Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 13


- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với nguyên liệu từ sản phẩm của ngành nông nghiệp để ứng dụng khoa học kỹ thuật và tạo ra lượng hàng hoá lớn.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng quy hoạch nông thôn mới theo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.

- Cần thiết phải hỗ trợ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: phát triển mô hình quản lý phù hợp như: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, … và mô hình sản xuất khác phù hợp đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm, năng lực tiêu thụ và xuất khẩu.

- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phục vụ tốt hơn nhu cầu du lịch, xây dựng khu sản xuất tập trung có đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách thăm quan đến làng nghề, tập trung vào các huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La, xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm thủ công phục vụ khách du lịch: Khăn piêu, túi, quần áo thổ cẩm, đồ gốm, nhà sàn mô hình...

- Nâng cấp và phát triển khu, điểm mua bán, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm CN-TTCN tại các khu du lịch, khu di tích, các khách sạn trong tỉnh; nhà khách Thanh Xuân; hình thành các tuyến du lịch gắn với làng nghề; khai thác triệt để lợi thế của các khu, điểm du lịch của tỉnh.

- Thông tin, dự báo thị trường trong nước và thế giới để các doanh nghiệp, các cơ sở nghề, làng nghề TTCN hoạch định các chiến lược đầu tư và sản xuất của mình.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các nghệ nhân làng nghề và thợ giỏi tham gia đào tạo. Bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiêp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề.


- Hỗ trợ liên kết vùng: trong hoạt động kết nối các tỉnh trong cùng khu vực, giao thông mới chỉ là một thành phần, một yếu tố vật lý. Để liên kết vùng thực sự hiệu quả và thực chất còn đòi hỏi yếu tố liên kết về chính sách giữa các tỉnh trong khu vực. Đây mới là yếu tố liên kết quan trọng nhất trong liên kết vùng. Sự liên kết giữa các tỉnh hợp tác, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống và du lịch. Liên kết vùng thực sự là một nhu cầu, một động lực để thúc đẩy hoạt động kinh tế của mỗi địa phương phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 13

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành và đóng góp được những nội dung cơ bản sau:

- Khái quát những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với phát triền làng nghề truyền thống.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện để đề xuất định hướng, chính sách phát triển làng nghề. Đánh giá thực trạng hoạt động của làng nghề và thực trạng QLNN đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Theo đó, sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền, vai trò của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống nói riêng, hoạt động sản xuất TTCN nói chung còn hạn chế, chưa được triển khai phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Trong khi đó, các nguồn lực doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất như: chiến lược, nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, tổ chức... đều còn thiếu và yếu, hoạt động liên kết với các doanh nghiệp du lịch chưa thực sự hiệu quả.

- Trên cơ sở thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống, luận văn đã đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, với UBND tỉnh Sơn La, giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Do hạn chế về năng lực, thời gian và tư liệu, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, chuyên gia quản lý, các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành để đề tài được hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bài giảng môn chiến lược và chính sách thương mại, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngành CN – TTCN (2016) của Sở Công Thương tỉnh Sơn La

3. Trần Thị Mẫn (2016), Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống đã mỹ nghệ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Trần Thị Minh Nguyệt (2008), Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

5. Phan Văn Tú (2010), Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại Học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

6. Ngô Thành Trung (2014) nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế , Đại học Kinh tế, Hà Nội.

7. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế (tái bản), trường Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Huỳnh Đức Thiện (2015), “Chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia ở Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 18 (2), tr. 1119-125.

9. Hoài Thanh (2010), Thương hiệu sản phẩm làng nghề: Đã ít, lại thiếu tính cạnh tranh, http://www.hanoimoi.com.vn

10. http://sonla.gov.vn/so-lieu-thong-keCục thống kê tỉnh Sơn La

11. http://socongthuong.sonla.gov.vnSở Công Thương Sơn La

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí