn...). Trên cơ sở các quy hoạch ngành, lĩnh vực được duyệt, tỉnh Nghệ An đã tập trung bố trí các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm.

Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2009 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Đây là cơ sở để xây dựng hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phù hợp với sự phát triển

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023